USP (Unique Selling Point) là một thuật ngữ quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay USP là gì và các gợi ý giúp phát triển USP hiệu quả nhát nhé!
1. USP là gì?
USP – Unique Selling Point có nghĩa là Điểm bán hàng độc nhất. Đây là yếu tố để phân biệt sản phẩm của bạn với các sản phẩm của đối thủ trên thị trường. Những USP thường được sử dụng phổ biến chẳng hạn như chi phí tốt nhất thị trường, hiệu quả cao nhất, sản phẩm độc quyền trên thị trường.
Một USP tốt phải đáp ứng 2 điều kiện: Khác biệt và Tự giải thích được lợi ích của mình đến khách hàng. Có rất nhiều thương hiệu đã lồng ghép USP vào slogan của mình, nhằm truyền tải rộng rãi những lợi thế độc nhất của mình đến nhiều khách hàng hơn. Có thể nói, USP chính là công cụ Marketing tuyệt vời cho sản phẩm của bạn.
>>> ĐỌC THÊM: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng
2. 4 Lợi ích của việc xác định USP
Sau đây, Fastdo gửi đến bạn 4 lợi ích của việc xác định USP trong định hướng kinh doanh vô cùng hiệu quả. Cụ thể như sau:
2.1 Cải thiện hiệu quả cho các chiến dịch marketing
USP là một công cụ Marketing hữu ích cho thương hiệu của bạn. Vì vậy, hãy tận dụng chúng để xây dựng các chiến lược truyền thông cho sản phẩm. Những nội dung truyền thông cần tập trung vào các ưu lợi điểm bán hàng độc nhất này nhằm tác động trực tiếp đến khách hàng. Khi ấy, họ sẽ ghi nhớ lâu hơn về sản phẩm và các USP của nó.
Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, khách hàng sẽ rất khó để có thể phân biệt được các sản phẩm nếu chỉ dựa vào dáng vẻ bên ngoài. Do đó, các chiến lược phát triển sản phẩm tập trung vào USP sẽ khiến họ có thêm nhiều ấn tượng và lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ.
2.2 Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu
Hãy tưởng tượng, bạn đang đi mua hàng và thấy 2 sản phẩm cùng loại đang được đặt cạnh nhau trên một kệ hàng. Khi ấy, bạn sẽ có suy nghĩ mua bên nào cũng được vì cảm quan cả 2 đều giống nhau và chẳng có gì khác biệt. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm thành công thể hiện được USP của mình, chắc chắn bạn sẽ có xu hướng lựa chọn nó hơn.
Qua ví dụ trên, bạn có thể nhận thấy ý nghĩa của USP trong việc thu hút và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Điểm bán hàng độc nhất chính là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và thương hiệu của bạn so với đối thủ.
>>> XEM TIẾP: 13 thủ thuật FOMO Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng
2.3 Hỗ trợ xây dựng chiến lược dài hạn cho thương hiệu
Quá trình xác định USP đòi hỏi Doanh nghiệp phải phân tích thị trường trong khoảng thời gian xác định. Vì thế, các USP này sẽ có giá trị trong một thời gian nhất định. Do đó, việc căn cứ vào chúng để thiết lập các định hướng dài hạn cho thương hiệu và sản phẩm sẽ giúp thương hiệu phát triển bền vững và duy trì các nét độc đáo vốn có.
Nike là minh chứng cụ thể cho việc xây dựng chiến lược dài hạn cho thương hiệu thông qua xác định USP của thương hiệu là gì. Ngay từ ban đầu Nike đã luôn hướng tới tạo những đôi giày mang nhiều hiệu năng thay vì đầu tư quá nhiều vào thiết kế đẹp.
Trong suốt quá trình hoạt động, với sự tồn tại hơn 30 năm của slogan “Just do it” đã gây ra tiếng vang lớn khi khuyến khích nhiều người “Cứ làm thôi” và quảng bá thương hiệu tới nhiều tệp khách hàng hơn. Thay vì đôi giày thiết kế đẹp, Nike tạo ra đôi giày đầy đủ hiệu năng và đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục mục tiêu.
