Lãnh đạo là gì? 6 Lưu ý để trở thành nhà lãnh đạo thời đại mới

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (1 bình chọn)
lãnh đạo là gì

Một tổ chức có trở nên xuất sắc, vượt trội hay không không thể thiếu vai trò của những người lãnh đạo có tầm và tâm. Vậy lãnh đạo là gì và làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc, tài ba? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 

1. Tổng quan về khái niệm lãnh đạo

Trước khi trở thành một người lãnh đạo tài ba, chúng ta cần hiểu được lãnh đạo là gì, cũng như những vai trò, quyền hạn và trách nhiệm đúng nghĩa của lãnh đạo ra sao. Cùng Fastdo làm rõ hơn về khái niệm lãnh đạo thông qua nội dung sau đây:

1.1 Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo (leadership) là quá trình định hướng, dẫn dắt một tổ chức. Quá trình lãnh đạo bao gồm sự thúc đẩy để tổ chức hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra. Trong Doanh nghiệp, lãnh đạo là quá trình vạch ra đường lối, chiến lược cho từng cấp bậc nhân viên, nhằm đạt được những mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. 

Trong quá trình định nghĩa lãnh đạo là gì, có các yếu tố cần lưu ý như sau:

  • Năng lực lãnh đạo không bắt nguồn từ quyền lực hay vị trí. Nó xuất phát từ sự ảnh hưởng xã hội.
  • Lãnh đạo cần sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều người, không nhất thiết phải là cấp dưới.
  • Có 8 trường phái lãnh đạo trên thế giới. Mỗi trường phái đều có mục tiêu và cách thức lãnh đạo riêng.
  • Dù hình thức như thế nào thì quá trình lãnh đạo luôn cần đảm bảo yêu cầu tiên quyết, là hoàn thành tốt các mục tiêu đã cam kết. 

Tố chất lãnh đạo được thể hiện qua việc nắm bắt những yếu tố trọng tâm. Sau đó, sử dụng những yếu tố cần thiết để truyền cảm hứng, thúc đẩy hành động. Quá trình lãnh đạo chỉ thật sự hiệu quả khi người khác hiểu và thực hiện những gì người đứng đầu đề ra. 

lãnh đạo là gì
Lãnh đạo là gì?

1.2 Trong tổ chức, lãnh đạo là làm gì?

Trong môi trường Doanh nghiệp, lãnh đạo là quá trình dẫn dắt tập thể nhằm đạt được các mục tiêu chung. Lãnh đạo cũng nhằm chỉ quá trình đưa tập thể vượt qua các thách thức, hoặc ra quyết định một cách dứt khoát, nhằm đánh bại đối thủ. Lãnh đạo cũng là truyền cảm hứng, giúp tất thảy mọi người nhận thức được năng lực chính mình. 

Bản chất công việc của lãnh đạo không liên quan đến lợi nhuận. Nhưng quản trị hiệu suất lại là vai trò của lãnh đạo. Do đó, quá trình lãnh đạo hiệu quả sẽ góp phần cải thiện hiệu suất làm việc, sau đó là gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng nhất. 

lãnh đạo là gì
Trong tổ chức, công việc của lãnh đạo là gì?

1.3 Người lãnh đạo là ai?

Người lãnh đạo là người cố vấn, cung cấp các chiến lược cấp cao cho Doanh nghiệp của tổ chức. Họ có tầm nhìn dài, rộng để hoạch định hướng đi cho tổ chức. Họ đặt ra mục tiêu mới, hoạch định chiến lược để giúp tổ chức có những thành tích đột phá. 

Người lãnh đạo đóng vai trò dẫn dắt tổ chức đi đúng đường lối đã vạch ra. Họ là người luôn quan tâm, quan sát và hỗ trợ cấp dưới nhằm khích lệ, động viên và truyền cảm hứng. Người lãnh đạo là người chỉ đạo, đảm bảo thành viên luôn phối hợp và đi đúng hướng. Song, lãnh đạo rất ít khi tham gia vào công việc trực tiếp. 

lãnh đạo là gì
Người lãnh đạo là ai và có trách nhiệm như thế nào?

