4 Chức năng quản trị kèm gợi ý thực hiện và ví dụ từ Apple

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (4 bình chọn)
4 chức năng quản trị

4 chức năng quản trị là những trách nhiệm cốt lõi mà một nhà quản lý cần thực hiện để có thể đạt được các mục tiêu và dẫn dắt đội nhóm một cách tốt nhất. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay về 4 chức năng quản trị thông qua bài viết sau đây!

1. Thế nào là chức năng quản trị

Quản trị là hoạt động của doanh nghiệp, liên quan đến điều hành và tổ chức các hoạt động để đạt được mục đích kinh doanh. Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của chính nó.

Khái niệm về quản trị đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu hình thành các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, các ý tưởng về quản trị một cách hệ thống và khoa học chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Người được xem là bước ngoặt của quản trị hiện đại là Henry Fayol, ông là người đặt nền móng với cuốn sách “Quản trị công nghiệp và chung” (General and Industrial Management).

Ban đầu, 5 chức năng quản trị được Fayol xác định là hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Sau này, trong quá trình tinh gọn, khái niệm 4 chức năng quản trị đã được hình thành như hiện nay với hoạch định (planning), tổ chức (organizing), lãnh đạo thực thi (leading) và kiểm soát (controlling).

4 chức năng quản trị
4 chức năng quản trị cơ bản

2. Hoạch định (planning)

2.1 Định nghĩa và vai trò của hoạch định

Hoạch định là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của quản trị, có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết quả đầu ra của giai đoạn hoạch định là một bản kế hoạch chi tiết với đầy đủ các mục tiêu quan trọng. Không những vậy, để thực hiện được kế hoạch, nhà quản trị cũng cần xây dựng nên một lộ trình hành động hợp lý.

Để soạn thảo một kế hoạch hiệu quả cao, nhà quản lý cần lưu ý các vấn đề: sự phù hợp giữa mục tiêu của kế hoạch, tầm nhìn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đến dự án từ bên trong và bên ngoài cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Hơn nữa, nhà quản trị cần thiết lập các mốc thời gian rõ ràng cũng như cân nhắc các nguồn lực quan trọng cho kế hoạch.

Có 3 loại kế hoạch phổ biến trong quản lý bao gồm:

  • Chiến lược: Đây là chiến lược dài hạn được xây dựng bởi nhà quản lý cấp cao. Kế hoạch này nhằm tập trung vào sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của tổ chức. Chiến lược đóng vai trò là căn cứ để quản lý các cấp dưới tham khảo và định hướng cho các chiến thuật và kế hoạch của họ.
  • Chiến thuật: Đây là kế hoạch có thời hạn dưới 1 năm, do nhà quản lý cấp trung đảm nhận. Kế hoạch chiến thuật nhằm tập trung vào các mục tiêu, chiến lược của tổ chức cấp trên ban hành.
  • Hoạt động: Hoạt động là bản kế hoạch ngắn hạn được đảm nhận bởi các nhà quản lý và giám sát cấp thấp. Loại kế hoạch này được xây dựng nhằm định hướng lộ trình hoạt động hàng ngày trong công ty.

Chức năng hoạch định giúp doanh nghiệp biết được đích đến, điều này vừa có ý nghĩa về mặt hành động lẫn nhận thức. Từ hoạch định, doanh nghiệp sẽ phân bổ nguồn lực, bao gồm nhân lực, một cách có hiệu quả. Chức năng này là xương sống cho những chức năng tiếp theo.

2.2 Gợi ý giúp thực hiện hoạch định hiệu quả 

Để thực hiện hiệu quả chức năng hoạch định, nhà quản lý cần:

2.2.1 Đánh giá các khung thời gian

Khi xây dựng chiến lược, nhà quản lý cần phải cân nhắc kỹ thiết lập thời hạn cho các đầu việc. Thời gian không hợp lý sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch. Một công việc bị chậm trễ sẽ kéo theo sự trì hoãn của rất nhiều đầu việc phía sau. Điều này gây ra tình trạng có những nhân viên rảnh việc trong khi những người khác lại bị quá tải.