2.4 Định vị thương hiệu trên thị trường
USP là một trong các yếu tố giúp định vị thương hiệu trên thị trường. USP sẽ giúp khách hàng biết và nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của bạn lâu hơn. Từ đó, mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường của bạn sẽ gia tăng hiệu quả.
Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential đã định vị thương hiệu của mình rất thành công trên thị trường qua USP “huyền thoại”: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Thông qua USP, Prudential muốn khẳng định về chất lượng dịch vụ với sự sẻ chia và thấu hiểu khách hàng. Ngoài ra, vì yếu tố dễ nhớ, USP của Prudential đã thành công trong việc tăng tính nhận diện cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
3. Quy trình 5 bước xác định USP của sản phẩm
Trước khi tìm hiểu để xác định USP cho thương hiệu/ sản phẩm, bạn cần nắm được những yếu tố tạo nên một USP tốt bao gồm:
- Khác biệt nhưng phải dễ dàng phân biệt: Tận dụng những gì mà đối thủ chưa đạt được và khai thác vào những điểm đó. Khai thác càng chi tiết và sát với nhu cầu khách hàng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.
- Định hướng khách hàng: USP cần tập trung vào những gì khách hàng muốn thấy chứ không phải những gì Doanh nghiệp muốn thể hiện.
- Slogan không phải là yếu tố duy nhất: Bên cạnh slogan, hãy lồng ghép USP của thương hiệu vào các chính sách, triết lý, văn hóa,.. của tổ chức.
Sau khi đã nắm được các yếu tố cần thiết để nhận diện một USP hiệu quả, tiếp đến là quy trình 5 bước để xác định USP cho thương hiệu của bạn:
3.1 Xây dựng danh sách câu hỏi từ vị trí của khách hàng
Hãy đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để đưa ra các câu hỏi liên quan về sản phẩm bạn đang kinh doanh.
Giả sử, bạn đang kinh doanh cửa hàng giày boot nam nữ muốn xác định các USP. Hãy suy nghĩ ở vị trí khách hàng và bắt đầu với những câu hỏi như sau:
- Khách hàng sẽ thường chọn những đôi giày boot vào dịp nào?
- Phong cách phối đồ với boot ra sao?
- Chất liệu làm giày boot nào đang được khách hàng yêu thích nhất?
- Khi mang đôi giày boot này thì họ sẽ cảm thấy như thế nào?
- Người tiêu dùng sẽ kỳ vọng vào đặc điểm nào của sản phẩm nhất?
Sau khi xác định được những câu hỏi từ góc độ khách hàng, hãy khai thác sâu hơn về các khía cạnh khác đối với từng câu hỏi.
Ví dụ: Đối với câu hỏi: “Người tiêu dùng thường hay phối giày boot này vào những dịp nào trong năm?”. Khi đó, bạn có thể đi sâu vào các chi tiết hơn, chẳng hạn:
- Tại sao nhiều người tiêu dùng lại thích lựa chọn giày boot vào những dịp như vậy?
- Màu sắc ưa chuộng mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn trong những dịp này là gì?
- Số tiền mà họ có thể chi trả cho một đôi giày boot là bao nhiêu?
Việc xác định các câu hỏi từ góc độ khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng khách của mình. Đó sẽ là căn cứ để bạn xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm đúng hướng.
3.2 Tự trả lời các câu hỏi từ góc nhìn của khách hàng
Hãy nhớ rằng, bên cạnh sự độc đáo, USP cần phải phù hợp và đáp ứng thực tế. Vì vậy, hãy một lần nữa đóng vai khách hàng để trả lời những câu hỏi mà bạn đã xác định ở bước trên. Việc này sẽ giúp bạn hiểu được insight của khách và nắm được vai trò của USP – mang đến những điều độc đáo, nổi bật và giá trị nhất cho khách hàng.