2. 4 Đặc điểm của một người lãnh đạo là gì?

Giữa những con người có cùng trình độ chuyên môn, cùng vị trí như nhau, làm sao biết được ai là người có tố chất lãnh đạo? Sau đây là 4 đặc điểm của một người sở hữu tố chất lãnh đạo:

người lãnh đạo là gì
Đặc điểm của người lãnh đạo là gì?

2.1 Sở hữu tầm nhìn dài hạn

Tầm nhìn dài hạn chính và sự hiểu biết bao quát là điều khiến người lãnh đạo trở nên khác biệt với những nhân sự khác. Người lãnh đạo phải nhìn ra được những gì mà người khác không thấy. Họ phải hình dung được tương lai của tổ chức, biết tổ chức đang cần điều gì và lộ trình phát triển ra sao.

2.2 Khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời

Những người lãnh đạo sẽ không trực tiếp tham gia vào hành động, thay vào đó, họ sẽ giao nhiệm vụ cho những “chiến tướng” dưới quyền. Đó là những người quản lý có đủ năng lực và sự tín nhiệm nhất định, sẽ kề vai sát cánh cùng lãnh đạo nhằm thực hiện những mục tiêu nhỏ hơn. 

Tuy không trực tiếp “chinh chiến” nhưng người lãnh đạo sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc cổ vũ tinh thần cho các nhân sự cấp dưới của mình. Một người lãnh đạo biết truyền cảm hứng khéo léo sẽ tạo được động lực và sự đồng tâm hiệp lực trong tổ chức, giúp tất cả đạt được mục tiêu chung.  

2.3 Là nhà hoạch định chiến lược tài ba

Bên cạnh tầm nhìn dài hạn, một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thể hoạch định ra chiến lược để thực hiện mục tiêu đó. Những người lãnh đạo lỗi lạc luôn biết cách phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả. 

Người lãnh đạo giỏi phải biết nên làm gì để toàn thể tổ chức đạt được mục tiêu như đã cam kết. Họ là người có tư duy tổng thể. Họ có thể bao quát, tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề và ứng biến một cách nhanh chóng. Do đó, người lãnh đạo thường không giỏi trong việc thực thi các nhiệm vụ.

2.4 Bậc thầy về huấn luyện

Những người lãnh đạo sở hữu khả năng nhìn người và dụng người rất tốt. Họ biết được đâu là nhân tố phù hợp với đội ngũ và tự tay chiêu mộ. Hơn thế, với tầm nhìn xa trông rộng, người lãnh đạo cũng có thể vạch ra lộ trình phát triển của từng người. Dựa vào đó, họ đào tạo để mỗi cá nhân đều phát huy tốt năng lực của bản thân. 

3. Vai trò của nhà lãnh đạo đối với tổ chức

Các nhà lãnh đạo giữ vai trò cốt cán trong bộ máy hoạt động một Doanh nghiệp. Một tổ chức có phát triển bền vững hay không đều là nhờ vào các nhà lãnh đạo đứng đầu. Sau đây, hãy cùng Fastdo tìm hiểu chính xác vai trò của lãnh đạo là gì?

lãnh đạo là gì
Vai trò của người lãnh đạo là gì trong tổ chức?

3.1 Đại diện về mặt pháp lý cho Doanh nghiệp

Người lãnh đạo là người đứng đầu cho mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Ví dụ như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc… chẳng hạn. Họ là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho mọi vấn đề của Doanh nghiệp. Nếu tổ chức có sai phạm về pháp luật, lãnh đạo sẽ là người bị truy tố trách nhiệm đầu tiên. 

3.2 Chịu trách nhiệm về lợi ích và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp

Mọi đường lối và chiến lược của Doanh nghiệp đều được phê chuẩn và điều hành bởi người lãnh đạo. Ví dụ như quyết định thâm nhập thị trường mới, phát triển sản phẩm mới… Do đó, nếu công ty thua lỗ hoặc kết quả kinh doanh không như mong muốn thì người lãnh đạo sẽ phải là người chịu hoàn toàn trách nhiệm.