4 chức năng quản trị
Khi xây dựng mục tiêu, nhà lãnh đạo cần đánh giá kỹ lưỡng các mốc thời gian

2.2.2 Thực hiện phân tích SWOT

Phân tích mô hình SWOT sẽ giúp nhà quản trị hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phát triển của tổ chức. Khi xác định được điểm mạnh, nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lược để phát huy điểm mạnh vốn có. Ngược lại, điểm yếu, rủi ro sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các chiến lược dài hạn nhằm đề phòng các trường hợp xấu.

4 chức năng quản trị
Phân tích SWOT giúp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tổ chức

2.2.3 Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Mô hình SMART là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xây dựng các mục tiêu rõ ràng, khả thi và dễ đo lường. Đây là tiền đề để việc hoạch định có thể tăng cường hiệu quả làm việc, tối ưu hóa tài nguyên và đạt được những kết quả mong muốn, bởi những mục tiêu cụ thể sẽ luôn tạo ra định hướng dễ dàng hơn. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu “Tăng doanh thu”, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu “Tăng doanh thu 20% so với năm ngoái trong quý 3 bằng cách mở rộng thị trường miền Nam”.

Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART
Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART

3. Tổ chức (organizing)

3.1 Định nghĩa và vai trò của chức năng tổ chức

Là một nhà quản lý, bạn phải có khả năng tổ chức và phân bổ hiệu quả các nguồn lực về vật chất, con người, tài chính. Tổ chức là phân công nhân sự với đầu việc hợp lý và đảm bảo công việc phù hợp, đúng người – đúng việc. Đây là chức năng rất quan trọng bởi bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng sẽ có sự giới hạn về nguồn lực. Việc tổ chức tốt và hiệu quả sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhanh chóng hoàn thành được kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.

Chức năng Tổ chức được thể hiện thông qua các hoạt động chính sau:

  • Xác định tất cả các bước cần thiết trong việc thực hiện kế hoạch và tạo dựng một môi trường nội bộ đảm bảo việc giao tiếp phối hợp hiệu quả trong nội bộ.
  • Xác định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
  • Thiết lập các cấp quyền hạn, trách nhiệm cho mọi cá nhân, phòng ban liên quan. Quy định rõ ràng về vai trò và quyền hạn của các bên trong công việc chung.
  • Truyền thông về các thông tin công việc, phân công đến toàn thể để đảm bảo luồng thực hiện công việc xuyên suốt từ lúc bắt đầu.

Vì vậy, chức năng tổ chức đảm bảo sự tối ưu trong phân công công việc và đóng vai trò định hình bộ máy, cơ cấu tổ chức, thống nhất mối quan hệ giữa các bộ phận để tạo ra một hệ thống hoạt động hiệu quả. Nếu chức năng tổ chức không được thực hiện tốt, phòng ban rời rạc, từ đó gặp khó khăn khi phải thay đổi và thích nghi.

3.2 Gợi ý thực hiện chức năng Tổ chức hiệu quả

Thực hiện chức năng Tổ chức hiệu quả là nền tảng quan trọng cho sự thành công của một Doanh nghiệp. Khi phân bổ nhân lực không hiệu quả, việc thực hiện chiến lược sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà lãnh đạo có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

3.2.1 Xác định và phân loại các hoạt động

Trước khi tiến hành giao việc, quản lý phải xác định mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí liên quan. Điều này giúp lãnh đạo lựa chọn được nhân sự phù hợp cho từng nhiệm vụ. Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần xác định các công việc có thể tự động hóa để tiết kiệm bớt thời gian và chi phí, không cần phải giao cho nhân viên. Doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại công việc theo mức độ ưu tiên theo ma trận quản lý thời gian Eisenhower. Công cụ này chia công việc theo mức độ ưu tiên và mức độ quan trọng, dễ dàng cân đối công việc.

4 chức năng của quản trị
Danh mục công việc tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian, công sức làm việc

3.2.2 Chỉ định các trạng thái báo cáo và xác định phạm vi quyền lực

Doanh nghiệp cần phải sắp xếp hệ thống quản lý và xác định các phạm vi quyền lực rõ ràng cho từng vị trí, chức danh. Theo đó, mỗi cấp nhân sự cần phải hiểu rõ công việc cần làm và báo cáo lên cấp trên trực tiếp quản lý, quản lý phải nắm rõ những nhân sự liên quan tới mình. Khi chuẩn hóa được điều này, cấu trúc nội bộ của tổ chức sẽ trở nên chặt chẽ và hoạt động trơn tru hơn.

4 chức năng quản trị
Cấu trúc nội bộ chặt chẽ là yếu tố quan trọng làm nên thành công của tổ chức

3.2.3 Đừng ngại thay đổi

Nhiều công ty khởi nghiệp rất thành công ban đầu nhưng lại không thể trụ lâu trên thị trường. Điều này xảy ra do không thích ứng tốt với những biến đổi trong môi trường kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, Doanh nghiệp cần phải nắm những ưu – nhược điểm của mình. Đừng ngần ngại thay đổi cấu trúc tổ chức, thậm chí có thể cắt giảm khi cần thiết để đáp ứng với các thay đổi mới.

4 chức năng quản trị
Thay đổi cấu trúc nội bộ giúp doanh nghiệp thích nghi tốt với thị trường

>> XEM TIẾP: Quản trị sự thay đổi và 4 nguyên tắc cốt lõi để thành công

4. Lãnh đạo thực thi (leading)

4.1 Định nghĩa và vai trò của chức năng lãnh đạo thực thi

Để thực hiện chức năng Lãnh đạo (còn được gọi là điều phối, điều khiển trong một số tài liệu), việc quan trọng nhất của các cấp quản lý là tạo động lực làm việc cho nhân sự. Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, người quản lý phải giúp nhân viên hiểu được công việc họ đang làm, tạo động lực và hướng dẫn trực tiếp chứ không phải ủy quyền công việc một cách mơ hồ.

Ngoài ra, nhà quản lý nên tập trung vào các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, đồng cảm, lắng nghe tích cực, minh bạch, trao quyền,… Đồng thời, kết hợp linh hoạt việc sử dụng các kỹ năng và phong cách lãnh đạo sẽ giúp nhà lãnh đạo đó khai phá tối đa khả năng của nhân viên.

4.2 Gợi ý thực hiện chức năng Lãnh đạo hiệu quả

Lãnh đạo không phải là chức năng khó nhất trong 4 chức năng quản trị. Tuy nhiên, để quá trình này được hiệu quả, nhà lãnh đạo cần tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc như sau:

4.2.1 Thiết lập tầm nhìn chung

Để có thể thiết lập được tầm nhìn chung cho toàn bộ đội nhóm, nhà lãnh đạo hãy:

  • Gắn kết thành công của đội nhóm với thành công của cá nhân từng thành viên.
  • Bên cạnh các phần thưởng về vật chất, hãy tạo cho nhân sự những cơ hội được đào tạo, phát triển bản thân. Ngoài ra, quản lý cần liên tục tạo ra các thử thách để nhân viên cảm thấy có động lực làm việc mỗi ngày và gia tăng thêm kinh nghiệm cho bản thân.
  • Xây dựng văn hóa đội nhóm tích cực. Đây là nơi mà các thành viên có thể hỗ trợ nhau và chia sẻ những tiến bộ và thành tựu của chính mình.
4 chức năng quản trị
Việc thiết lập một tầm nhìn chung sẽ giúp lãnh đạo gắn kết các cá thể khác nhau

4.2.2 Lãnh đạo bằng các ví dụ

Với nguyên tắc này, lãnh đạo cần định hướng những phẩm chất mà họ mong muốn nhân viên hướng tới. Sau đó, hãy biến bản thân trở thành hình mẫu lý tưởng đó để nhân viên noi theo và nỗ lực để làm việc hết mình. Lãnh đạo bằng ví dụ (leading by examples) giúp nhân viên cấp dưới chủ động theo đuổi những phẩm chất mà nhà lahx đạo mong muốn, thúc đẩy cả về tinh thần.

Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí chung cho môi trường làm việc. Khi người quản lý xây dựng thái độ tích cực, các thành viên cũng sẽ phản ứng tương tự và lan tỏa năng lượng đó. Ngược lại, nếu muốn có một bầu không khí nghiêm túc, cá nhân lãnh đạo phải là người tạo ra áp lực.