3.3 Xác định những mong muốn, nhu cầu của khách hàng
Khi hoàn thành xong bước 2, bạn đã nắm được tổng quan về những thứ mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm của bạn. Ví dụ: Khách hàng muốn một món ăn trang trí đơn giản nhưng phải ngon, muốn món ăn không quá cay hay ít calo hơn các món còn lại,… Vì thế UPS cần phù hợp với thứ mà khách hàng đang mong đợi.
3.4 Xác định những giá trị mà sản phẩm của bạn đang sở hữu
Kế tiếp, hãy liệt kê chi tiết nhất những giá trị mà bạn cho là độc đáo nhất ở sản phẩm của mình. Ở bước này, bạn chưa cần cân nhắc đến những gì khách hàng mong đợi. Hãy thống kê ra càng nhiều càng tốt những ưu điểm mà sản phẩm của bạn đang sở hữu.
Hãy ngẫm nghĩ xem: Mình đang có gì? Sản phẩm này mang lại giá trị gì cho khách hàng? Bạn có thể phục vụ những gì cho khách hàng của mình?,..
3.5 Xác định những USP của sản phẩm
Cuối cùng, hãy làm một phép đối sánh giữa những gì sản phẩm của bạn đang sở hữu và những gì khách hàng đang mong đợi. Kết quả của công đoạn này là những điểm chung nhất từ 2 phía. Đấy chính là những USP tốt nhất, không những giúp thể hiện được những nét độc đáo của sản phẩm mà còn đem lại giá trị cho khách hàng.
Bạn cần lưu ý về 3 đặc điểm của một USP tốt mà Fastdo đã liệt kê ở trên trong khi chọn lựa USP cho sản phẩm. Những lợi thế bán hàng độc đáo này sẽ đi theo sản phẩm của bạn suốt một khoảng thời gian. Do đó, bạn sẽ không muốn phải lựa chọn những USP kém chất lượng và không hiệu quả để đồng hành cùng sản phẩm đâu.
4. 3 Case study về các USP độc đáo của các thương hiệu nổi tiếng
Nội dung tiếp theo, Fastdo xin thông tin đến bạn đọc những trường hợp về các USP độc đáo của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam, cụ thể như sau:
4.1 Viettel với USP: “Hãy nói theo cách của bạn”
Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin Viettel vốn nổi tiếng với slogan “Hãy nói theo cách của bạn”. Đây là khẩu hiệu đã đồng hành cùng Viettel từ những năm đầu thành lập và đó cũng là USP để đời của thương hiệu này.
Theo đó, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Viettel luôn đề cao tinh thần phục vụ – quan tâm, lắng nghe, tôn trọng ý kiến khách hàng. Từ đó, họ cho ra đời và phát triển những sản phẩm/ dịch vụ được cải thiện theo đúng nhu cầu của khách hàng. Đây chính là lý do khiến Viettel có chỗ đứng vững vàng như hiện nay.
4.2 Vinfast với USP: “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”
Không ngoa khi nói rằng, thương hiệu xe điện Vinfast thuộc Vingroup là một trong những niềm tự hào to lớn của người dân Việt Nam. Ra đời với USP: “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, Vinfast đã “đánh” mạnh vào lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước của người dân Việt.
Những chiếc xe do chính người Việt làm chủ, gia nhập vào thị trường toàn cầu chính là điều khiến người dân tự hào. Bên cạnh đó, được lắp đặt và sản xuất trong nước cũng khiến giá của Vinfast rẻ hơn so với xe ngoại nhập. Ngoài ra, Vinfast cũng ứng dụng những công nghệ tân tiến nhất cho sản phẩm xe hơi “chính chủ” Việt Nam.
4.3 Tiki với USP: TikiNow – Dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2h
Tận dụng các phàn nàn của khách hàng về khâu nhập và chuyển phát ở các sàn thương mại điện tử khác, Tiki đã cho ra đời chiến dịch TikiNow với USP: “Dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2h”. Theo đó, các sản phẩm khi mua ở Tiki sẽ được giao đến tay người dùng trong nội thành trong vòng 2h và tối đa 2 ngày đối với tỉnh khác.
