Tư duy chiến lược là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu đối với các nhà lãnh đạo. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu về kỹ năng quan trọng này với các kỹ thuật để rèn luyện qua bài viết dưới đây!
1. Tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược (Strategic thinking) là một loại kỹ năng của nhà lãnh đạo, thể hiện qua việc xác định các mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và ưu tiên quan trọng của doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra được kế hoạch hành động đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài.
Là một nhà lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao, bạn không thể thiếu tư duy chiến lược. Đây là một năng lực đặc biệt quan trọng. Tư duy chiến lược sẽ quyết định đến sự thành bại của các quyết định, chiến lược của bạn cũng như sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp trong tương lai.
Những người sở hữu kỹ năng này biểu hiện thông qua những suy nghĩ có chiều sâu cùng với tầm nhìn xa. Họ không chỉ nhìn nhận vấn đề toàn diện mà còn đánh giá sự tác động từ các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức. Từ đó, họ có thể nhanh chóng xác định các cơ hội, thách thức và xây dựng các kế hoạch phù hợp duy trì mục tiêu.
2. Lợi ích của việc sở hữu tư duy chiến lược
Trên thực tế, một nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng tư duy chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Xác định tầm nhìn dài hạn cho Doanh nghiệp: Kỹ năng tư duy chiến lược giúp nhà lãnh đạo có thể đảm bảo các kế hoạch, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp luôn chính xác và chắc chắn. Phân tích và dự báo thị trường liên tục sẽ giúp Doanh nghiệp phát triển đúng hướng và nhanh chóng hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
- Giúp Doanh nghiệp phát triển hoàn toàn chủ động: Tư duy chiến lược giúp nhà lãnh đạo chủ động hơn trong việc khai thác các cơ hội và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Cụ thể, sự chủ động sẽ giúp nhà lãnh đạo phân tích rõ nét điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Từ đó, họ có thể xây dựng các chiến lược hợp lý để phát huy cũng như cải thiện chúng, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động.
- Thiết lập sự liên kết trong toàn bộ tổ chức: Từ những chiến lược chung của toàn tổ chức, các phòng/ ban sẽ cụ thể hóa các kế hoạch cho phù hợp với đặc trưng công việc tuy nhiên vẫn đảm bảo hỗ trợ cho mục tiêu chung của Doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tạo nên tính liên kết giữa các cấp khác nhau trong toàn bộ Doanh nghiệp.
3. 5 Mức độ của Kỹ năng tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược được phân chia ra thành 5 mức độ. Chúng bao gồm:
Mức độ 1 – Cần rèn luyện và cải thiện thêm
Ở mức độ đầu tiên, cá nhân chỉ vận dụng được tư duy chiến lược trong những tình huống cơ bản. Họ vẫn cần sự chỉ dẫn rất nhiều từ những người lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Những người ở mức độ này biểu hiện qua việc tự đặt ra mục tiêu riêng phù hợp với kế hoạch phát triển đội nhóm và Doanh nghiệp.
Mức độ 2 – Có tư duy chiến lược ở mức cơ bản
Đến mức độ 2, cá nhân có thể vận dụng được tư duy chiến lược trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn cần được người khác hỗ trợ. Cụ thể, cá nhân có thể điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp cũng như hình dung được hệ quả của các vấn đề.
Mức độ 3 – Đã có thể áp dụng tư duy chiến lược ở mức khá
Ở mức độ này, tuy thỉnh thoảng vẫn còn sự trợ giúp từ người khác, nhưng cá nhân có thể vận dụng được năng lực tư duy chiến lược trong những tình huống có độ khó cao. Biểu hiện hành vi của cá nhân thuộc mức độ này như sau:
- Trau dồi kỹ năng lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch hành động cho nhóm dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Kiểm soát cũng như theo dõi các hoạt động của đội/ nhóm sao cho phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp đã đặt ra.
- Đánh giá được chính xác nguyên nhân cũng như hệ quả của vấn đề tổ chức đang gặp phải.
Mức độ 4 – Vận dụng năng lực tư duy chiến lược ở mức tốt
Ở mức độ 4, cá nhân có thể vận dụng tư duy chiến lược mà không cần sự hướng của người khác trong những tình huống khó nhằn. Biểu hiện thường thấy ở các cá nhân này như sau:
- Có khả năng truyền đạt chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp tới nhiều bên khác nhau.
- Xác định được cơ hội và nguy cơ để đưa ra phương án hành động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra
- Thường xuyên quan sát, tổng hợp, đánh giá và hành động dựa trên mối tương quan bên trong lẫn bên ngoài tổ chức.