4 chức năng của nhà quản trị
Một lãnh đạo tích cực sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên

>>> ĐỌC NGAY: 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

4.2.3 Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Việc luôn truyền cảm hứng cho nhóm là trách nhiệm của một nhà lãnh đạo. Điều này sẽ được giải quyết khi bạn sở hữu một khả năng giao tiếp tốt. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo cần:

  • Kết hợp kỹ năng lắng nghe tích cực và sự thấu cảm để xác định được những vấn đề của nhân sự.
  • Giúp tất cả nhân viên đều thấu hiểu về mục tiêu chung của nhóm.
  • Hiểu tính cách của từng cá nhân và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp với từng người.

Bên cạnh đó, mỗi thành viên sẽ có cá tính khác nhau. Điều này sẽ khiến nhóm của bạn không tránh khỏi những mâu thuẫn bởi các xung đột về tính cách. Là một nhà lãnh đạo tốt, bạn cần phải có khả năng phân xử và giải quyết các mâu thuẫn đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người.

4 chức năng quản trị
Sự lắng nghe sẽ giúp nhà lãnh đạo xác định được nguyện vọng của nhân viên

5. Kiểm soát (controlling)

5.1 Định nghĩa và vai trò của chức năng kiểm soát

Chức năng kiểm soát bao gồm việc giám sát hiệu suất, tiến độ thực hiện dự án và tiến hành các điều chỉnh khi cần thiết. Theo đó, nhà quản trị cần đảm bảo nhân sự của mình đang đáp ứng tốt các deadline công việc, cân bằng giữa các nguồn lực thực hiện và ngân sách chung của dự án. Sau đó, dựa trên kết quả đánh giá, nhà quản lý cũng có những nhận xét phù hợp và điều chỉnh kịp thời.

Đối với việc điều chỉnh, nhà quản lý cần tập trung vào yếu tố Nhân sự và Ngân sách dự án. Về yếu tố nhân sự, bạn cần có kế hoạch nhằm đảm về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Đối với ngân sách, nhà quản lý cần giám sát chi tiêu thật chặt chẽ. Nếu dự án đang có bất thường về ngân sách so với dự tính, nhà quản lý cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Kiểm soát giúp phát hiện sớm các sai sót, lỗi lầm trong quá trình hoạt động, ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu kiểm soát không tốt, một số khía cạnh có thể bị ảnh hưởng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tốn kém chi phí phát sinh không cần thiết hay mất uy tín,…

5.2 Gợi ý thực hiện chức năng Kiểm soát hiệu quả

Kiểm soát bao gồm mọi hoạt động nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng và các mục tiêu được đáp ứng đầy đủ. Đồng thời, quá trình này cũng cho biết các cách điều chỉnh phù hợp những vấn đề phát sinh ở mỗi giai đoạn của dự án.

5.2.1 Thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể

Để thực hiện hiệu quả chức năng kiểm soát, bạn cần thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể và rõ ràng. Đây sẽ là những căn cứ để xác định tiến độ và hiệu quả của việc thực thi kế hoạch. Từ đó, quản lý có thể đưa ra các giải pháp phù hợp, hỗ trợ kịp thời nhân viên cấp dưới, giúp công việc được hoàn thành tốt nhất.

ví dụ về 4 chức năng của quản trị
Tiêu chuẩn là căn cứ để kiểm soát quá trình hoàn thành các mục tiêu của dự án

5.2.2 Giám sát nhưng không quản lý vi mô

Trong quá trình thực thi chiến lược, quản lý cần liên tục giám sát chất lượng, hiệu quả làm việc của nhân sự. Điều này sẽ giúp bạn xác định tiến độ dự án cũng như phát hiện sớm các rủi ro. Tuy nhiên, giám sát không có nghĩa là quản lý vi mô. Nhà quản trị không nên can thiệp quá nhiều vào quá trình làm việc của nhân sự vì sẽ làm cản trở các hoạt động của nhân viên.

4 chức năng quản trị
Việc giám sát vi mô có thể ảnh hưởng xấu đến tiến độ của nhân viên

5.2.3 Xây dựng các chiến lược cải thiện hiệu suất

Trong quá trình làm việc, nhà quản lý phải luôn dự phòng các rủi ro và chuẩn bị các kế hoạch để ứng biến kịp thời. Bạn có thể tập huấn, đào tạo cho nhân sự và hỗ trợ họ những nguồn lực cần thiết trong trường hợp rủi ro xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn các thủ tục hoặc quy trình thực hiện thay thế.