>>> ĐỌC THÊM: Pain point là gì? 4 cách xác định pain point của khách hàng
4.4 Case study về USP nổi tiếng trên thế giới
Các thương hiệu trên thế giới cũng có những USP làm nên tên tuổi, cụ thể:
M&M’s: The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand (Sô cô la sữa tan chảy trong miệng của bạn, không phải trong tay của bạn)
M&M là một thương hiệu sản xuất kẹo socola nổi tiếng toàn cầu. USP của M&M nghe có vẻ kỳ quặc nhưng lại mang về thành công vang dội. Trên thực tế, khi cầm socola, hơi nóng từ bàn tay sẽ khiến nó tan chảy và làm bẩn tay. Nắm được vấn đề, M&M đã khẳng định chất lượng của sản phẩm với USP: Sản phẩm không tan chảy khi bạn giữ nó.
Trường hợp của M&M đã chứng tỏ một điều, dù USP có lạ lùng thế nào nhưng miễn mang lại giá trị cho người dùng thì nó sẽ hiệu quả. M&M đã chế tạo ra một loại vỏ kẹo không bị tác động bởi nhiệt của bàn tay, từ đó ngăn không cho socola chảy ra. Đây chính là điều mà những người yêu thích socola đang rất cần.
Domino’s Pizza
USP: You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less – or it’s free. (Bán pizza tươi ngon, nóng hổi sẽ được giao đến trong vòng 30 phút. Nếu bánh được giao đến không nóng hoặc quá 30 phút, chúng tôi sẽ tặng bạn miễn phí phần bánh đó.)
Domino’s Pizza là chuỗi cửa hàng pizza nổi tiếng toàn cầu, có nguồn gốc từ Mỹ. USP của Domoino’s Pizza thường được nhân viên đề cập trong các cuộc gọi đặt hàng: “ Pizza nóng hổi của quý khách sẽ được giao đến miễn phí trong vòng 30 phút”.
Domino’s Pizza hiểu rất rõ tâm lý của khách hàng. Họ biết rằng khách hàng không muốn bỏ tiền để nhận một chiếc bánh nguội hay phải chờ đợi giao hàng quá lâu, tốn phí vận chuyển. Vì vậy thương hiệu này xây dựng USP như một lời cam kết về chất lượng vượt trội của sản phẩm và dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, USP này không được Domino’s Pizza sử dụng lâu. Vì áp lực thời gian, nhiều nhân viên giao hàng đã gây ra một loạt tai nạn xe hơi trong quá trình vận chuyển bánh. Điều này buộc Domino’s Pizza phải tính toán và xác định USP mới cho thương hiệu của mình.
DeBeers: A diamond is forever (Kim cương là mãi mãi)
USP này đã được DeBeers – Thương hiệu kim cương và đá quý hàng đầu thế giới, sử dụng từ 1948 cho đến tận hôm nay. USP này đã giúp người đọc hiểu răng một viên kim cương không thể phá vỡ, nó tồn tại mãi mãi và tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Nhờ USP này, kim cương đã trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho nhẫn đính hôn.
FedEx Corporation: When it absolutely, positively has to be there overnight (Hàng chắc chắn sẽ được chuyển tới một cách nhanh nhất)
Mặc dù FedEx không còn sử dụng slogan này nữa, nhưng trong thời gian tồn tại, slogan này có lẽ là ví dụ hoàn hảo về một USP tuyệt hảo. FedEX đã truyền tải thông điệp tới khách hàng của họ rằng các hàng hóa sẽ được giao an toàn và đúng hạn. Tuy nhiên, vì một số lý do mà FedEx đã thay đổi khẩu hiệu của doanh nghiệp mình.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp Doanh nghiệp hiểu được USP là gì. Hãy vận dụng những chia sẻ của Fastdo để xác định ngay những USP hiệu quả cho thương hiệu của mình nhé!.
>>> ĐỌC THÊM CẤC BÀI VIẾT KHÁC:
- Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing
- Pipeline trong kinh doanh là gì? Lợi ích và 3 bước xây dựng quy trình Pipeline