Mức độ 5 – Sở hữu tư duy chiến lược ở mức xuất sắc
Với mức độ xuất sắc, cá nhân đá chủ động vận dụng tư duy chiến lược trong những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân thường biểu hiện qua những hành vi như:
- Tự tin truyền đạt kỹ năng mềm cho người khác.
- Xác định được mức độ ưu tiên cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển cho Doanh nghiệp.
- Có khả năng truyền đạt được tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của tổ chức dến nhiều đối tượng khác nhau.
- Xây dựng được các kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
- Dẫn dắt doanh nghiệp đi theo chiến lược đúng đắn để phát triển lâu dài.
4. 8 Gợi ý giúp rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược
Để có thể rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy chiến lược, bạn có thể tham khảo 8 kỹ thuật sau. Đặc biệt, Fastdo sẽ giúp bạn hình dung 8 cách này bằng các case study cụ thể trong thực tế. Cùng theo dõi tiếp nhé!
4.1 Học cách chia nhỏ vấn đề
Chia nhỏ vấn đề là bước đầu tiên trong việc rèn luyện tư duy chiến lược. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hay mục tiêu, vấn đề sẽ được phân tách ra bằng nhiều cách khác nhau. Việc phân tách vấn đề ra thành nhiều phần nhỏ hơn sẽ giúp bạn tập trung vào chúng một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, khi một vấn đề lớn được chia nhỏ, nó trở nên dễ quản lý và giải quyết hơn. Bởi lẽ, bạn sẽ có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, xác định các nguyên nhân gốc rễ và phát triển các giải pháp cụ thể cho từng phần.
Ví dụ: Boeing 787 Dreamliner Boeing từng gặp khó khăn lớn khi phát triển dòng máy bay 787 Dreamliner, khi dự án liên tục bị chậm tiến độ và đội chi phí. Thay vì cố gắng khắc phục mọi vấn đề cùng một lúc, họ chia nhỏ quy trình sản xuất ra thành nhiều phần, mỗi phần giao cho các nhà cung cấp và đối tác trên toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phức tạp trong việc phối hợp giữa các bộ phận lại khiến dự án chậm trễ hơn. Boeing sau đó quyết định chia nhỏ các vấn đề thành các lĩnh vực chính, tập trung vào vấn đề cung ứng linh kiện và cải thiện quy trình nội bộ. Nhờ đó, họ đã đưa dự án trở lại đúng hướng và ra mắt thành công dòng Dreamliner.
4.2 Luôn bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao”
Đứng trước một vấn đề, thông thường chúng ta sẽ rơi vào tình trạng vội vã đi tìm câu trả lời hay cách giải quyết thay vì đặt câu hỏi tại sao nó lại xảy ra. Việc đưa ra các câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về vấn đề cũng như đào sâu vào nguyên nhân gốc rễ. Từ đó bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về bối cảnh để đề xuất được những cách giải quyết sáng tạo và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Toyota để dùng Phương pháp 5 Whys để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trong sản xuất khi một máy trong nhà máy sản xuất bị ngừng hoạt động. Cụ thể, thay vì chỉ sửa máy ngay lập tức, Toyota yêu cầu kỹ sư đặt câu hỏi “Tại sao máy lại ngừng hoạt động?” và tiếp tục hỏi “Tại sao” cho đến khi phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ là một vấn đề trong quá trình bảo trì định kỳ. Việc này đã giúp Toyota tối ưu hóa quy trình bảo trì và ngăn chặn các vấn đề tương tự trong tương lai.
4.3 Xác định những mục tiêu và vấn đề thật sự
Trong mọi tình huống, bạn cần phải xác định những mục tiêu, các triệu chứng và vấn đề thực sự. Hãy thu thập đầy đủ thông tin cần thiết để nắm bắt chính xác vấn đề, đồng thời loại bỏ những ý kiến chủ quan của bản thân và tập trung tuyệt đối vào thông tin, dữ liệu.
Điều này giúp đảm bảo rằng các nỗ lực và nguồn lực được tập trung vào việc giải quyết vấn đề cốt lõi thay vì chỉ xử lý các biểu hiện bề ngoài.Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất.
Ví dụ: Vào cuối thập niên 2000, Netflix đối mặt với sự cạnh tranh từ Blockbuster và các dịch vụ DVD truyền thống. Thay vì chỉ tập trung vào vấn đề cạnh tranh giá cả, Netflix xác định rằng vấn đề thật sự là sự thay đổi trong hành vi của người dùng, khi họ dần chuyển sang tiêu thụ nội dung qua Internet thay vì đĩa DVD. Kết quả là Netflix tập trung vào phát triển dịch vụ streaming và nội dung gốc, giúp công ty không chỉ tồn tại mà còn trở thành một trong những dịch vụ giải trí hàng đầu thế giới.
Trong quá trình rèn luyện tư duy chiến lược, một yếu tố không thể thiếu là khả năng quản lý công việc và quy trình. Một giải pháp hỗ trợ triệt để vấn đề này là phần mềm quản lý công việc Fastdo Work của Fastdo – công cụ giúp kết nối các quy trình và công việc của nhân viên, phòng ban với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đảm bảo mọi thành viên đều đi theo cùng một hướng.
Với bộ công cụ quản lý bao gồm fPlan, fWorkflow, fMeeting và fTodolist, Fastdo Work cung cấp cho bạn nền tảng quản lý kế hoạch linh hoạt và hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tạo danh sách công việc, quản lý tiến độ, phát hiện điểm nghẽn trong quy trình để kịp thời giải quyết và theo dõi kết quả theo thời gian thực mà không cần phải chuyển đổi qua lại giữa nhiều ứng dụng khác nhau. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự lãng phí về thời gian mà còn đảm bảo sự chính xác và đồng bộ trong toàn bộ quy trình công việc của doanh nghiệp.
Với mức giá chỉ từ 30.000 VND/user/tháng (đang có trợ giá độc quyền 60%), doanh nghiệp của bạn có thể sở hữu một nền tảng quản lý công việc toàn diện, đảm bảo toàn bộ nhân viên tự chủ trong việc quản lý công việc cá nhân và thực hiện đúng vai trò của mình trong đội nhóm.
Ngoài ra, demo sản phẩm miễn phí và hỗ trợ đào tạo 24/7 là một trong những điểm cộng lớn của Fastdo Work. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí 7 ngày để hiểu rõ cách phần mềm có thể giúp doanh nghiệp của mình vận hành hiệu quả hơn, loại bỏ các hao phí và tối ưu quy trình.
4.4 Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Nếu bạn chỉ dựa vào góc nhìn của bản thân, những mục tiêu bạn đề ra sẽ mang thiên hướng chủ quan, không gắn liền với thực tế. Vì thế, bạn cần học cách lắng nghe tích cực, đặc biệt từ những người am hiểu về lĩnh vực hay có mục tiêu tương tự. Kỹ năng này sẽ giúp bạn hiểu rõ ý kiến, nhu cầu của người khác, xây dựng mối quan hệ tốt hơn, thu thập thông tin quan trọng và đưa ra các quyết định chiến lược chính xác hơn.
Ví dụ: Khi Satya Nadella trở thành CEO của Microsoft, ông đã thực hiện một cuộc cải tổ lớn. Một trong những điểm nhấn là lắng nghe phản hồi từ khách hàng về các sản phẩm như Windows và Office. Thay vì chỉ phát hành các phiên bản mới một cách định kỳ, Microsoft bắt đầu triển khai chiến lược “Windows as a Service,” thường xuyên cập nhật và tinh chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi trực tiếp từ người dùng. Điều này đã giúp Microsoft không chỉ cải thiện sản phẩm mà còn gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
4.5 Luôn đảm bảo về vấn đề nguồn lực
Chiến lược được duy trì đúng tiến độ và hiệu quả hay không là nhờ vào việc đảm bảo nguồn lực. Trước khi hành động, hãy thống kê lại những nguồn lực bạn có bằng các câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu ngân sách cho một chiến lược?
- Bạn cần bao nhiêu nhân sự cho chiến lược này?
- Trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý cần phải có cho chiến lược này là gì?
Hãy liệt kê đầy đủ nhất các tài nguyên mà bạn cần có để thực hiện chiến lược của mình. Điều này giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn lực, từ đó đảm bảo kế hoạch được triển khai một cách suôn sẻ.
Ví dụ: Khi Apple phát triển iPhone, họ đảm bảo rằng các nguồn lực, từ phần cứng, phần mềm đến tài nguyên con người, đều được phân bổ một cách tối ưu. Steve Jobs không chỉ tập trung vào thiết kế sản phẩm mà còn đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất của Apple có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng triệu chiếc iPhone mỗi năm. Điều này giúp Apple đảm bảo việc ra mắt sản phẩm thành công mà không gặp phải tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
4.6 Phát triển kế hoạch từ những yếu tố rõ ràng nhất
Là một nhà lãnh đạo, việc xác định rõ ràng các vấn đề và mục tiêu trước khi giải quyết đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần luôn thu thập và phân tích thông tin để xác định các vấn đề cốt lõi. Điều này sẽ giúp bạn tránh đi việc lãng phí thời gian và nguồn lực khi giải quyết những việc không quan trọng.
