Coaching là một phương pháp giúp phát triển bản thân, được áp dụng rộng rãi ở các lĩnh vực trong đời sống. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng coaching để giúp nhân viên phát triển bản thân, nâng cao hiệu quả khâu vận hành. Vậy coaching là gì? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết về phương pháp này qua bài viết sau đây nhé!
1. Coaching là gì?
Coaching – Huấn luyện là một quá trình có sự đồng hành, hợp tác và cùng làm việc giữa chuyên gia khai vấn (Coacher) và thân chủ (Coachee) nhằm khai phá tiềm năng bản thân và thúc đẩy hiệu suất làm việc. Phiên coaching được thiết kế theo hướng sáng tạo, thúc đẩy sự động não ở thân chủ. Một phiên khai vấn diễn ra gồm các bước cơ bản sau:
- Thiết lập và xác định mục tiêu khai vấn.
- Tạo kế hoạch hành động.
- Điều chỉnh kế hoạch.
- Phản hồi.
Coaching hiện đang phát triển với nhiều loại hình như: Life coaching (Huấn luyện quản trị cuộc đời), Career coaching (Huấn luyện phát triển sự nghiệp), Business coaching (Huấn luyện kinh doanh),… để đáp ứng nhu cầu của các loại doanh nghiệp khác nhau.
>>> ĐỌC THÊM: Training là gì? 4 Hình thức tổ chức training hiệu quả trong Doanh nghiệp
2. Lịch sử ra đời của Coaching
Coaching (huấn luyện) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các môn thể thao. Các vận động viên thi đấu đều có một huấn luyện viên để hướng dẫn kỹ năng và kỹ thuật thi đấu. Những năm gần đây, Coaching cũng phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh và đời sống.
Năm 1974, ấn phẩm đầu tiên về Coaching với tên gọi “The Inner Game of Tennis” được viết bởi Timothy Gallwey. Trong ấn phẩm này, Gallwey đã mô tả các nguyên tắc làm việc của các huấn luyện viên thể thao và ông cho rằng có thể ứng dụng nguyên tắc này đối với các lĩnh vực khác.
Theo Timothy Gallwey, trở ngại lớn nhất ngăn cản sự thành công xuất phát bên trong mỗi chúng ta. Do đó, cách giải quyết cho mọi vấn đề, khó khăn đang gặp phải đều có thể tìm thấy bên trong bản thân mỗi người. Điều quan trọng là mỗi cá nhân cần thay đổi tư duy và thế giới quan của mình. Coach sẽ là người hỗ trợ bạn làm điều đó.
Tiếp nối những nghiên cứu của Gallwey, John Whitmore đã phổ biến các nguyên tắc của “Trò chơi bên trong” (Inner Game) vào năm 1979. Đến năm 1980, ông tiếp tục đóng góp cho ngành coaching bằng việc phát triển mô hình GROW (Goal – Mục tiêu, Reality – Thực tế, Options/ Obstacles – Sự lựa chọn/ Trở ngại, Will – Ý chí).
Năm 1992, John Whitmore đã xuất bản tác phẩm Coaching for Performance – cuốn sách đã trở thành tiêu chuẩn của ngành Coaching. Với những cống hiến cho ngành, John Whitmore được xem là cha đẻ của ngành Coaching hiện đại.
Đến những năm giữa thập niên 90, các tổ chức quốc tế về huấn luyện được thành lập. Họ đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về Coach: Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (International Federation Coach), Hiệp hội Huấn luyện viên (Association for Coaching).
3. Những ứng dụng của Coaching trong đời sống hàng ngày
Coaching đã phổ biến trong các lĩnh vực và các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Một số ứng dụng nổi bật cần kể đến như:
- Huấn luyện viên kinh doanh (Business Coaching)
Huấn luyện kinh doanh (Business Coaching/ Executive Coaching) là loại hình phát triển nhân lực dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao. Huấn luyện kinh doanh cung cấp sự hỗ trợ và đưa ra lời khuyên tích cực để giúp cấp quản lý cải thiện những kỹ năng cá nhân, điều chỉnh hành vi thông qua các câu hỏi khai vấn.
Huấn luyện kinh doanh giúp nhà lãnh đạo phát triển bản thân, giảm bớt căng thẳng và từ đó cải thiện hiệu suất làm việc. Đối với Business Coaching, việc sử dụng hình thức đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài cũng sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau. Do đó, tùy vào nhu cầu Coaching, Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức phù hợp.