3.3 “Đầu tàu” của toàn bộ tổ chức

Người lãnh đạo đóng vai trò chỉ huy, là cánh chim đầu đàn. Họ phải xác định được tầm nhìn và vị thế của Doanh nghiệp trong tương lai. Dựa vào đó, họ lên chiến lược thực thi, truyền đạt sứ mệnh và thúc đẩy, khích lệ tập thể làm việc và cống hiến với mục tiêu chung. 

3.4 Cầu nối trong và ngoài Doanh nghiệp

Người lãnh đạo là đại diện cao nhất của một tổ chức, một đội nhóm. Do đó, trong nội bộ Doanh nghiệp, họ đóng vai trò cầu nối liên kết giữa các bộ phận với nhau. Hiểu đơn giản, nếu bộ phận này phát sinh vấn đề liên quan đến bộ phận khác thì cần tường trình cho lãnh đạo đầu tiên. 

Ngoài Doanh nghiệp, lãnh đạo cũng là cầu nối với các tổ chức liên quan. Họ sẽ là người kết nối, trực tiếp thương thảo để kết giao và giữ vững các mối quan hệ chất lượng, như các quan chức cấp cao, hoặc với các Doanh nghiệp mạnh hơn. Vai trò này của người lãnh đạo sẽ giúp củng cố vị thế của Doanh nghiệp, đưa Doanh nghiệp đi lên. 

4, Những tố chất cần có ở một lãnh đạo là gì?

lãnh đạo là gì
Tố chất của người lãnh đạo là gì?

Một người lãnh đạo cần sở hữu những tố chất nhất định. Sau đây là 14 tố chất của người lãnh đạo được Fastdo tổng hợp được. Bạn có thể tham khảo để rèn luyện bản thân trên hành trình trở thành người lãnh đạo lỗi lạc trong tương lai:

  • Nhiệt huyết với công việc và sự nghiệp.
  • Tư duy đổi mới, sáng tạo. 
  • Tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi. 
  • Khả năng nhìn xa trông rộng. 
  • Kỹ năng đàm phán, thương lượng và giao tiếp tốt. 
  • Kỹ năng hoạch định, tổ chức công việc và quản lý, đốc thúc nhiệm vụ chặt chẽ, sát sao. 
  • Biết cách dẫn dắt đội nhóm và tạo sự gắn kết giữa các đồng đội. 
  • Biết trao quyền một cách khôn ngoan để điều hành tổ chức theo hướng tự động hóa. 
  • Hiểu được nhu cầu, vấn đề và cảm xúc cũng như khát khao của mỗi cấp dưới. 
  • Có khả năng dẫn dắt, truyền đạt một cách dễ hiểu nhất. 
  • Có khả năng phân tích vấn đề và đưa ra nhận định sắc bén nhất. 
  • Khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn, xung đột nội bộ. 
  • Là người luôn nhìn được vấn đề cốt lõi và đưa ra giải pháp thẳng thắn với bất kỳ cấp bậc nào, kể cả cấp cao hơn. 
  • Dám đưa ra những quyết định có khả năng làm xoay chuyển tình hình Doanh nghiệp và chịu trách nhiệm tới cùng với nó. 

>>> THAM KHẢO THÊM: 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

5. 4 cách thức để phân loại lãnh đạo

Có rất nhiều trường phái lãnh đạo khác nhau trên thế giới, nhưng để phân loại lãnh đạo, bạn cần dựa trên 4 cách thức, bao gồm: Hướng tiếp cận toàn diện, hướng tiếp cận theo đặc điểm cá nhân, hướng tiếp cận theo hành vi, hướng tiếp cận theo tình huống. 

