KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Năng suất độc hại là gì? 6 Cách khắc phục tình trạng hiệu quả

Facebook
Twitter
LinkedIn

Nếu bạn luôn ở trong trạng thái bận rộn và căng thẳng, điều này có thể dẫn đến tình trạng “năng suất độc hại“. Bạn sẽ không thể nào nhận ra mình đang rơi vào trạng thái như vậy bởi mọi người hay quan niệm rằng làm nhiều việc là một điều tốt. Thế nhưng, trên thực tế, vấn đề này sẽ gây ra những tác hại xấu đối với thể chất lẫn tinh thần của bạn. Hãy cùng Fastdo tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!

1. Hiểu đúng về năng suất độc hại

Trên thực tế, năng suất độc hại khiến cho người ta không ngừng cố gắng làm việc để bản thân tốt hơn. Nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ sự thiếu tự tin và tâm lý sợ đào thải. Từ đó, điều này dẫn đến hệ lụy là sự kiệt quệ về sức khỏe và tinh thần. Dù luôn cố gắng làm việc chăm chỉ là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Sau đây là các nguyên nhân và dấu hiệu giúp bạn nhận diện được khi bản thân đang gặp phải tình trạng năng suất độc hại.

1.1 Nguyên nhân gây nên tình trạng năng suất độc hại

Khái niệm này có vẻ xa lạ với nhiều người, nói một cách dễ hiểu thì năng suất độc hại có tính chất khá giống với “người nghiện công việc”. Do đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không quá phức tạp. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

Nhà lãnh đạo “độc hại”:

Một người quản lý “độc hại” sẽ khiến nhân sự luôn cảm thấy thiếu tự tin. Bản thân nhân sự, chịu sự lãnh đạo của những nhà quản lý này, luôn cảm thấy bản thân không đủ năng lực để hoàn thành các công việc được giao. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo “độc hại” sẽ luôn thúc ép làm việc quá nhiều, dẫn đến tình trạng quá sức và sẽ ảnh hưởng đến tinh thần.

Mối quan hệ đồng nghiệp “độc hại”:

Những người đồng nghiệp mang thiên hướng “độc hại” sẽ luôn phàn nàn về công việc, môi trường làm việc. Từ đó, họ sẽ tạo ra những nguồn năng lượng tiêu cực và sẽ khiến bạn cảm thấy khó có thể tin tưởng vào công ty. Thêm vào đó, thái độ và cách cư xử tiêu cực này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn khi họ liên tục đổ lỗi cho những thất bại trong công việc chung, bảo thủ và không bao giờ nhận trách nhiệm. Bên cạnh đó, sự cộng hưởng giữa các tính cách “độc hại” này trong công ty có thể khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp trở nên căng thẳng.

Hệ thống vận hành “độc hại”:

Khi đã đảm bảo người quản lý và đồng nghiệp đều thân thiện thì cách vận hành trong hệ thống doanh nghiệp có thể là nguyên nhân gây ra năng suất độc hại. Điển hình như, ban lãnh đạo không đưa ra một cách rõ ràng các tiêu chí của công việc khiến nhân sự gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Mọi người như đang không hướng về cùng một mục tiêu chung và cuối cùng sẽ nảy sinh mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, khi nhân viên không được cung cấp bất kỳ phương thức nào để nâng cao nghiệp vụ và khả năng của mình. Họ có thể sẽ cảm thấy cô độc khi phải hoàn thành công việc mà không được trang bị những kiến thức cần thiết hay một khóa đào tạo để đem lại giá trị cho công ty.

Hiện nay, làm việc từ xa là phương pháp đang tạo ra một kiểu môi trường “độc hại” mới. Nhân sự chỉ có thể làm việc và trao đổi với nhau qua màn hình trực tuyến. Từ đó, sự hỗ trợ và tương tác giữa đồng nghiệp bị hạn chế một cách triệt để. Do đó, điều này có thể tạo nên một tâm lý tiêu cực cho người lao động.

năng suất độc hại
Làm việc trong mội trường “độc hại” dễ dẫn đến tình trạng năng suất độc hại

>>> ĐỌC NGAY: Tăng năng suất làm việc lên gấp đôi chỉ với 21 cách đơn giản

1.2 Dấu hiệu nhận biết của năng suất độc hại

Duy trì công việc ở một mức năng suất nhất định là rất tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ rất khó để xác định được làm việc đến khi nào là đủ. Mỗi cá thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu sẽ giúp bạn nhận biết:

1.2.1 Thường xuyên làm việc ngoài giờ:

Thỉnh thoảng bạn dành thêm vài giờ để hoàn thành một dự án quan trọng thì khá bình thường. Tuy nhiên, nếu để vấn đề đó trở thành thói quen, bạn sẽ có nguy cơ rơi vào một chu kỳ làm việc tiêu cực. Điều này sẽ khiến bạn có xu hướng thường xuyên làm việc vào cuối tuần, bắt đầu công việc sớm hơn để bù lại khoảng thời gian đã mất trước khi bắt đầu ngày chính thức. Hoặc thậm chí, bạn sẽ thường xuyên làm việc muộn hoặc có thói quen kiểm tra các công cụ email trong thời gian bạn đang nghỉ làm.