- Huấn luyện nghề nghiệp (Career Coaching)
Huấn luyện nghề nghiệp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau từ nhân viên đến cấp quản lý hay sinh viên mới ra trường. Hình thức này giúp thân chủ đánh giá được khả năng của mình, từ đó dễ dàng lựa chọn và định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Thông qua Career Coaching, huấn luyện viên sẽ giúp thân chủ của mình nhìn nhận chính xác những phẩm chất cá nhân, phong cách làm việc, lối giao tiếp, ứng xử,… Những thông tin này sẽ đóng vai trò làm căn cứ để thân chủ xác định được định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
- Huấn luyện cuộc sống (Life Coaching)
Huấn luyện cuộc sống giúp người được huấn luyện cải thiện được các mối quan hệ, hành vi của mình,… để có một cuộc sống tốt đẹp hơn/. Mục tiêu của Life Coaching là giúp cho Coachee xác định được mục tiêu cá nhân, những vướng mắc, trở ngại đang gặp phải để tìm được hướng giải quyết. Từ đó, họ sẽ sống tích cực và có ý nghĩa hơn.
Thông qua những thông tin đã khai thác từ Coachee trong phiên khai vấn, người huấn luyện sẽ giúp thân chủ của mình xác định các chiến lược phù hợp để nâng cao chất lượng sống của họ. Bằng cách này, Life Coaching sẽ giúp các coachee thay đổi bản thân và cải thiện cuộc sống một cách lâu dài.
- Huấn luyện thể thao (Sport Coaching)
Huấn luyện thể thao là nền tảng của các ngành huấn luyện. Những người huấn luyện viên có vai trò quan trọng trong việc quan sát, giám sát và huấn luyện cá nhân, đội nhóm trong lĩnh vực thể thao.
- Huấn luyện sức khỏe (Health Coaching)
Health Coach giúp coachee cải thiện sức khỏe, nhận được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Ngoài ra, Health Coach còn rèn luyện thói quen chăm sóc sức khỏe chủ động cho coachee. Các Health Coach luôn luôn đồng hành, khai thác và khám phá ra các thiếu sót của coachee, giúp cho coachee đi đúng trên con đường đến mục tiêu.
>>> ĐỌC TIẾP: Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring
4. Những lợi ích khi áp dụng Coaching trong Doanh nghiệp
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn những lợi ích khi áp dụng coaching trong Doanh nghiệp:
- Hỗ trợ văn hóa trao quyền ở Doanh nghiệp
Coaching trong doanh nghiệp giúp các quản lý cấp cao có thể trao quyền cho nhân viên của mình. Thông qua quá trình Coaching, người lãnh đạo sẽ đặt các câu hỏi dựa trên các vấn đề đang trao đổi. Từ đó, nhân viên sẽ đưa ra những giải pháp dưới dạng câu trả lời để giải quyết vấn đề theo cách riêng của họ.
- Tăng tính gắn kết toàn bộ nhân sự
Khi được trao quyền, nhân viên có thể tự do phát huy năng lực của mình. Điều này khiến họ cảm thấy được tôn trọng, từ đó làm việc năng suất và gắn bó hơn với tổ chức.
- Cải thiện hiệu suất làm việc của nhân sự
Các chương trình đào tạo Coaching sẽ hỗ trợ các nhân viên nhìn nhận, phân tích và giải quyết các vấn đề bản thân đang gặp phải. Từ đó, hiệu suất làm việc của nhân sự sẽ được gia tăng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa Coaching trong Doanh nghiệp
Văn hóa tổ chức tác động đến hành vi và suy nghĩ của các nhân sự đang làm việc trong đó. Nếu một Doanh nghiệp sở hữu văn hóa đậm tính coaching, người lãnh đạo sẽ có xu hướng kiên nhẫn và cảm thông, luôn cổ vũ, động viên nhân viên làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ, đưa ra các phản hồi chi tiết về công việc của nhân viên.
5. Các bước chuẩn bị khi muốn Coaching cho Doanh nghiệp
Để thực hiện Coaching cho một doanh nghiệp, cần phải thực hiện tốt các bước sau:
- Xác định được mục tiêu của thân chủ:
Trong quá trình Coaching, thông qua quá trình khai vấn và lắng nghe, người huấn luyện sẽ giúp cho thân chủ hiểu về bản thân, xác định những mong muốn cần đạt được qua khai vấn. Qua đó,, huấn luyện viên có thể nắm được những mục tiêu mà thân chủ đang hướng đến.
- Đặt câu hỏi cho thân chủ:
Trong phiên Coaching, huấn luyện viên sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề khai vấn, giúp thân chủ đối diện với vấn đề. Những thông tin được cung cấp dưới dạng câu trả lời sẽ giúp huấn luyện viên vạch ra kế hoạch tiếp theo cho thân chủ của mình.
- Lập kế hoạch cho khách hàng:
Dựa vào mục tiêu đã xác định được ở bước trên và những câu hỏi có liên quan, người huấn luyện sẽ hỗ trợ thân chủ lập ra kế hoạch hành động phù hợp nhất. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau xác định những nguồn lực và khó khăn để hoàn thành được mục tiêu.
- Theo dõi và ghi nhận hành trình của khách hàng:
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, người huấn luyện sẽ theo dõi, tư vấn và đưa ra các giải pháp trong việc phát triển kế hoạch. Bên cạnh đó, người huấn luyện cũng có vai trò động viên và ủng hộ những quyết định của thân chủ.
fTrain – Nền tảng nuôi dưỡng văn hóa học và chia sẻ cho nhân sự, được thiết kế phù hợp với năng lực của nhân viên, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Click vào ảnh để NHẬN TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ phần mềm fTrain của FASTDO.
6. Điểm khác nhau khi Doanh nghiệp sử dụng Coaching nội bộ và Coaching bên ngoài
Trong lĩnh vực Coaching, có hai loại quan hệ chính, Coaching nội bộ và Coaching bên ngoài. Mỗi loại Coaching sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì thế, tùy thuộc vào từng nhu cầu, Doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng Coaching nội bộ hay Coaching bên ngoài.
- Coaching nội bộ:
Huấn luyện viên là người cùng tổ chức với thân chủ. Khi đó, họ sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề của tổ chức, nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Vì là cùng một tổ chức, họ rất quan tâm đến chất lượng của những quyết định mà thân chủ đưa ra.
Trong cùng một doanh nghiệp, người huấn luyện nội bộ sẽ hiểu rõ về người được huấn luyện hơn, bởi họ có kinh nghiệm quản lý và dễ dàng thấy trước được kết quả của việc huấn luyện..
- Coaching bên ngoài
Với Coaching bên ngoài, người huấn luyện là người nằm bên ngoài tổ chức. Họ không am hiểu về tổ chức và không quan tâm đến kết quả của các quyết định được đưa ra. Người huấn luyện cũng không hiểu rõ quá trình làm việc. Chất lượng và hiệu quả công việc sau Coaching cũng không ảnh hưởng gì đến người huấn luyện khi thuê ngoài.
Tóm lại, theo từng vấn đề mà Doanh nghiệp sẽ lựa chọn Coaching nội bộ hay Coaching bên ngoài. Tuy nhiên, vì am hiểu về tổ chức hơn, Coaching nội bộ sẽ giúp Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề bên trong Doanh nghiệp hiệu quả hơn so với việc thuê coaching bên ngoài.
7. Phân biệt Coaching với các phương pháp khác trong Doanh nghiệp
Ngoài phương pháp Coaching, vẫn còn một số phương pháp khác giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Một số phương pháp khác được sử dụng như: Mentoring, Training, Consulting. Mỗi phương pháp sẽ có sự khác nhau, vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp với tổ chức.
Để không bị nhầm lẫn giữa các phương pháp khi thực hiện, bạn có thể tham khảo cách phân biệt các phương pháp ở bảng dưới đây:
Coaching |
Mentoring
|
Training | Consulting | |
Khái niệm | Là quá trình có sự đồng hành, hợp tác và cùng làm việc giữa chuyên gia khai vấn (Coacher) và thân chủ (Coachee) nhằm khai phá tiềm năng bản thân và thúc đẩy hiệu suất làm việc. | Là quy trình chia sẻ lại kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc | Là quá trình hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt kiến thức, các kỹ năng một cách cụ thể giúp người học hiểu rõ ràng cách thực hiện | Là việc tư vấn, đưa ra lời khuyên, giải pháp, nhận xét để giải quyết các vấn đề thuộc một lĩnh vực cụ thể. |
Hình thức tổ chức | 1– 1 | 1– 1 | Nhóm | 1– 1 |
Thiết kế nội dung | Thiết kế phù hợp cá nhân của khách hàng. | Thiết kế phù hợp cá nhân của khách hàng. | Thiết kế cho nhiều người học | Thiết kế phù hợp cá nhân của khách hàng. |
Tiêu chuẩn dành cho người hướng dẫn | – Có thể là chuyên gia hoặc một người nghiệp dư trong lĩnh vực Coaching.
– Người huấn luyện có thể là lãnh đạo trong tổ chức hoặc chuyên gia bên ngoài |
– Người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần mentoring chia sẻ lại cho người mới.
– Có thể là người trong nội bộ tổ chức hoặc chuyên gia bên ngoài |
– Người có kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực cần đào tạo
– Có thể là quản lý trực tiếp, chuyên viên bộ phận đào tạo nội bộ hoặc chuyên gia bên ngoài |
– Người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cần tư vấn
– Thường thuê chuyên gia bên ngoài |
Đối tượng học viên | – Có thể có hoặc chưa có kiến thức về lĩnh vực được huấn luyện.
– Coachee là người hiểu rõ và có thể giải quyết vấn đề của mình tốt nhất. Vấn đề là họ đang bị “mắc kẹt” trong suy nghĩ của chính mình mà thôi. |
Chưa thể giải quyết vấn đề do thiếu kiến thức và kinh nghiệm | Chưa có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo | Chưa thể giải quyết vấn đề do thiếu kiến thức và kinh nghiệm |
Phương pháp hướng dẫn | – Người huấn luyện đặt câu hỏi, người được huấn luyện sẽ trả lời. Thông qua đó, coachee sẽ phát triển tư duy, có góc nhìn khác về vấn đề, khám phá được năng lực của bản thân
– Người huấn luyện sẽ không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, các giải pháp cho thân chủ. |
– Người cố vấn có thể đưa ra lời khuyên trong cùng lĩnh vực làm việc.
– Người cố vấn có thể kết hợp các phương pháp khác như coaching, cosulting, training,… để hỗ trợ người học |
Hệ thống và cung cấp các kiến thức, phương pháp thực hiện một công việc nào đó đã xác định mục tiêu từ trước. | – Người tư vấn sử dụng các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nhất định để đưa ra giải pháp thực thi cho khách hàng.
– Đôi khi người cố vấn sẽ thực thi giải pháp cho khách hàng của mình |
Khả năng ứng dụng
|
Coaching giúp người học có thể áp dụng những gì đã học được ngay vào trong công việc. | Việc ứng dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức của người cố vấn cùng với năng lực của người học. | Khóa training có thể không đủ thời gian để ứng dụng, rèn luyện ngay những kỹ năng vừa được học. | Việc ứng dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức của người tư vấn cùng với năng lực của người học. |
8. 6 lưu ý quan trọng về phương pháp Coaching trong doanh nghiệp.
- Lấy coachee làm trung tâm: Coaching là quá trình cải thiện kỹ năng và mục tiêu cá nhân của người được huấn luyện. Do đó, coachee sẽ là trung tâm của hoạt động này, coacher sẽ là người đưa ra ý kiến đóng góp.
- Đối tác hóa: Mối quan hệ giữa coacher và coachee được xây dựng dựa trên nền tảng là sự đối tác. Coacher sẽ không định hình phương hướng phát triển của coachee một cách trực tiếp, mà chỉ đưa ra ý kiến mang tính xây dựng để thúc đẩy coachee tìm giải pháp cho riêng mình. Điều này giúp nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm hơn cho coachee.
- Không phán xét: Trong quá trình thực hiện hoạt động coaching, coacher sẽ không đưa ra bất kỳ đánh giá hay phán xét nào đối với coachee. Mục tiêu của phương pháp coaching là xây dựng niềm tin giữa coacher và coachee, giúp coachee mở lòng để chia sẻ những khía cạnh về bản thân.
- Lắng nghe tích cực: Cần có sự lắng nghe ở cả hai phía, tuy nhiên coacher cần lắng nghe một cách sâu sắc hơn để tạo ra không gian thoải mái cho coachee.
- Dùng các câu hỏi gợi mở: Coacher nên sử dụng các loại hình câu hỏi gợi mở để thúc đẩy coachee chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của mình
- Tôn trọng tính bảo mật: Coacher phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật của quá trình coaching. Các thông tin được coachee chia sẻ trong quá trình này sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ người nào ở ngoài phạm vi huấn luyện.
Phương pháp Coaching đem lại rất nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, Fastdo có thể giúp bạn hiểu rõ Coaching là gì cũng như những điều cần biết về nghề coaching trong Doanh nghiệp.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- TOP 6 phần mềm quản lý đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp
- Đào tạo nội bộ là gì? 7 khó khăn phổ biến trong đào tạo nội bộ
- Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 4 gợi ý triển khai hiệu quả
- Mentorship là gì? Quy trình xây dựng Mentorship cho doanh nghiệp như thế nào?