5.1 Hướng tiếp cận toàn diện

Mô hình lãnh đạo tiếp cận toàn diện (FRL) là mô hình mô tả các thành phần cấu thành hành vi lãnh đạo, được phát triển bởi Bernard M. Bass và Bruce J. Avolio. Theo mô hình này, hành vi được chia thành ba trường phái điển hình là: Lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo ủy thác. Cụ thể:

  • Lãnh đạo giao dịch: Mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới là mối quan hệ giao dịch, mang tính chất trao đổi. Người lãnh đạo sẽ đưa ra những quyền lợi và khen thưởng hợp lý để cấp dưới phục tùng theo.
  • Lãnh đạo chuyển đổi: Mối quan hệ lãnh đạo – cấp dưới này lại mang tinh thần win – win nhiều hơn. Người lãnh đạo theo trường phái này thường là chỗ dựa tinh thần của nhân viên. Họ động viên, thúc đẩy khéo léo nhằm giúp nhân viên có trạng thái làm việc tích cực và phát triển năng lực mạnh mẽ. 
  • Lãnh đạo ủy thác: Đây là trường phái lãnh đạo khá thụ động. Người lãnh đạo theo phong cách này chỉ dựa vào quyền lực để chỉ đạo nhân viên. Họ không muốn truyền cảm hứng, không động viên và càng không đưa ra phần thưởng khích lệ. Một số người còn giao phó tất thảy trách nhiệm cho cấp dưới.  
khái niệm lãnh đạo
Hướng tiếp cận toàn diện của lãnh đạo là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Transactional leadership là gì? Chi tiết ưu, nhược điểm và cách áp dụng

5.2 Hướng tiếp cận theo đặc điểm cá nhân

Với hướng tiếp cận này, Bass cho rằng có một số người sinh ra đã sở hữu tố chất lãnh đạo. Những tố chất này được đánh giá thông qua sự vượt trội về đặc điểm xã hội hoặc về tư duy, về khí chất nào đó. Trong một đám đông, người nào luôn là tâm điểm sự chú ý, có thể khiến người khác nghe theo thì đó là lãnh đạo trời sinh. 

Tuy nhiên, Stephen P. Robbins đã đưa ra những luận điểm để phản biện lại quan niệm này. Robbins cho rằng, nếu chỉ đánh giá lãnh đạo dựa trên những đặc điểm xã hội sẽ rất chủ quan. Bởi xét theo quan điểm cá nhân chỉ có thể đánh giá được tố chất người lãnh đạo chứ không xem xét được hiệu quả công việc hay khả năng dẫn dắt của họ. 

Trong thực tế, lãnh đạo thực thụ không chỉ sở hữu những khí chất trời sinh hay đặc điểm xã hội vượt trội. Người lãnh đạo phải được đánh giá toàn diện thông qua quá trình làm việc ngoài thực tế, trong đó có kinh nghiệm dẫn dắt, chỉ huy cũng như khả năng đào tạo, huấn luyện của họ. 

lãnh đạo là gì
Phân loại lãnh đạo theo đặc điểm cá nhân

5.3 Hướng tiếp cận theo hành vi

Tiếp cận theo hành vi được hiểu là cách các nhà lãnh đạo dẫn dắt, chỉ huy nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có hai mô hình lý thuyết X và Y được phát triển bởi Douglas McGregor giúp phân biệt rõ ràng các hành vi lãnh đạo trong thực tế. Cụ thể, X là trường hợp nhân viên luôn tiêu cực khi nhận nhiệm vụ và Y thì ngược lại. 

Nhà lãnh đạo quản lý theo thuyết X sẽ luôn bắt buộc nhân viên phải phục tùng mà không có bất kỳ khích lệ hay phúc lợi nào. Trái lại, nếu nhà lãnh đạo làm theo thuyết Y tức họ luôn áp dụng hành vi khen thưởng, khích lệ phù hợp để cổ vũ tinh thần nhân viên. 

Ở một nghiên cứu khác, đại học Michigan rút ra hai phương hướng lãnh đạo chính. Một là người lãnh đạo chỉ quan tâm đến kết quả mà không quan tâm đến quá trình. Hai là người lãnh đạo theo sát nhân viên, để tâm đến cảm xúc và tinh thần từng người cũng như quá trình làm việc, cống hiến của họ. 

lãnh đạo là gì
Phân loại lãnh đạo theo hành vi

5.4 Hướng tiếp cận theo tình huống

Hướng tiếp cận này được phát triển bởi Kenneth H. Blanchard, Drea Zigarmi và Robert B. Nelson. Theo đó, họ cho rằng, một người lãnh đạo cần luôn theo dõi, đánh giá các tình huống, đặc điểm của từng nhân sự để có đường lối và cách dẫn dắt phù hợp nhất.