Điều quan trọng là bạn phải phân biệt giữa năng suất độc hại và làm việc quá sức. Nếu bạn đang làm việc ngoài giờ theo lựa chọn thì đây là hành vi tiềm ẩn nguy cơ của năng suất độc hại. Mặt khác, nếu bạn đang làm việc đó vì cần thiết, có thể bạn đang làm việc quá sức.

>>> XEM THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

1.2.2 Luôn cảm thấy làm không đủ ngay cả khi bạn hoàn thành công việc nhiều hơn số lượng được giao:

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng năng suất độc hại, bạn sẽ  thường xuyên cố gắng để hoàn thành khối lượng công việc lớn hơn so với mong đợi. Thêm vào đó, bạn cũng có những kỳ vọng quá sức với bản thân và sẽ cảm thấy tội lỗi khi bị tụt lại phía sau. 

1.2.3 Chỉ muốn hoàn thành các công việc có mục tiêu cụ thể:

Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn sẽ có xu hướng bỏ qua những công việc mà bạn cảm thấy không hỗ trợ cho mục tiêu của mình. Vì vậy, bạn sẽ thường loại bỏ chúng ra khỏi thời gian biểu và dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè, thư giãn hoặc đơn giản hơn là tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.

1.2.4 Không dành nhiều thời gian cho bản thân

Nếu bạn có suy nghĩ rằng cho bản thân thời gian để thư giãn là một sự lãng phí thời gian thì hãy cẩn thận với năng suất độc hại. Những người bị vấn đề này có xu hướng quên nghỉ ngơi hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh. Đôi khi, họ không ngần ngại bỏ bữa để làm việc lâu hơn và thậm chí tránh đi vệ sinh, uống nước. 

1.2.5 Thường xuyên lo lắng và bị trầm cảm:

Việc bạn cố gắng duy trì làm việc quá sức mọi lúc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tinh thần. Bạn có nguy cơ rơi vào trạng thái căng thẳng khi đối mặt với tất cả công việc và lo sợ rằng mình sẽ không bao giờ làm đủ. Bên cạnh đó, trầm cảm cũng là một triệu chứng phổ biến đối với những người có năng suất độc hại. Hãy cẩn thận nếu việc làm việc quá mức khiến bạn xa lánh những người thân yêu và ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động mà bạn yêu thích. Rất có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm do năng suất độc hại gây ra.

1.2.6 Rơi vào tình trạng kiệt sức:

Khi bạn đang đòi hỏi và kỳ vọng quá nhiều vào bản thân, bạn sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái kiệt sức. Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là tâm trạng luôn không vui, kiệt sức về thể chất và các vấn đề về sức khoẻ thường xuyên lặp đi lặp lại.

Trên thực tế, không ai có thể tránh khỏi tình trạng kiệt sức, điều này không chỉ xảy ra trong công việc mà còn trong tất cả các tình huống hàng ngày. Điển hình những người cha mẹ trẻ và người giám hộ thường cho biết họ đã từng là nạn nhân của năng suất độc hại.

nang suat doc hai
Năng suất độc hại dễ khiến bạn kiệt sức

>>> XEM THÊM: Dấu hiệu quá tải trong công việc và 4 cách khắc phục hiệu quả

2. Tác động của năng suất độc hại

Áp lực công việc và các suy nghĩ tiêu cực dễ dẫn đến năng suất làm việc không cao và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người lao động. Khi phải làm việc trong môi trường cạnh tranh, nhiều khó khăn, sợ bị sa thải, họ luôn ở trong trạng thái căng thẳng và hay cáu gắt. Ngoài ra, nhiều người, không có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi trong môi trường hàng ngày, rất dễ mang đến các trải nghiệm tiêu cực cho những mối quan hệ xung quanh.