Ngoài ra, hãy luôn gạt bỏ đi ý kiến chủ quan trong quá trình phân tích vấn đề. Sự chủ quan sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của những phương án bạn đưa ra. Bạn cần luôn căn cứ vào dữ liệu thực tế để xác định vấn đề. Chính việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra các kế hoạch giải quyết hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi Amazon quyết định ra mắt dịch vụ Amazon Prime, họ xác định mục tiêu rõ ràng là tăng tỷ lệ khách hàng trung thành bằng cách cung cấp giao hàng miễn phí trong hai ngày. Sau đó, Amazon phát triển kế hoạch chi tiết dựa trên các yếu tố rõ ràng như chi phí vận chuyển, quy mô khách hàng tiềm năng và khả năng mở rộng dịch vụ. Kết quả là Amazon Prime trở thành một trong những dịch vụ thành công nhất của Amazon, tạo ra hàng tỷ USD doanh thu từ việc duy trì và mở rộng tệp khách hàng trung thành.
4.7 Tính toán chính xác về nguồn nhân lực
Chiến lược sẽ không thể diễn ra thành công nếu không được tính toán chuẩn xác về yếu tố nguồn lực. Trước khi bước vào giai đoạn triển khai, bạn cần thống kê các yếu tố:
- Quỹ thời gian bạn dành cho chiến lược này là bao nhiêu?
- Ngân sách dành cho kế hoạch là bao nhiêu?
- Các cơ sở vật chất cần thiết gồm những gì?
- Đâu là những trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý cần quan tâm?
- Những cá nhân nào có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả nhóm?
- Bạn hiểu bao nhiêu về Doanh nghiệp và vai trò của chính mình?
Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được các tài nguyên cần thiết cho việc thực thi hóa chiến lược của mình.
Ví dụ: Khi SpaceX bắt đầu dự án phát triển tên lửa Falcon Heavy, Elon Musk đã tính toán kỹ lưỡng về nguồn nhân lực cần thiết cho từng giai đoạn phát triển. SpaceX tập trung vào việc thu hút và giữ chân các kỹ sư hàng đầu từ các ngành hàng không và công nghệ khác, đồng thời triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều có đủ kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này giúp SpaceX không chỉ phát triển thành công Falcon Heavy mà còn đưa công ty trở thành một trong những nhà tiên phong trong ngành vũ trụ.
4.8 Luôn lặp lại quá trình này một cách liên tục
Tư duy chiến lược không phải là một kỹ năng dễ dàng. Theo đó, nhà lãnh đạo cần phải rèn luyện liên tục mới có thể khai thác được hiệu quả mà kỹ năng này mang lại. Có thể bạn chỉ cần giải quyết nhanh các vấn đề nhỏ, ít quan trọng. Nhưng đối với các vấn lớn, bạn cần đầu tư thời gian để tư duy chiến lược thì mới hiệu quả.
Lặp lại quá trình tư duy chiến lược sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi, cập nhật chiến lược dựa trên kết quả đạt được và những yếu tố môi trường mới, từ đó có phương án cải thiện chiến lược hiệu quả hơn.
Ví dụ: Facebook liên tục lặp lại quy trình cải tiến thuật toán News Feed của mình để đảm bảo rằng người dùng luôn thấy được nội dung phù hợp nhất. Mỗi khi Facebook nhận phản hồi từ người dùng hoặc có thay đổi trong hành vi sử dụng, họ sẽ điều chỉnh thuật toán, thử nghiệm và triển khai các cập nhật mới. Việc liên tục lặp lại quá trình này giúp Facebook giữ chân hàng tỷ người dùng và duy trì vị trí mạng xã hội hàng đầu.
5. 3 Dạng tư duy chiến lược thường gặp
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 dạng tư duy chiến lược thường gặp nhất ở các nhà lãnh đạo:
5.1 Head in the Sand – Tư duy chiến lược theo kiểu bảo thủ
Những nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược bảo thủ (Head in the Sand) cảm thấy tự hào với những thành tựu đã đạt được và từ chối sự thay đổi. Theo đó, họ cho rằng nhân sự chỉ cần làm theo chỉ đạo của mình và những chiến lược trong quá khứ là sẽ thành công.
Đây là một tư duy hoàn toàn sai lầm mà các nhà quản trị nên tránh phải. Trong thương trường đầy biến động, nếu chỉ mãi ngủ quên trên những chiến thắng cũ mà không chịu thay đổi, Doanh nghiệp đó sẽ bị bỏ lại phía sau và dần sẽ bị khách hàng quên lãng.
Một ví dụ có thể dễ nhận thấy đối với loại tư duy chiến lược này chính là trường hợp của các nhà hàng, quán ăn. Khi vừa mới mở cửa, khách hàng đến rất đông, tuy nhiên sẽ dần dần vắng khách về sau. Điều này xảy ra vì chủ quán vẫn giữ nguyên thực đơn, không cập nhật các món mới khiến khách hàng dần rời đi.
5.2 Fast Follower – Tư duy chiến lược nhạy bén theo thời cuộc
Khác với tư duy bảo thủ, những nhà lãnh đạo sở hữu tư duy chiến lược nhạy bén theo thời cuộc đã có sự thức thời, không bị bó hẹp trong tư duy lỗi thời. Theo đó, những nhà lãnh đạo có tư duy này thường phân tích thị trường, hành vi khách hàng kỹ càng để xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp.
Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là nhà lãnh đạo sở hữu tư duy này. Lựa chọn khởi nghiệp với ngành gỗ và nội thất gỗ, sau khi thấy sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng hướng sang mảng nhà ở, ông đã mở rộng đầu tư sang bất động sản. Sự thay đổi này đã đem về cho ông doanh thu vô cùng ấn tượng.
5.3 Create the Future – Tư duy chiến lược kiến tạo tương lai
Tư duy chiến lược kiến tạo tương lai (Create the Future) là dạng tư duy được đánh giá ở cấp độ tuyệt vời. Theo đó, tư duy này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đi trước cả khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong tương lai chứ không phải hiện tại. Từ đó, họ sẽ đi trước và đón đầu xu hướng hay thậm chí là tạo ra xu hướng.
Trong những năm trước 1995, người tiêu dùng Việt Nam chỉ quen với việc sử dụng bột giặt. Một nhược điểm của việc dùng bột giặt là khả năng giữ mùi khá kém, bay hương ngay sau khi phơi khô. Với tư duy này, P&G đã tạo ra nước xả vải Downy giúp khắc phục được điều này và tạo ra xu hướng cho người tiêu dùng.
Bài viết vừa rồi của Fastdo đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tư duy chiến lược. Hãy luôn rèn luyện kỹ năng này liên tục để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời nhé!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 4 Chức năng quản trị và các gợi ý giúp thực hiện hiệu quả
- 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại
Tư duy chiến lược là gì và tại sao nó quan trọng với nhà lãnh đạo?
Tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo, giúp xác định các mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và ưu tiên quan trọng của doanh nghiệp. Kỹ năng này cho phép nhà lãnh đạo xây dựng kế hoạch hành động đúng đắn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công trong tương lai.
Lợi ích của việc sở hữu tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược mang lại nhiều lợi ích như giúp xác định tầm nhìn dài hạn, phát triển doanh nghiệp một cách chủ động và tạo sự liên kết giữa các phòng ban, đảm bảo tổ chức đi đúng hướng và tối ưu hóa cơ hội cũng như giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Các mức độ của kỹ năng tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược được chia thành 5 mức độ: từ cần rèn luyện thêm cho đến mức độ xuất sắc. Mức độ cao nhất là khi nhà lãnh đạo có khả năng xác định rõ mục tiêu, truyền đạt tầm nhìn và xây dựng kế hoạch hành động hiệu quả để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược?
Một số kỹ thuật rèn luyện tư duy chiến lược bao gồm: học cách chia nhỏ vấn đề, luôn đặt câu hỏi “Tại sao”, xác định mục tiêu và vấn đề thật sự, lắng nghe tích cực và đảm bảo nguồn lực trước khi hành động. Những kỹ năng này sẽ giúp nhà lãnh đạo phát triển tư duy chiến lược và áp dụng vào các tình huống cụ thể.
Fastdo Work hỗ trợ tư duy chiến lược và quản lý công việc như thế nào?
Fastdo Work là giải pháp giúp kết nối các quy trình và công việc của nhân viên với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Với các công cụ như fPlan, fWorkflow, fMeeting, và fTodolist, Fastdo Work giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý công việc một cách hiệu quả, đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều có chung mục tiêu và thực hiện công việc đúng vai trò, giúp tối ưu hoá quy trình và nâng cao hiệu suất làm việc.