4 chức năng quản trị
Các phương án dự phòng là chiến lược cải thiện hiệu suất tốt nhất

6. Mối quan hệ giữa 4 chức năng quản trị

Dù là Doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào, 4 chức năng của quản trị sẽ không tách rời mà có sự liên kết với nhau. Đây sẽ là yếu tố giúp tổ chức quản trị nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Trong các doanh nghiệp lớn, các cấp quản lý được bố trí và phân cấp rõ ràng. Trong đó, nhà quản trị cấp cao chỉ tập trung quản lý nhà quản trị cấp trung. Nhà quản trị cấp trung sẽ quản lý những nhà quản lý thấp hơn. Trong một nhóm, các nhân viên sẽ do nhà quản lý cấp thấp nhất phụ trách.

Trong mỗi tổ chức, các cấp quản trị sẽ được phân chia ở nhiều cấp độ với vị trí và vai trò khác nhau. Khi cấp độ quản lý càng cao thì chức năng hoạch định, tổ chức càng cao. Ngược lại, chức năng điều hành càng thấp thì cấp quản trị cũng càng thấp. Tóm lại, các chức năng quản trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi các chức năng này có sự phối hợp hài hòa thì tổ chức sẽ phát triển và lớn mạnh theo thời gian.

4 chức năng quản trị
4 chức năng quản trị có sự gắn kết chặt chẽ với nhau

4 chức năng quản trị sẽ được phát huy toàn diện hơn với các ứng dụng 4.0 phù hợp. Các nhà quản lý nên quan tâm đến những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tổ chức và theo dõi công việc. Với Phần mềm quản lý công việc toàn diện Fastdo Work – sở hữu các tác vụ đa nhiệm trong việc tổ chức và theo dõi công việc, bạn có thể áp dụng 4 chức năng quản trị từ kế hoạch đến thực thi của tổ chức một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi người đều hướng đến mục tiêu chung và hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA VỀ VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUY TRÌNH TOÀN DIỆN FASTDO WORK

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work
Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work

7. Tầm quan trọng của 4 chức năng quản trị đối với sự phát triển Doanh nghiệp

Việc ứng dụng mô hình 4 chức năng quản trị trong quản trị tại Doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với mỗi kế hoạch, việc đi theo đúng các bước trong mô hình sẽ giúp các nhà quản lý xác định mục tiêu và định hướng tốt từng chặng phát triển.

Đồng thời, 4 chức năng quản trị còn giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát tốt các khâu và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho mỗi chiến lược khi đang triển khai. Từ đó, Doanh nghiệp sẽ tránh được các rủi ro, thiết lập các mục tiêu hiệu quả hơn và có những bước phát triển mạnh mẽ, bứt phá trong tương lai.

polc
Tầm quan trọng của nguyên tắc POLC trong Doanh nghiệp

8. Tham khảo 4 chức năng quản trị trong chiến lược kinh doanh của Apple

Được thành lập từ năm 1976, đến nay Apple đã nằm trong top năm công ty lớn nhất về công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ. Những sản phẩm của Apple luôn cháy hàng và được săn đón từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Vậy các nhà điều hành của Apple đã thực hiện quản lý vận hành Doanh nghiệp này như thế nào theo nguyên tắc 4 chức năng quản trị?

polc là gì
Apple đã áp dụng nguyên tắc POLC trong quản trị thế nào?

8.1 Hoạch định – Planning tại Apple

Từ những ngày đầu thành lập, Apple đã cam kết sẽ cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa tuyệt vời nhất đến từng nhóm đối tượng khách hàng. Luôn lấy yếu tố khách hàng làm “kim chỉ nam”, Apple tin rằng, sự thành công đều được tạo nên bởi mối quan hệ trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.

Vì lý do đó, Apple đã tổ chức rất nhiều buổi hội thảo miễn phí cho các nhóm khách hàng khác nhau để đào tạo kiến thức về sản phẩm và thương hiệu. Chính vì điều này, Apple đã trở nên nổi bật hơn so với các thương hiệu khác trên thị trường bởi luôn mong muốn đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.

polc
Apple thành công nhờ xây dựng lòng tin với khách hàng.