Bên cạnh đó, việc mang những tâm trạng xấu và “độc hại” về nhà có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ của bản thân. Đau đầu, mất ngủ, đau lưng, đau mắt, suy giảm thể chất, thiếu dinh dưỡng là các triệu chứng bệnh phổ biển và dễ nhận thấy nhất. Bạn hãy chú ý và phát hiện ra các biểu hiện bất thường này của cơ thể để đánh giá xem bạn có rơi vào trạng thái “năng suất độc hại” hay không.

nang suat doc hai
Đau lưng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở những người rơi vào trạng thái năng suất độc hại

>>> XEM THÊM: Top 06 những sai lầm khi xây dựng phễu Marketing

3. 6 Tips vượt qua tình trạng năng suất độc hại

Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã nhận biết sự nguy hiểm mà trạng thái này gây ra. Bạn đang lo sợ mình rơi vào tình trạng này. Hãy cùng Fastdo tham khảo các phương pháp hữu ích sau đây để bạn có thể vượt qua nhé.

3.1 Tập trung vào những điều quan trọng

Trong các trường hợp gấp rút, bạn thường ưu tiên làm việc của người khác mà quên mất công việc của mình. Đôi lúc, bạn sẽ bị ức chế và cảm thấy khó chịu vì không làm được gì. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy lập bảng kế hoạch các việc cần làm và xác định mức độ quan trọng của từng loại công việc. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp công việc và hoàn thành đúng tiến độ, không cần lúc nào cũng ở trong trạng thái khẩn cấp.

Bạn có thế sử dụng ma trận Eisenhower để lên kế hoạch làm việc. Loại ma trận này rất dễ sử dụng. Cụ thể, chúng có hai trục và mỗi trục sẽ có 4 ô tương ứng với 4 mức độ khác nhau của công việc:

  • Mức độ 1: Vừa quan trọng vừa khẩn cấp
  • Mức độ 2: Quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Mức độ 3: Không quan trọng nhưng khẩn cấp
  • Mức độ 4: Không quan trọng cũng không khẩn cấp
nang suat doc hai
Sử dụng ma trận Eisenhower để phân chia mức độ quan trọng của công việc

>>> ĐỌC THÊM: Employee Experience là gì? 6 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm nhân viên

3.2 Xây dựng khung thời gian làm việc

Lịch trình làm việc của bạn đầy ắp các cuộc họp và cuộc hẹn. Do đó, bạn cần phải xây dựng kế hoạch làm việc theo thời gian hợp lí. Thời gian trong một ngày của mỗi người là như nhau. Nhưng nếu bạn biết cách phân bổ thời gian làm việc phù hợp thì một điều chắc chăn là hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Một số cách để sắp xếp thời gian làm việc như lập thời gian biểu rõ ràng, thực hiện công việc quan trọng nhất vào buổi sáng, không dành nhiều thời gian để lướt mạng xã hội…

nang suat doc hai
Xây dựng thời gian từng công việc cụ thể để đạt hiệu quả công việc cao hơn

>>> THAM KHẢO NGAY: Định luật Parkinson: Mô hình nén thời gian, nâng cao hiệu suất

3.3 Xây dựng mục tiêu dựa vào thực tế

Việc có quá nhiều kỳ vọng và mục tiêu phi thực tế sẽ dẫn đến tình trạng năng suất độc hại. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực nếu tốc độ hoàn thành công việc tụt lại phía sau. Do đó, hãy đặt các mục tiêu mà bạn có thể hoàn thành được một cách hợp lí trong một khoảng thời gian nhất định:

  • Xây dựng mục tiêu SMART: Những mục tiêu này phải có thời hạn thực tế và có thể hoàn thành, đo lường được.
  • Thành thật với bản thân: Hãy nhìn vào thực tại và xác định việc nào bạn có thể làm và không thể làm. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng kiệt sức.
  • Có kế hoạch nghỉ ngơi cụ thể: Đặt thời gian cụ thể cho từng mục tiêu sao cho phù hợp và dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi.
  • Luôn ưu tiên công việc và mục tiêu của bản thân: Đây là chiến lược giúp bạn phân biệt được đâu là nhiệm vụ cần hoàn thành trước và đâu là nhiệm vụ có thể dời lại. Ngoài ra, hãy sắp xếp thời gian cho từng loại công việc dài một chút để không phải làm thêm giờ. Bạn cũng có thể uỷ thác công việc của mình cho đồng nghiệp
năng suất độc hại
Xây dựng mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân và đúng với thực tế

>>> ĐỌC THÊM: Chất lượng nguồn nhân lực: 5 tiêu chí đánh giá cực kỳ chi tiết

3.4 Dành thời gian thư giãn

Nghỉ ngơi là cách tuyệt vời để bạn thư giãn sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Mẹo này thoạt nhìn có vẻ phản khả quan. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, một trong những cách tốt nhất để đạt được năng suất làm việc lâu dài là có những khoảng nghỉ giải lao trong giờ làm việc. Sau đó, bạn sẽ có khả năng tập trung và sáng tạo tốt hơn.

Theo Tiến sĩ Sahar Yousef (nhà nghiên cứu khoa học thần kinh nhận thức) nghỉ giải lao là cách tốt nhất để tránh làm việc quá sức và kiệt sức trong công việc. Tiến sĩ khuyến nghị nên áp dụng một khuôn khổ được gọi là hệ thống “3M” với 3 loại nghỉ ngơi sau:

  • Macro breaks: Bạn dành nửa đến một ngày mỗi tháng để đi dạo, đi chơi trong ngày, thăm người thân,…
  • Meso breaks: Là bạn nghỉ một đến hai giờ mỗi tuần để học nhạc, tập thể thao, đi bộ đường dài,…
  • Micro breaks: Bạn nghỉ ngơi vài phút vài lần mỗi ngày để kéo giãn, thiền,…

Theo đó, để triển khai hệ thống 3M, hãy khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm  tự đánh giá tình hình của họ và xác định loại thời gian nghỉ phù hợp nhất để ưu tiên. Tiếp theo, người quản lý có thể yêu cầu cấp dưới của bạn kết hợp các thời gian nghỉ ngắn, trung bình và dài vào lịch trình của họ.

nang suat doc hai
Sạc pin cho bản thân sau thời gian làm việc

>>> XEM THÊM: Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả

3.5 Học cách đối diện với nỗi sợ

Trạng thái này thường phản ánh những nỗi lo lắng tiềm ẩn trong bản thân bạn. Để có thể khắc phục được tình trạng này, trước tiên, bạn phải xác định được chính xác những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình là gì. Điều này không thể làm giảm nỗi sợ hãi trong con người bạn. Nhưng đây là cách tốt nhất để đối diện, kiểm soát và điều chỉnh nỗi sợ tốt nhất. Một số ví dụ điển hình về nỗi sợ như sợ thất bại, so sánh bản thân với đồng nghiệp hay căng thẳng về các vấn đề liên quan đến cá nhân và gia đình…

Bên cạnh sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Theo thời gian, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Nếu bạn bị gãy tay, bạn sẽ đi gặp bác sĩ đúng chứ? Tương tự như vậy, khi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực kèm theo đó là các nỗi sợ hãi ập đến bạn hằng ngày và không thể chịu được nữa, hãy đi gặp các bác sĩ tâm lí ngay nhé.

nang suat doc hai
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lí khi gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần

3.6 Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội được ví như một con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc giúp bạn giải trí sau các giờ làm việc, thì đây cũng là nơi mà bạn nhận được các thông báo liên quan đến công việc, nhiệm vụ mà bạn không thể bỏ qua ngay cả khi đang nghỉ lễ. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn có thể hạn chế sử dụng mạng xã hội:

  • Bật chế độ không làm phiền, chế độ rung, chế độ máy bay hoặc tắt thông báo các ứng dụng trong điện thoại.
  • Cất điện thoại vào túi sách hoặc ngăn kéo bàn làm việc.
  • Làm việc ở những nơi không trang bị nhiều thiết bị công nghệ.
nang suat doc hai
Tránh xa mạng xã hội và dành thời gian cho bản thân nhiều hơn

Bài viết trên đã đưa ra các thông tin về năng suất độc hại. Đây là một tình trạng mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải khi chạy đua với công việc của công ty và cuộc sống hằng ngày. Lâu dần, trạng thái này sẽ gây ra những tác hại xấu đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của bạn. Chính vì vậy, Fastdo mong rằng bạn có thể nắm vững các phương pháp hữu ích trên để phòng tránh và vượt qua tình trạng này nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng năng suất độc hại?

Có 3 nguyên nhân dẫn đến năng suất độc hại:
– Nhà lãnh đạo “độc hại”.
– Mối quan hệ đồng nghiệp “độc hại”.
– Hệ thống vận hành “độc hại”.

Dấu hiệu nhận biết của năng suất độc hại

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết: Thường xuyên làm việc ngoài giờ; Luôn cảm thấy làm không đủ ngay cả khi bạn hoàn thành công việc nhiều hơn số lượng được giao; Chỉ muốn hoàn thành các công việc có mục tiêu cụ thể; Không dành nhiều thời gian cho bản thân; Thường xuyên lo lắng và bị trầm cảm; Rơi vào tình trạng kiệt sức.

7 Tips vượt qua tình trạng năng suất độc hại là gì?

Tập trung vào những điều quan trọng; Xây dựng khung thời gian làm việc; Xây dựng mục tiêu dựa vào thực tế; Dành thời gian thư giãn; Học cách đối diện với nỗi sợ; Hạn chế sử dụng mạng xã hội.

5/5 - (4 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat