Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong chuyển đổi số khi phát triển các chiến lược cải tổ và định hình hoạt động trong thời đại mới. Vậy chi tiết khó khăn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp là gì? Và đâu là những giải pháp tối ưu nhất đối với doanh nghiệp? Cùng Fastdo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. TOP 9 Khó khăn trong chuyển đổi số các Doanh nghiệp thường gặp phải
Chuyển đổi số là một quá trình khó khăn với các doanh nghiệp. Để thành công mỗi doanh nghiệp cần phải đối mặt với những cơ hội, thách thức khác nhau. Dưới đây là một số khó khăn trong chuyển đổi số thường gặp của các doanh nghiệp.
1.1 Trở ngại khi phải điều chỉnh mô hình kinh doanh
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức là một trong những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số bởi nó này sẽ thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi từ mô hình truyền thống sang các mô hình kỹ thuật số. Đây là việc không hề dễ dàng nếu không thay đổi tư duy kinh doanh.
Để đạt được hiệu quả hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dữ liệu để tối đa hóa giá trị tài sản. Dữ liệu là động lực chính để tạo nên những nỗ lực chuyển đổi số, cung cấp thông tin chi tiết để Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và thúc đẩy các dòng doanh thu mới.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông trong cuốn sách “Cẩm nang chuyển đối số”, việc chuyển đổi số được xem là phá vỡ cách làm việc trong hàng chục năm nay nói riêng và trong lịch sử loài người nói chung. Việc chuyển đổi số ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp quản lý hoạt động hằng ngày và sẽ tốn thời gian rất nhiều để làm quen.
1.2 Thiếu kiến thức về xử lý dữ liệu số
Đây là yếu tố rất quan trọng gây nên nhiều khó khăn trong chuyển đổi số đối với các Doanh nghiệp. Một lượng lớn dữ liệu số được tạo ra sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số được thành công. Tuy nhiên điều này không hề đơn giản vì nó yêu cầu doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc cách xử lý dữ liệu về đối tượng mục tiêu của mình.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, 26.6% người lao động và 32.1% quản lý doanh nghiệp tự nhận thấy mình thiếu những kiến thức cần thiết cho việc chuyển đổi số.
1.3 Cần liên tục phát triển các chiến lược về chuyển đổi số
Các sáng kiến số liên tục được tạo ra, thay đổi mọi khía cạnh của kinh doanh mà cách mà mọi người làm việc. Chính vì vậy, các Doanh nghiệp đang tập trung đầu tư nhiều hơn vào các chiến lược kỹ thuật số và các quy trình quản lý dự án chuyển đổi số.
Để dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi số hiệu quả, các doanh nghiệp phải liên tục phát triển và cải tiến chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đảm bảo quá trình này diễn ra thành công.
Theo đó, trong vấn đề tuyển dụng, bên cạnh những nhân viên có kỹ năng, phù hợp với văn hóa tổ chức, các công ty còn phải tìm kiếm những người am hiểu về kỹ thuật số, nắm bắt được các xu hướng mới nhất sẽ định hình tương lai như thế nào. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp thành công nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số.
1.4 Nhà cung cấp chưa thật sự thấu hiểu Doanh nghiệp
Việc thấu hiểu doanh nghiệp, nắm rõ cơ cấu tổ chức và hiểu biết về những tác động của chuyển đổi số đến tổ chức là điều cần thiết. Khi muốn thực hiện chuyển đổi số, bạn cần nghiên cứu kỹ về cơ cấu tổ chức và các lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh để quá trình diễn ra đạt được hiệu quả.
Sự thiếu hiểu biết về doanh nghiệp – đối tượng của chuyển đổi số sẽ dẫn đến những sản phẩm chuyển đổi số không đáp ứng được nhu cầu. Chính việc này sẽ làm cho việc chuyển đổi số trở ngược lại thành trở ngại cho các doanh nghiệp khi nó không giải quyết được nhu cầu của doanh nghiệp.
1.5 Trở ngại đến từ những tiến bộ đột phá về công nghệ
Ngày nay, các công nghệ kỹ thuật số không ngừng cải tiến và phát triển. Các doanh nghiệp cần phải thay thế các hệ thống cũ, nhường chỗ cho những giải pháp công nghệ mới hơn. Theo đó, các tổ chức cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để cập nhật nhanh chóng các công nghệ hiện đại này.
Công nghệ kỹ thuật số trong các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo và máy tính đã tạo ra nhiều thiết bị tăng năng suất lao động. Máy rút tiền tự động, thanh toán tự phục vụ và đặt hàng trực tuyến là tất cả những ví dụ về những mà tiến bộ công nghệ đột phá đã mang đến trong thập kỷ qua.
1.6 Trở ngại từ văn hóa tổ chức
Trên thực tế, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ. Đó cũng là khả năng tổ chức của bạn thích ứng với những thay đổi về kỹ thuật số. Cho dù Doanh nghiệp đã phát triển một chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, việc quản lý sự thay đổi trong toàn văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số là yếu tố mà bạn cần tập trung hơn cả để quá trình chuyển đổi diễn ra thành công.
Không truyền đạt được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong toàn doanh nghiệp có thể dẫn đến sự phản kháng của các nhân viên trong việc thay đổi. Vấn đề này chỉ chấm dứt khi nhân sự nhận thức được tác động thực sự mà sự thay đổi đó sẽ mang lại trong cuộc sống, công việc của họ.
1.7 Tốn quá nhiều chi phí
Việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số mới là một quá trình tốn kém, đòi hỏi các khoản đầu tư khổng lồ. Đặc biệt là với các doanh nghiệp phải đối mặt với thiệt hại đáng kể trong đại dịch, các hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số có thể bị lùi lại do hạn chế về tài chính.
Theo báo cáo của Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi số, các chi phí mà một doanh nghiệp muốn chuyển đổi số hoàn toàn thì phải bao gồm chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự; chi phí đầu tư cho hạ tầng, máy móc, thiết bị; chi phí xây dựng hệ thống, đặc biệt là các hệ thống tùy chỉnh.
Nhiều doanh nghiệp còn sai lầm khi có quan niệm rằng chi phí công nghệ là chi phí hoạt động. Khi không coi trọng đến việc chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường sẽ phân bổ không đủ ngân sách cho quá trình chuyển đổi. Điều này sẽ gây cản trở việc vận hành chuyển đổi số ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
1.8 Gia tăng các rủi ro về bảo mật
Để thích ứng với những thay đổi đột ngột để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều công ty đã gấp rút triển khai các giải pháp kỹ thuật số. Điều này khiến các doanh nghiệp dễ bị rủi ro về an ninh mạng. Từ đó các doanh nghiệp khác cũng sẽ cảnh giác khi gặp phải những vi phạm tương tự trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Việc xác minh mức độ bảo mật của từng nền tảng và công cụ của bên thứ ba là một thách thức lớn ngay cả đối với các doanh nghiệp có đội ngũ nhà phát triển công nghệ vững chắc. Cũng theo báo cáo trên, 23.4% doanh nghiệp lo ngại về mức độ bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân khi chuyển đổi số.
1.9 Sự phản đối của nhân viên
Việc phản đối các giải pháp mới của nhân sự cũng là một thách thức đáng kể trong quá trình chuyển đổi số của nhân viên. Một số nhân viên, có thể vì năng lực số còn hạn chế, có thể cảm thấy bị đe dọa về việc làm của mình khi các công nghệ số mới được triển khai trong doanh nghiệp. Điều này có thể xảy ra do văn hóa, do nhân viên không thể thích ứng nhanh,…
2. 7 gợi ý giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn trong chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số là một quá trình phức tạp và có thể đầy thách thức cho các doanh nghiệp. Có rất nhiều khó khăn trong chuyển đổi số nhưng với chiến lược và chiến thuật đúng đắn, các công ty có thể vượt qua những trở ngại này để hoàn thành thành công quá trình chuyển đổi của mình.
2.1 Xác định những cơ hội
Các công ty cần xác định vị trí của mình trên thị trường trong 5-10 năm nữa. Từ đó, tổ chức cần xác định những yếu tố nào sẽ cần đến các khoản đầu tư và nguồn lực. Để làm được điều đó, Doanh nghiệp có thể bắt đầu với một bản tuyên bố tầm nhìn, phác thảo cách thức hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
2.2 Xây dựng các kế hoạch
Khi đã xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần lập một kế hoạch vạch ra những việc cần làm để đạt được điều đó. Kế hoạch này nên bao gồm các mốc quan trọng, tiến trình, ngân sách, phân bổ nguồn lực và các chi tiết quan trọng khác.
Hãy bắt đầu thực hiện chuyển đổi số bằng cách thay thế các kế hoạch và quy trình làm việc thủ công sang các ứng dụng quản lý kế hoạch tốt hơn. Làm quen với các ứng dụng đơn giản và gắn liền với hoạt động hằng ngày như kế hoạch là một cách thiết thực để bắt đầu thay đổi và số hóa những tác vụ khác.
Phần mềm quản lý kế hoạch fPlan là một cách tốt để số hóa các công việc của doanh nghiệp. Với 4 chế độ xem kế hoạch linh động, giao diện đơn giản để bạn chỉ cần nhập các thông tin cần thiết, phần mềm sẽ hỗ trợ trực quan hóa các kế hoạch và giao việc tự động. Bấm vào banner sau đây để nhận được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia.
2.3 Thiết lập lộ trình
Bạn cần tạo ra một lộ trình chuyển đổi số này để giúp Doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn nhất trong quá trình hội nhập kỹ thuật số của mình. Một kế hoạch chi tiết cũng sẽ giúp bạn biết các bước chuyển đổi số bạn cần thực hiện tiếp theo.
Một lộ trình đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích rất rõ ràng cho công ty. Điều đó được mình chứng qua một loạt các báo cáo về sự cải tiến như tăng mức độ hài lòng của khách hàng, giảm chi phí hoạt động và cải thiện sự tham gia của nhân viên.
2.4 Đầu tư vào công nghệ một cách phù hợp
Công nghệ là một thành phần chính của chuyển đổi kỹ thuật số. Mặt khác, các công nghệ mới được giới thiệu hàng năm và rất khó để theo kịp những phát triển mới nhất. Tuy nhiên, đầu tư vào các công nghệ phù hợp như AI, tự động hóa và IoT có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức này.
2.5 Tăng cường quản lý sự thay đổi
Để đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số, điều quan trọng là phải chủ động quản lý sự thay đổi. Đây được cho là một công việc khó khăn bởi nhiều công ty sẽ đối mặt với những phản kháng của nhân viên.
Để thành công, giám đốc điều hành cần phải có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng nên biết thời điểm nào phù hợp để trao quyền hoặc kìm hãm nhân sự của mình.
2.6 Xây dựng một nhóm ủng hộ chuyển đổi số trong tổ chức
Nhìn vào lực lượng lao động hiện tại của tổ chức và tìm những người có ảnh hưởng, sáng tạo và đáng tin cậy. Tập hợp một nhóm đa chức năng bao gồm những người có kỹ năng tốt để tạo ra một nhóm lãnh đạo thay đổi. Nhóm này sẽ giúp tạo ra tầm nhìn cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xây dựng nhóm ủng hộ chuyển đổi số có thể giúp tổ chức tiếp cận chủ động hơn với những sáng kiến kỹ thuật số tập trung vào khía cạnh con người.
2.7 Điều chỉnh mục tiêu kinh doanh phù hợp với chiến lược chuyển đổi số
Doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của tổ chức. Bạn cần hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như các điểm khó khăn và những lỗi có trong các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Phân tích các quy trình hiện tại của doanh nghiệp để xác định các hệ thống đã lỗi thời cần cải thiện cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng, quá trình chuyển đổi số của bạn nên phù hợp với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi. Việc này sẽ giúp cho nhân viên hoàn thành tốt hơn các chức năng công việc của mình, làm cho trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Trên đây là những khó khăn trong chuyển đổi số mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Fastdo hy vọng, doanh nghiệp có thể tìm ra những định hướng đúng đắn cũng như cách vận hành hiệu quả nhất cho quá trình chuyển đổi số ở tổ chức.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số: Rào cản và giải pháp
- Top 11 Lợi ích của Chuyển đổi số mang lại cho Doanh nghiệp
Tại sao nhiều doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số?
1. Thiếu kiến thức: Nhiều doanh nghiệp và nhân viên thiếu hiểu biết về công nghệ và cách áp dụng nó vào kinh doanh.
2. Sợ thay đổi: Nhân viên và lãnh đạo có thể kháng cự với những thay đổi lớn.
3. Chi phí cao: Đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên là một khoản chi phí lớn.
4. Thiếu cơ sở hạ tầng: Nhiều doanh nghiệp chưa có sẵn cơ sở hạ tầng công nghệ cần thiết để chuyển đổi số.
5. Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp truyền thống có thể cản trở việc áp dụng các công nghệ mới.
Cách để doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn chuyển đổi số?
1. Xây dựng tầm nhìn rõ ràng: Xác định mục tiêu cụ thể và lợi ích mà doanh nghiệp muốn đạt được sau khi chuyển đổi số.
2. Đào tạo nhân viên: Đầu tư vào đào tạo để nâng cao kỹ năng số cho nhân viên.
3. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: Thực hiện các thay đổi nhỏ ban đầu để giảm thiểu rủi ro và tạo động lực.
4. Xây dựng văn hóa đổi mới: Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.
5. Đánh giá và điều chỉnh: Thường xuyên đánh giá tiến độ và điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi số nếu cần thiết.
Vai trò của lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số là gì?
1. Tạo ra tầm nhìn: Lãnh đạo cần có một tầm nhìn rõ ràng về tương lai số của doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho nhân viên.
2. Đầu tư vào công nghệ: Đảm bảo có đủ ngân sách để đầu tư vào các công nghệ mới.
3. Hỗ trợ nhân viên: Đào tạo và hỗ trợ nhân viên thích nghi với những thay đổi.
4. Tạo ra một văn hóa đổi mới: Xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.