Hiểu đơn giản thì đây là những người lãnh đạo có tư duy khá linh hoạt. Họ quản lý đội ngũ không theo một khuôn mẫu nào. Họ nhìn người và dụng người tùy theo đặc điểm và cách thể hiện của từng nhân viên. 

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo tình huống này lại được Yukl chỉ ra một số nhược điểm. Yukl cho rằng, lãnh đạo theo tình huống chỉ có thể hiệu quả trong một vài trường hợp bởi nó chỉ dựa trên một vài tình huống để lãnh đạo nhân viên, khó mà đưa ra được nhận định tổng quát nhất. 

khái niệm lãnh đạo
Phân loại lãnh đạo theo tình huống

>>> ĐỌC THÊM: 6 Ưu, nhược điểm của Lãnh đạo theo tình huống mà bạn cần biết

6. Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba

Hãy rèn luyện những thói quen nếu bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba trong tương lai

6.1 Quản trị hiệu quả các mối quan hệ

Một người lãnh đạo giỏi sẽ được công nhận bởi các mối quan hệ chất lượng xung quanh. Ví dụ như mối quan hệ giữa bạn và người thân, các mối quan hệ bạn bè và đặc biệt là quan hệ với đồng nghiệp, đối tác làm ăn. Người lãnh đạo giỏi là người giữ được sự kết nối sâu sắc giữa các mối quan hệ đó. 

Bên cạnh đó, chân dung của một người lãnh đạo cũng được thể hiện thông qua khả năng truyền cảm hứng của họ. Hãy quan sát cách mà họ có thể kết nối xung quanh hoặc nói chuyện một cách cuốn hút. Một người lãnh đạo thực thụ phải khẳng định được giá trị của bản thân với những mối quan hệ chất lượng nhất.

Nếu muốn trở thành lãnh đạo trong tương lai, bạn phải thay đổi cách đối nhân xử thế với các mối quan hệ xung quanh. Bình thường chúng ta chỉ kết nối và hành động nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân còn người lãnh đạo sẽ luôn cố gắng thấu hiểu và đánh giá mọi người để giúp họ một cách khéo léo nhất. 

lãnh đạo là gì
Quản trị hiệu quả các mối quan hệ

6.2 Sử dụng quỹ thời gian hiệu quả

Thời gian là tài sản quý giá nhất đối với tất cả mọi người. Ngày nay, có quá nhiều thứ gây xao nhãng như mạng xã hội, tin nhắn, các trò chơi giải trí… Nhiều người luôn cảm thấy quỹ thời gian quá ít ỏi để học và làm nhiều thứ. Nhưng, đừng để tâm lý ấy làm bạn lầm tưởng rằng, mình không thể nắm quyền kiểm soát quỹ thời gian cá nhân.

Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết tối đa hóa quỹ thời gian mà họ có. Họ giữ được tinh thần tập trung gần như tuyệt đối để đạt được kết quả. Mặt khác, tố chất lãnh đạo còn thể hiện ở việc nhân bản tư duy về thời gian cho đồng đội. Hiểu đơn giản thì người lãnh đạo sẽ luôn thúc đẩy cấp dưới tập trung và kỷ luật trong công việc, giống họ. 

lãnh đạo là gì
Kỹ năng quản lý thời gian không thể thiếu ở người lãnh đạo

6.3 Nhận thấy mặt tích cực của sự mơ hồ

Những người lãnh đạo giỏi thường là người có tầm nhìn rộng lớn. Nhưng không phải ai cũng nhìn được bức tranh tương lai mà họ phát hiện. Có những ý tưởng vĩ đại, song thời điểm khởi đầu rất khó để thuyết phục mọi người tin tưởng và làm theo. Bởi rất nhiều tham vọng mơ hồ, phi thực tế và chưa có tiền lệ để có kết quả chắc chắn nào. 

Tuy nhiên, đó lại là điểm tạo nên điều khác biệt giữa lãnh đạo so với người thường. Người lãnh đạo tuyệt vời là người có niềm tin tuyệt đối về đường lối cũng như bức tranh tương lai mà họ đã vạch sẵn. Đồng thời, họ cũng biết cách truyền đạt và dẫn dắt đội nhóm để tất cả cùng đồng tâm hiệp lực, chinh phục mục tiêu chung. 

Nếu như người lãnh đạo luôn chắc chắn và thể hiện được sự tự tin tuyệt đối, đó sẽ là phản ứng gợn sóng và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Điều này cũng cho thấy, người lãnh đạo sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần để nhân viên luôn cảm thấy an tâm và đầy hy vọng khi sự nghiệp chung rơi vào thời kỳ tăm tối. 

lãnh đạo là gì
Giữ được tầm nhìn tích cực là tố chất của người lãnh đạo xuất chúng

6.4 Có mục đích rõ ràng và cụ thể

Những kỹ năng như quản trị các mối quan hệ hay quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Tuy nhiên, mục đích rõ ràng, cụ thể mới chính là la bàn giúp bạn chinh phục được hết chặng đường sự nghiệp. Nếu không có mục đích rõ ràng, bạn sẽ không giữ được tinh thần và sự kiên trì cần có để đạt được các mục tiêu.

Xác lập mục đích rõ ràng và đắm chìm vào nó sẽ là nguồn động lực to lớn giúp bạn vượt qua những thời điểm tăm tối nhất. Ở vai trò lãnh đạo, nếu như biết cách truyền đạt và khẳng định mục đích sau cùng, nó sẽ có ý nghĩa khích lệ mãnh liệt đến các thành viên. Điều này giúp tập thể vượt qua được những thời khắc đen tối nhất. 

lãnh đạo là gì
Mục đích rõ ràng là động lực cho người lãnh đạo và tổ chức

6.5 Xác định tầm nhìn dài hạn

Tầm nhìn xa trông rộng là tiêu chí quan trọng khi đánh giá tố chất lãnh đạo. Tuy nhiên, mỗi tầm nhìn xa là không đủ. Trong thực tế, đã có rất nhiều Doanh nghiệp thất bại vì các nhà lãnh đạo không nhận định được rõ ràng đâu là con đường mà tổ chức nên đi. 

Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều Doanh nghiệp đã sụp đổ và phá sản bởi người lãnh đạo không giữ được sự sáng suốt giữa thực tại tàn khốc. Nhiều người không thể vạch ra được lối thoát để đưa Doanh nghiệp ra khỏi thời kỳ đen tối, dẫn đến việc tổ chức ngày một “chết dần chết mòn” và bị đào thải.

Để làm một người lãnh đạo xuất chúng, bạn phải có tầm nhìn rõ ràng và niềm tin tuyệt đối. Tầm nhìn rõ ràng là bạn phải hình dung được tương lai tổ chức ra sao, cần làm gì cụ thể để đạt được những điều đó. Giữ vững tầm nhìn và niềm tin cũng giúp bạn đưa tổ chức ứng biến tốt trước những nguy cơ sụp đổ trầm trọng nhất. 

lãnh đạo là gì
Tầm nhìn dài hạn quyết định bạn có trở thành lãnh đạo hay không?

7. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?

Quản lý và lãnh đạo là hai khái niệm mà nhiều người nhầm lẫn. Tại phần này, Fastdo sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì một cách rõ ràng nhất. 

Căn cứ để so sánh Lãnh đạo Quản lý
Định nghĩa Lãnh đạo là người dẫn dắt, là “đầu tàu” của một tổ chức. Người lãnh đạo tạo sự ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với nhân viên nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung.   Người quản lý chịu trách nhiệm cho quá trình làm việc của một tổ chức. Họ nắm quyền kiểm soát, đốc thúc nhằm đảm bảo hiệu suất công việc của nhóm nhân viên.

Quản lý cũng là người sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao phó từ cấp cao hơn. 

Công việc Người lãnh đạo định rõ tầm nhìn và sứ mệnh của Doanh nghiệp. Họ truyền đạt tầm nhìn dài hạn để nhân viên nhận thức rõ về tương lai Doanh nghiệp và củng cố lòng tin, nhiệt huyết.  Người quản lý thành lập cơ cấu nội bộ một cách chi tiết nhất. Qua đó, họ xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận nhỏ lẻ. 
Chức năng quản trị Người lãnh đạo đóng vai trò chỉ huy trực tiếp, nhưng không tham gia vào các hoạt động nhỏ lẻ.  Người quản lý chỉ đạo và thực hiện những chức năng sau:

  • Hoạch định.
  • Tổ chức.
  • Điều phối nhân sự.
  • Chỉ đạo hành động.
  • Kiểm soát. 
Quyền hạn  Quyền hạn của lãnh đạo không được quy định cụ thể, tất cả đều dựa vào sự thể hiện và phẩm chất cá nhân của họ.

Ví dụ như trong 1 team, người có đủ tố chất và sức ảnh hưởng sẽ được chọn làm leader chứ không có quy định nào về quyền hạn cả. 

Vị trí của quản lý được công bố một cách chính thức. Do đó, quyền hạn và vai trò của họ cũng được quy định rõ ràng, là một thành phần quan trọng trong bộ máy tổ chức. 
Cách tiếp cận Tiếp cận chủ động. 

Do nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng về các sự kiện trong tương lai. Họ cũng là người lường trước những rủi ro và khó khăn để lên phương án dự phòng. 

Hồi đáp. 

Nhà quản lý không chỉ chỉ đạo mà còn hành động trực tiếp và chịu trách nhiệm cho cả quá trình. Do vậy, họ cần chờ thời điểm thích hợp mới có thể hành động hoặc làm theo mệnh lệnh

Tồn tại Sự tồn tại của lãnh đạo được quy định trong cơ cấu nội bộ Doanh nghiệp và cả khi không chính thức. Sự tồn tại của quản lý đã được quy định rõ ràng trong cấu trúc Doanh nghiệp bình thường.
Phẩm chất yêu cầu Những kỹ năng và đặc điểm của người lãnh đạo. Đòi hỏi cả tố chất lãnh đạo và quản lý (ví dụ như sắp xếp, phân bổ công việc, kiểm soát….)
Động cơ thúc đẩy Suy nghĩ nội tại của họ. Ví dụ như nhiệt huyết với công việc, tầm nhìn dài hạn về tương lai của Doanh nghiệp… Động cơ của những người quản lý là các quy trình bên ngoài. Cụ thể như trách nhiệm của họ trong công việc, áp lực từ cấp trên….

8. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong thời đại mới?

Bước vào thời đại mới, ngày càng có nhiều thách thức và khó khăn để một người lãnh đạo có thể dẫn dắt Doanh nghiệp đi lên. Vậy phương pháp giúp bạn trở nên toàn diện trong vai trò lãnh đạo là gì? Tại phần này, Fastdo chia sẻ những cách thức để bạn có thể nâng cấp bản thân, trở thành lãnh đạo tiềm năng trong thời kỳ mới. 

lãnh đạo là gì
Lời khuyên giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt trong thời đại mới

8.1 Thích nghi với sự thay đổi và quản trị khủng hoảng hiệu quả

Kỹ năng quản trị sự thay đổi là điều giúp các nhà lãnh đạo điều hành tổ chức và đưa Doanh nghiệp sống sót trong bất kỳ thời kỳ nào. Sự ổn định dường như đã trở nên lỗi thời đối với nền kinh tế thường xuyên đổi mới như hiện tại. Các nhà lãnh đạo phải giữ được tầm nhìn xa trông rộng cùng sự tích cực, lạc quan để duy trì Doanh nghiệp. 

Tiêu biểu là Jack Ma, một người đã liên tục thay đổi các mô hình kinh doanh của Alibaba. Nhờ đó mà Alibaba chiếm được vị trí tiên phong và độc tôn trong lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan của Jack Ma cũng giúp giữ vững tinh thần cấp dưới, giúp tổ chức vượt qua những giai đoạn khủng hoảng nhất. 

8.2 Đẩy mạnh văn hóa trao quyền

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo ưa chuộng sự quản lý độc tài, gắt gao thông qua việc kiểm soát từng hành động của cấp dưới. Điều này làm nhân viên rất khó phát triển, mọi năng lực đều bị giới hạn. Đồng thời, phong cách lỗi thời này cũng làm sụt giảm nhiệt huyết và lòng hăng hái cống hiến nơi họ.

Ở thời đại mới, các nhà lãnh đạo chú trọng việc trao quyền cho nhân viên. Họ dẫn dắt và khích lệ để nhân viên tự do sử dụng quyền lực và phát triển một cách tự nhiên nhất. Đây là cách lãnh đạo rất thông minh, góp phần vận hành bộ máy Doanh nghiệp một cách tự động hóa, với những nhân tố có năng lực đồng đều. 

8.3 Tập trung vào sự hợp tác

Một tổ chức luôn đồng tâm hiệp lực thay vì cạnh tranh ắt sẽ thành công. Người lãnh đạo sáng suốt phải nhìn nhận được tình hình hiện tại của nhân sự dưới quyền. Từ đó, họ biết cách điều chỉnh khéo léo và tạo dựng môi trường lành mạnh. Đó là nơi mà tất cả cùng hợp tác vì mục tiêu chung thay vì cạnh tranh, hãm hại lẫn nhau. 

8.4 Đề cao tính đa dạng trong tổ chức

Trong quá khứ, có nhiều Doanh nghiệp vận hành theo quy tắc đồng dạng, tức là họ phân những người có cùng tầng lớp, trình độ vào một phòng ban. Tuy nhiên, phong cách này đã trở nên lỗi thời với thời đại dịch chuyển không ngừng như hiện tại. 

Hãy nhìn cách mà các tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện! Không có bất kỳ sự phân biệt về chủng tộc, cũng như trình độ chuyên môn nào! Tất cả đều có thể thoải mái làm việc và giao lưu cùng nhau. Điều này sẽ giúp tổ chức phát triển rộng hơn, xa hơn và chiêu mộ được càng nhiều nhân tài ở mọi lĩnh vực khác nhau.

8.5 Đặt các mục đích của của tổ chức trên cả lợi ích cá nhân

Để đưa tổ chức đạt đến đỉnh cao sự nghiệp càng không thể thiếu bộ phận nhân sự luôn cống hiến hết mình vì mục tiêu chung. Nhận thức được điều đó, các nhà lãnh đạo thời đại mới luôn chú trọng sử dụng người có phẩm chất tốt, có sự trung thành, tận tâm, tận lực. 

Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo khôn ngoan cũng biết đề ra các chiến lược quản trị nhân sự khéo léo. Điều này nhằm mục đích tạo môi trường làm việc lành mạnh cũng như định hướng nhân viên làm việc và cống hiến cho tầm nhìn sâu, rộng hơn. 

8.6 Trang bị cho bản thân đức tính khiêm nhường

Người lãnh đạo là tấm gương để nhân viên noi theo. Người lãnh đạo thực thụ phải chiếm được lòng tin và thiện cảm của cấp dưới bằng những hành động thực tế âm thầm. Nên nhớ rằng, một tổ chức thành công là nhờ vào sự làm việc, phấn đấu của cả tập thể chứ không chỉ là tài năng của người đứng đầu. 

Do đó, người lãnh đạo giỏi phải luôn rèn luyện và hành xử một cách khiêm nhường, cầu thị nhất. Những gì họ thể hiện sẽ góp phần tạo dựng nên một nền văn hóa Doanh nghiệp cởi mở, tôn trọng lẫn nhau. Qua đó, bộ phận nhân viên dưới quyền cũng sẽ học hỏi, từ bỏ cái tôi và phát triển một cách bền vững nhất. 

Như vậy, qua bài viết trên, Fastdo đã giúp bạn hiểu rõ lãnh đạo là gì cũng như các tố chất cần rèn luyện để trở thành nhà lãnh đạo tài ba trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu rèn luyện ngay từ bây giờ để đạt được tham vọng và mục tiêu một cách bền vững nhất!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo