Quyền lực chuyên gia đề cập đến việc bạn có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó và tự tin chia sẻ cho những người khác. Khác với những quyền lực có được do chức danh, quyền lực chuyên gia là quyền của chính cá nhân, tồn tại và phát triển theo thời gian. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay cách thực hiện quyền lực chuyên gia ở nơi làm việc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quyền lực chuyên gia là gì
Nếu bạn có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định và tự tin chia sẻ đến người khác, rất có thể bạn đang sở hữu quyền lực chuyên gia. Những chia sẻ và giúp đỡ của bạn đối với những thành viên xung quanh khiến họ tin tưởng và chủ động xin lời khuyên từ bạn. Trong hoàn cảnh này, bạn sẽ đóng vai trò như một người cố vấn.
Đối với những nhà quản lý sở hữu quyền lực chuyên gia sẽ giúp thúc đẩy đội nhóm của họ đạt được hiệu suất tốt nhất.
>>> ĐỌC THÊM: Tổng hợp top 08 kỹ năng lãnh đạo cần có năm 2022
2. Tầm quan trọng của quyền lực chuyên gia
Quyền lực chuyên gia không xuất phát từ vị trí của bạn trong tổ chức mà đến từ việc bạn có năng lực chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Do đó, bất cứ ai cũng có thể phát huy được quyền lực chuyên gia của mình nếu họ có thế mạnh trong một lĩnh vực nhất định và sẵn sàng đem kinh nghiệm, kiến thức đó đi để chia sẻ.
Ví dụ: Khi đồng nghiệp của bạn đang cần thiết kế một ấn phẩm nhưng chưa có kinh nghiệm. Vốn là người đã có kinh nghiệm về thiết kế, bạn cho họ lời khuyên và giúp họ hoàn thành công việc của mình. Khi đó, bạn đã xây dựng được quyền lực chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế.
Việc chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp bạn nâng cao sức ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được nhiều người ủng hộ từ việc xây dựng quyền lực chuyên gia trong quá khứ.
Đối với những người muốn phát triển sự nghiệp, quyền lực đến từ vị trí và chức danh không tồn tại vĩnh viễn. Thay vào đó, bạn hãy tập trung để phát triển quyền lực chuyên gia của mình. Đây chính là yếu tố cốt lõi giúp bạn có thể bứt phá trong sự nghiệp của mình.
>>> XEM NGAY: 11 kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả cần có của một leader team
3. 7 bước xây dựng sức mạnh chuyên gia
Sau đây là 7 bước xây dựng quyền lực chuyên gia hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Xác định lĩnh vực chuyên môn của bản thân
Để có thể xây dựng sức mạnh chuyên gia, bạn cần xác định những điểm mạnh của bản thân và lựa chọn đâu là cái mà bạn muốn gắn bó để phát triển thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin góp ý của các thành viên trong đội nhóm của mình để giúp xác định những khía cạnh nổi bật của bạn, từ đó có thể lên kế hoạch để phát triển nó sâu hơn.
>>> ĐỌC THÊM: Phê Bình Mang Tính Xây Dựng, Cách Bày Tỏ Và Chấp Nhận
3.2 Lắng nghe và học hỏi từ các chuyên gia khác
Sau khi đã biết mình muốn xây dựng sức mạnh chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn nào, bạn sẽ cần sự trợ giúp từ các chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực. Hãy tìm kiếm và nghiên cứu những lời khuyên từ các chuyên gia cùng lĩnh vực qua các nguồn như video chia sẻ, webinars, khóa học hoặc podcasts để có cho mình một lộ trình phát triển quyền lực chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm cho mình một mentor để cùng đồng hành.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Elon Musk: Điên rồ tạo nên thành công
3.3 Xây dựng hình ảnh như một chuyên gia
Kiến thức chuyên môn gắn liền với học vấn và kinh nghiệm. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng đồng nghiệp của bạn biết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và những thành tựu của bạn.
Để thể hiện được điều này, bạn có thể giới thiệu một cách khéo léo về trình độ của mình. Bên cạnh đó, thông qua việc treo các bằng cấp, giấy phép và giải thưởng trong văn phòng làm việc, bạn cũng thể hiện được hình ảnh chuyên gia của mình. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận để tránh lạm dụng chiến thuật này, bởi nó có thể khiến bạn trở thành kẻ khoe khoang trước mắt mọi người.
>>> ĐỌC THÊM: Kỹ năng cứng là gì? 8 Kỹ năng cứng quan trọng cần rèn luyện
3.4 Duy trì sự uy tín của bản thân
Duy trì sự uy tín là yếu tố quan trọng để xây dựng quyền lực chuyên gia cho chính bản thân bản. Một khi đã thiết lập được sức mạnh chuyên môn thì hình ảnh của bạn cần được duy trì và bảo vệ cẩn thận. Bạn có thể duy trì sự uy tín ở bất kỳ nơi đâu có những người đang quan tâm đến lĩnh vực mà bạn đang xây dựng quyền lực chuyên môn.
Bên cạnh đó, bạn không nên đưa ra bình luận tiêu cực về những chủ đề không rõ ràng trong bất cứ tình huống nào. Hơn nữa, bạn không nên có liên quan và dính líu nào đến các dự án có có tỉ lệ thành công thấp.
>>> ĐỌC TIẾP: Kỹ năng mềm là gì? 12 kỹ năng quan trọng cho sự thành công
3.5 Luôn quyết đoán trong các tình huống khủng hoảng
Trong các tình huống xấu nhất xảy ra trong doanh nghiệp, những người dưới quyền thường trông đợi hướng dẫn xử lý tình huống một cách hợp lý từ người lãnh đạo. Bởi lẽ, họ tin rằng người lãnh đạo sẽ là người biết được cách chèo lái con thuyền theo hướng tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Trong tình huống đó, cấp dưới của bạn sẽ suy nghĩ đến năng lực chuyên môn và kiến thức của bạn đã được xây dựng. Cho dù bạn không biết cách xử lý tình huống khủng hoảng như thế nào thì bạn phải nhớ rằng hình ảnh quyền lực chuyên gia trong mắt cấp dưới sẽ biến mất nếu bạn tỏ ra lúng túng.
>>> ĐỌC NGAY: Kỹ năng sống là gì? 11 Kỹ năng sống quan trọng cần có để thành công
3.6 Cập nhật các thông tin và xu hướng kịp thời
Quyền lực chuyên gia được thực hiện qua việc trình bày và thuyết phục dựa trên kiến thức chuyên môn. Điều này phụ thuộc vào việc bạn phải thường xuyên nắm giữ các sự kiện và những thông tin quan trọng. Do đó, để làm tốt được điều này, bạn cần nắm bắt cũng như kiểm soát thông tin kịp thời về sự phát triển, thay đổi trong đội nhóm, tổ chức, và cả thông tin từ thế giới bên ngoài.
>>> ĐỌC THÊM: Năng lực là gì? 4 Phương pháp nâng cao năng lực của bản thân
3.7 Tuyệt đối không làm tổn thương đến lòng tự tôn của cấp dưới
Quyền lực chuyên môn phát triển dựa trên sự khác biệt về tri thức giữa lãnh đạo và các thành viên trong đội nhóm. Các thành viên trong đội nhóm không thích sự so sánh quá khập khiễng. Vì vậy, nếu không cẩn thận trong việc thể hiện sức mạnh chuyên gia thì bạn sẽ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu của nhân viên bởi vì một nhà lãnh đạo kiêu ngạo và phô trương.
>>> ĐỌC NGAY: Kỹ năng giao tiếp là gì? 12 bí quyết giúp bạn giao tiếp hiệu quả
4. Làm thế nào để chia sẻ sức mạnh chuyên gia của bản thân
Khi là một nhà lãnh đạo sở hữu sức mạnh chuyên môn, vai trò của bạn vừa là giáo viên vừa là người hỗ trợ. Bạn nên đào tạo và cố vấn các thành viên trong nhóm của mình để giúp họ phát triển và ứng dụng các kỹ năng, trở thành chuyên gia cho chính mình. Sau đây là một vài lưu ý để bạn có thể chia sẻ sức mạnh chuyên gia của bản thân.
- Nâng cao năng lực của nhân viên
Việc chia sẻ sức mạnh chuyên gia của bạn có thể thúc đẩy tinh thần làm việc cho các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: Nếu một trong các nhân viên đang gặp khó khăn với chiến dịch quảng cáo trả tiền mà họ đang triển khai cho khách hàng, bạn có thể hỗ trợ họ. Đây là cơ hội để sử dụng phẩm chất lãnh đạo và chia sẻ một số kiến thức chuyên môn.
Bằng cách đó, họ sẽ được tiếp thêm động lực cũng như có kinh nghiệm cho chiến dịch vào những lần sau. Điều này cũng có thể giúp họ phát triển sức mạnh chuyên gia cá nhân.
Với tư cách là một chuyên gia, bạn có thể nâng cao năng lực cho nhân sự bằng nhiều cách, như là cầm tay chỉ việc, tổ chức workshop,… Điều này chỉ phù hợp đối với số lượng học viên ít và tần suất đào tạo không lặp lại quá nhiều. Nếu số lượng học viên và tần suất huấn luyện tăng, bạn sẽ không có thời gian để làm những công việc khác.
Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm đào tạo nội bộ của Doanh nghiệp để tạo và quản lý khóa học của mình. Thông qua đó, nhân sự có thể tham gia học bất cứ lúc nào và sẽ đo lường được hiệu quả sau huấn luyện.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
- Ghi nhận những đóng góp của các thành viên:
Việc phát triển kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa để xây dựng và chia sẻ sức mạnh chuyên gia. Nếu thấy một thành viên trong nhóm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bạn nên sử dụng tư cách là người lãnh đạo để ghi nhận họ. Bởi lẽ, sự công nhận này có thể là động lực to lớn mà họ cần để nâng cao năng lực chuyên gia của mình.
- Không ngừng học hỏi và phát triển bản thân:
Ngay cả khi bạn đã trở thành chuyên gia, bạn không nên ngừng xây dựng năng lực chuyên môn của mình. Nếu bạn cần giúp đỡ để phát triển tư duy này, bạn có thể thử đặt ra những mục tiêu SMART liên quan đến cá nhân hoặc công việc.
5. Phát triển đội nhóm thông qua quyền lực chuyên gia
Có rất nhiều hình thức để giúp phát triển đội nhóm, bao gồm quyền lực chính thức có được từ vị trí công việc và quyền lực cá nhân có được từ năng lực của bạn. Bạn có thể sử dụng các loại quyền lực này cùng nhau để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và truyền cảm hứng.
Việc xây dựng quyền lực chuyên gia đòi hỏi sự tập trung và mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, khi bạn đã nắm bắt được chúng, bạn có thể phát triển một đội ngũ nhân viên tin tưởng và tôn trọng bạn.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quyền lực chuyên gia. Hãy tập trung trau dồi và phát triển quyền lực chuyên môn bên trong mình. Đó chính là nền tảng giúp bạn có thể phát triển con đường sự nghiệp một cách bền vững nhất. Hy vọng những thông tin mà Fastdo vừa chia sẻ sẽ mang lại giá trị đến bạn!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?
- 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công