>> ĐỌC TIẾP: Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình hoạch định chi tiết

8.2 Tổ chức và phân bổ – Organizing tại Apple

Bước thứ hai trong quy tắc 4 chức năng quản trị, Apple đã tổ chức một cách rất thông minh và rõ ràng theo hai yếu tố chính: Sản phẩm và con người. Việc tổ chức và phân bổ tại Apple có sự thích ứng và tính linh hoạt rất cao.

Apple cho phép nhân viên trong công ty được sử dụng và nêu ý kiến đóng góp cải tiến về các sản phẩm của họ. Nhờ vậy, họ đã thu được nhiều ý kiến đánh giá trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đây là một trong những lý do khiến sản phẩm của Apple rất được yêu thích vì đáp ứng được đại đa số người dùng.

polc
Apple đã thực hiện chức năng tổ chức một cách rất thông minh và rõ ràng

Không chỉ vậy, các nhân viên của Apple cũng được tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng thường xuyên. Đó là lý do vì sao hầu như tất cả nhân viên của Apple đều có kỹ năng chuyên môn cao và góp phần lớn cho sự phát triển vượt bậc của tập đoàn.

Về khâu tổ chức sản xuất, Apple lựa chọn Trung Quốc là nơi lắp ráp sản phẩm. Tại đây, Apple hợp tác với Foxconn – công ty lớn nhất thế giới về sản xuất linh kiện. Trung Quốc là thị trường lớn và đội ngũ nhân công giá rẻ, linh kiện lại có sẵn. Nhờ vậy, Apple đảm bảo việc sản xuất một số lượng hàng lớn với mức chi phí tiết kiệm nhất.

polc là gì
Apple hợp tác cùng Foxconn- công ty sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới.

4.3 Lãnh đạo – Leading tại Apple

Nhắc đến Apple là nhắc đến Steve Jobs – một nhà lãnh đạo tài ba có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Khi quay lại Apple vào năm 1997, Steve Jobs đã đặt mục tiêu đầu tiên đó là tăng trưởng doanh thu cho công ty.

“Sự đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế, là sự tiến hóa cuối cùng’’ – câu châm ngôn làm kim chỉ nam trong các chiến lược của Steve Jobs tại Apple. Chính sự đơn giản trong thiết kế là lợi thế cạnh tranh của Apple so với các đối thủ trên thị trường. Tư duy độc đáo này của Jobs đã mang đến vị thế khổng lồ của Apple như hiện tại.

Có thể nói, Steve Jobs đã đóng góp một phần vô cùng lớn để Apple có được sự thành công vang dội như ngày hôm nay. Sau khi ông mất, Tim Cook thay ông nắm quyền điều hành Apple với một phong cách hoàn toàn khác. Tuy nhiên, Tim Cook vẫn tôn trọng và kế thừa nền tảng mà Jobs xây dựng để tiếp tục đưa Apple ngày càng đi lên.

polc
Sau khi Steve Jobs qua đời Tim Cook đã lên thay vị trí.

8.4 Kiểm soát – Controlling tại Apple

Với chức năng Kiểm soát, các cấp quản lý và lãnh đạo tại Apple luôn tập trung theo dõi hiệu quả và liên tục đánh giá sự thành công của từng chiến dịch mà họ triển khai. Vì thế, họ có thể nhanh chóng xác định các vấn đề và khắc phục kịp thời trước khi mọi thứ trở nên tệ hơn.

Sau này, Apple gần như không phát minh thêm các sản phẩm mới. Họ tập trung phát triển các sản phẩm hiện tại. Dù vậy, họ vẫn khẳng định đẳng cấp của mình khi giữ vững vị thế số 1 trong thị trường. Các đợt ra mắt phiên bản mới của các sản phẩm Apple đều tạo nên những cơn sốt đối với người tiêu dùng.

polc
Cơn sốt Iphone 14 series tại thị trường Việt Nam

Trên đây là toàn bộ nội dung 4 chức năng quản trị của nhà lãnh đạo. Hy vọng những thông tin mà Fastdo vừa cung cấp về chủ đề này sẽ giúp ích cho Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức của mình.

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (4 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo