3 Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc chính xác

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
4.7/5 - (10 bình chọn)
bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là biểu mẫu dùng để đánh giá và công nhận quá trình thử việc của các nhân viên mới. Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ cung cấp 3 mẫu đánh giá nhân việc đơn giản để bạn tham khảo và sử dụng. Cùng xem ngay nhé!

1. 3 mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Để quy trình đánh giá nhân sự được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn phải chuẩn bị một biểu mẫu đánh giá phù hợp và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo 3 bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc mẫu đơn giản dưới đây để xây dựng một biểu mẫu đánh giá cho riêng mình.

>>> TẢI MIỄN PHÍ: 3 MẪU BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN SAU THỜI GIAN THỬ VIỆC

1.1. Mẫu báo cáo thử việc.

bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Mẫu báo cáo thử việc

1.2.Bảng đánh giá sau thời gian thử việc

bảng đánh giá nhân viên thử việc
Bảng đánh giá sau thời gian thử việc

1.3. Mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

bảng đánh giá nhân viên thử việc
Mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc
>>> Xem thêm: Quản trị nhân sự hiệu quả với 10 phần mềm đánh giá nhân viên tự động

2. Tại sao doanh nghiệp cần tạo bảng đánh giá nhân viên thử việc?

Quá trình thử việc là thời gian để nhân viên mới thể hiện năng lực và làm quen với môi trường làm việc để quyết định có gắn bó với doanh nghiệp dài lâu hay không. Ở phương diện là doanh nghiệp, thời gian thử việc cũng là quá trình để nhân viên cũ và mới làm quen, hợp tác cùng nhau làm việc.

Qua thời gian này, nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi và đưa ra các nhận xét, đánh giá về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng làm việc nhóm của ứng viên trong bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Sau đó, nhà quản lý sẽ quyết định xem ứng viên có phù hợp để gia nhập vào doanh nghiệp của mình hay không.

Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng cần phải thực hiện bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.

bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Tại sao doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá nhân viên thử việc?

3. Các tiêu chí cần thiết trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Phụ thuộc vào từng vị trí và tính chất công việc, người quản lý sẽ quyết định nên chọn những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên một cách phù hợp nhất. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

3.1 Thái độ

Thái độ làm việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một nhân viên, đặc biệt là trong giai đoạn thử việc. Một nhân viên có thái độ tốt sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc, học hỏi nhanh chóng và đóng góp tích cực cho công ty.

Dưới đây là những khía cạnh cụ thể của tiêu chí “Thái độ” thường được đánh giá trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc:

  • Tinh thần trách nhiệm
  • Tính kỷ luật
  • Tinh thần học hỏi và cầu tiến
  • Sự nhiệt tình và chủ động
nhận xét đánh giá nhân viên thử việc
Tiêu chí thái độ trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian làm việc

3.2 Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phù hợp và tiềm năng phát triển của một nhân viên mới. Chúng thể hiện khả năng tương tác, giao tiếp và thích ứng của nhân viên với môi trường làm việc, đồng nghiệp và khách hàng. Dưới đây là các khía cạnh cụ thể của tiêu chí “Kỹ năng mềm” thường được đánh giá trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng thích nghi và học hỏi
bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Tiêu chí Kỹ năng trong Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

3.3 Kiến thức & năng lực chuyên môn

Kiến thức chuyên môn là nền tảng quan trọng để nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Trong quá trình thử việc, đánh giá kiến thức giúp nhà tuyển dụng xác định mức độ hiểu biết và khả năng áp dụng kiến thức của ứng viên vào thực tế công việc. Dưới đây là các khía cạnh cụ thể của tiêu chí “Kiến thức” thường được đánh giá:

  • Khả năng nắm vững kiến thức chuyên môn
  • Khả năng thực hiện công việc
  • Khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
bảng đánh giá nhân viên thử việc
Tiêu chí Kiến thức trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
>>> Xem thêm: Gia tăng tốc độ thực thi với 10 phần mềm KPI cho doanh nghiệp

4. Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, một bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc sẽ được quản lý trực tiếp gửi về phòng hành chính và giám đốc để ra quyết định có nên ký tiếp hợp đồng chính thức hay không. Quy trình đánh giá sau thời gian thử việc có thể tóm tắt như sau:

Giai đoạn chuẩn bị:

  • Xác định tiêu chí đánh giá: Công ty cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá dựa trên yêu cầu công việc, năng lực, kỹ năng và thái độ làm việc mong muốn. Các tiêu chí này thường được thể hiện trong mẫu đánh giá nhân viên thử việc.
  • Thu thập thông tin: Quản lý trực tiếp của nhân viên thử việc sẽ thu thập thông tin về hiệu suất làm việc, thái độ, kỹ năng và sự hòa nhập của nhân viên trong suốt thời gian thử việc.

Giai đoạn đánh giá:

  • Quản lý trực tiếp đánh giá: Quản lý trực tiếp sẽ sử dụng mẫu đánh giá và thông tin đã thu thập để đánh giá nhân viên một cách khách quan và toàn diện.
  • Phỏng vấn đánh giá: Một số công ty có thể tổ chức phỏng vấn đánh giá để trao đổi trực tiếp với nhân viên về quá trình thử việc, những thành tựu đạt được, khó khăn gặp phải và kế hoạch phát triển trong tương lai.
  • Đánh giá từ nhiều phía: Một số công ty có thể áp dụng phương pháp đánh giá 360 độ, trong đó nhân viên sẽ được đánh giá bởi nhiều người khác nhau, bao gồm cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và thậm chí cả khách hàng.

Giai đoạn phản hồi & quyết định:

  • Thông báo kết quả đánh giá: Quản lý trực tiếp sẽ thông báo kết quả đánh giá cho nhân viên, bao gồm những điểm mạnh, điểm cần cải thiện và đề xuất phát triển.
  • Đưa ra quyết định: Dựa trên kết quả đánh giá, công ty sẽ quyết định xem có ký hợp đồng chính thức với nhân viên hay không. Nếu nhân viên không đạt yêu cầu, công ty có thể chấm dứt hợp đồng thử việc.
  • Lập kế hoạch phát triển: Nếu nhân viên được ký hợp đồng chính thức, công ty sẽ cùng nhân viên lập kế hoạch phát triển để giúp nhân viên tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn cho công ty.
bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
>>> Xem thêm: [REVIEW] Phần mềm Base là gì? Đánh giá nền tảng Base có tốt không?

5. Lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

Trong mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, các ứng viên và nhà tuyển dụng nên lưu ý đến mốc thời gian, mức lương nhằm hạn chế tối đa những vấn phát sinh sau này.

5.1. Thời gian thử việc tối đa là 180 ngày

Theo Điều 25 của Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc được xác định dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, dựa vào tính chất và độ phức tạp của công việc, và chỉ được tiến hành một lần cho mỗi vị trí công việc. Cụ thể, thời gian thử việc không được vượt quá các mức sau:

  • 180 ngày đối với các vị trí quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • 60 ngày đối với các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • 30 ngày đối với các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, hoặc nhân viên nghiệp vụ;
  • 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.

Như vậy, đối với công việc quản lý doanh nghiệp, thời gian thử việc tối đa là 180 ngày.

5.2. Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản

Cũng theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc được quy định như sau:

  • Mức lương tối thiểu: Lương thử việc phải ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. Nghĩa là nếu mức lương chính thức của công việc là 10 triệu đồng, thì lương thử việc tối thiểu phải là 8,5 triệu đồng.
  • Thỏa thuận giữa hai bên: Mức lương cụ thể trong thời gian thử việc do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, miễn là không thấp hơn mức tối thiểu 85%.
bản đánh giá nhân viên thử việc
Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản

5.3. Làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc

Khi nhân viên đã hoàn thành quá trình thử việc, các doanh nghiệp cần nhận xét nhân sự trên bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Nếu ứng viên đạt yêu cầu thì các nhà tuyển dụng cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải bồi thường hay báo trước nếu thử việc không đạt yêu cầu như đã được thỏa thuận từ trước.

5.4. Thông báo kết quả đánh giá

Doanh nghiệp cần thông báo kết quả của bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc. Nếu ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương đã thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nếu ứng viên đáp ứng được tất cả các điều kiện thì các nhà tuyển dụng cần phải ký kết hợp đồng lao động chính thức.

bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Thông báo kết quả đánh giá

6. Định hướng hành động sau hoàn tất đánh giá

Chung quy lại, mục đích của việc đánh giá nhân sự là mong muốn nhân viên có thể khắc phục nhược điểm và ngày càng tiến bộ lên. Là một quản lý, bạn có thể thiết lập mục tiêu giúp cho nhân sự của mình có thể phát triển và cải thiện hơn trong lần đánh giá sau.

Bạn có thể sử dụng hoặc gợi ý nhân sự áp dụng khung quản trị mục tiêu OKRs. Thông qua việc thiết lập mục tiêu đầy cảm hứng, được quản trị bởi những kết quả chính rõ ràng, người sử dụng sẽ được định hướng một lối đi cụ thể trong việc tiệm cận đến mục tiêu. Không những thế, qua việc check-in OKRs hàng tuần, bạn và nhân sự có thể xác định được những khó khăn và trở ngại đang phát sinh, từ đó thiết lập các giải pháp để cùng nhau khắc phục.

Phần mềm OKRs toàn diện fOKRs là một phần mềm mạnh mẽ được Fastdo phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai và quản lý mục tiêu theo phương pháp OKRs (Objectives and Key Results) một cách hiệu quả. Với giao diện thân thiện và các tính năng đa dạng, fOKRs hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu rõ ràng, đo lường tiến độ, và thúc đẩy sự liên kết giữa các cá nhân và phòng ban.

Các tính năng chính của fOKRs:

  • Thiết lập và quản lý OKRs: Dễ dàng tạo, chỉnh sửa và theo dõi OKRs ở các cấp độ khác nhau (cá nhân, phòng ban, công ty).
  • Theo dõi tiến độ: Cập nhật tiến độ công việc theo thời gian thực, hiển thị trực quan bằng biểu đồ và báo cáo.
  • Check-in định kỳ: Thực hiện check-in thường xuyên để đánh giá tiến độ, nhận phản hồi và điều chỉnh kế hoạch nếu cần.
  • Ghi nhận và khen thưởng: Ghi nhận và khen thưởng những đóng góp xuất sắc, tạo động lực làm việc cho nhân viên.
  • Tích hợp với các công cụ khác: Kết nối fOKRs với các phần mềm khác của Fastdo như phần mềm quản lý kế hoạch fPlan để quản lý công việc toàn diện.

Bấm ngay vào ảnh để đăng ký nhận tư vấn Phần mềm quản trị mục tiêu fOKRs!

phần mềm quản trị mục tiêu toàn diện fokr
Phần mềm quản trị mục tiêu toàn diện fOKRs

Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người đầy đủ các thông tin về bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn xây dựng được bảng đánh giá cho doanh nghiệp mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo để được hỗ trợ nhé!

>>> XEM NGAY:

Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc?

Hết thời hạn thử việc, quản lý sẽ trực tiếp xem xét đánh giá nhân viên để đề xuất có ký hợp đồng chính thức hay không. Sau đó, quản lý sẽ gửi bản đánh giá đến bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự tổng kết lại rồi đưa lên để lãnh đạo cho ý kiến. Nhân sự làm hợp đồng và đưa cho nhà quản lý. Quản lý trực tiếp trao đổi với nhân viên và sẽ ký hợp đồng nếu hai bên đồng ý tiếp tục làm việc với nhau.

Lưu ý khi xây dựng bản đánh giá nhân viên thử việc?

Thứ nhất, thời gian thử việc tối đa là 180 ngày. Thứ hai làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc. Thứ ba, thông báo kết quả đánh giá. Thứ tư mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản.

Tại sao doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá nhân viên thử việc?

Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng phải đưa ra các mẫu đánh giá thử việc để nhận xét đánh giá nhân viên thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.

4.7/5 - (10 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo