“Gen Z nhảy việc” đang là chủ đề đang “làm mưa làm gió” trên thị trường với tần suất chuyển đổi công việc đáng kinh ngạc. Thống kê cho thấy hơn 62% trong 14.000 nhân sự Gen Z nhảy việc ngay từ năm đầu tiên đi làm. Liệu đây là xu hướng nhất thời hay dấu hiệu chuyển biến của của thị trường lao động trong tương lai. Bài viết này tại Fastdo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do đằng sau xu hướng nhảy việc này và tìm kiếm giải pháp tuyển dụng phù hợp cho các doanh nghiệp hiện nay.
1. Thực trạng về tình trạng gen Z nhảy việc hiện nay
Hiện nay, vấn đề gen Z nhảy việc cần được quan tâm và phân tích kỹ hơn vì thế hệ này đang và sẽ trở thành lực lượng đóng vai trò chính trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà trong những năm tới. Theo thống kê của công ty kiểm toán PwC, cho đến năm 2025, Gen Z dự kiến chiếm ⅓ tổng số lao động tại Việt Nam. Vì vậy, làm sao để giữ chân và phát huy thế mạnh của thế hệ lao động trẻ này là bài toán được đặt ra với các Doanh nghiệp.
Gần đây, Anphabe – Đơn vị tiên phong trong giải pháp thương hiệu Nhà tuyển dụng tại Việt Nam, đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 14.000 sinh viên toàn quốc về tình trạng nhảy việc của gen z. Kết quả của cuộc khảo sát cho biết, có đến 95% các bạn trẻ thuộc gen Z biết rõ bản thân họ thích gì và nghĩ rằng sẽ gắn bó với công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp ít nhất là 1 năm.
Một cuộc khảo sát khác lại được tiến hành đối với nhóm gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua về chủ đề tương tự. Tỷ lệ Gen Z nhảy việc tại việt nam thống kế có đến 62% cho biết họ đã nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm. Bản thân những người này cảm thấy chênh vênh khi dấn thân vào thị trường lao động. Một trong những lý do lớn nhất được đưa ra là sự thất vọng về chế độ lương thưởng.
Như vậy có thể thấy thực trạng gen z nhảy việc đang là vấn đề đáng báo động mà các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm lời giải đáp.
2. Những lý do hình thành nên văn hóa nhảy việc trong Gen Z
Gen Z nhảy việc là tình trạng không còn mấy xa lạ với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, những hành động như nghỉ việc không báo trước hay nhảy việc trong thời gian quá ngắn khiến cho nhiều người phàn nàn xem đây như là văn hóa nhảy việc của gen Z. Vậy tại sao gen z hay nhảy việc và đâu là nguyên nhân hình thành nên văn hóa nghỉ việc trong thế hệ Gen Z hiện nay?
2.1 Vào đời trong bối cảnh thị trường việc làm đang rất sôi động
Bước vào đời trong thời kỳ thế giới phẳng, mọi thứ đều có thể hội nhập và kết nối dễ dàng khiến gen Z có nhiều cơ hội hơn các thế hệ trước trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Ngày càng có nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, xu hướng khởi nghiệp đang nở rộ khiến cho cơ hội việc làm của gen Z ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, gen Z trưởng thành và tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn so với thế hệ trước, mạnh về kỹ năng ngoại ngữ và tin học. Do đó, họ tự tin vào bản thân và luôn kỳ vọng vào một môi trường làm việc xứng đáng với những gì họ đang có.
Các bạn gen Z có vô số cơ hội việc làm cùng với đó là không chịu áp lực về tài chính cũng như gia đình nên tình trạng nhảy việc liên tục là điều dễ hiểu. Gen Z nghĩ rằng được tự do làm những điều mình thích và dành nhiều thời gian để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm trước khi lựa chọn một nơi làm việc phù hợp.
2.2 Không thích văn hóa làm việc 9-to-5
Cùng với sự phát triển của thị trường lao động hiện nay, những từ khóa như “làm việc giờ hành chính” đã trở thành rào cản với Gen Z gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thay vào đó các bạn trẻ mong muốn được làm việc trong môi trường linh hoạt về giờ giấc, không bị kiểm soát quá mức về thời gian làm việc.
Hơn 85% nhân sự Gen Z mong muốn được làm việc linh hoạt theo hình thức Remote hoặc Hybrid. Đây là số liệu cho thấy sự khác biệt trong thói quen làm việc của các thế hệ và sự thích ứng nhanh chóng với xu hướng thị trường của các bạn trẻ.
2.3 Mong muốn được trải nghiệm
Gen Z được sinh ra và lớn lên trong thời đại số, được tiếp cận kiến thức nhanh chóng và văn hóa, công nghệ hiện đại,… Thế hệ này rất ham học hỏi, năng động và sáng tạo. Do vậy, các bạn trẻ thường có suy nghĩ muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn trong công việc.
Nhiều bạn trẻ làm việc chưa đến 1 năm sau đó nhảy việc để tìm đến một môi trường mới. Họ cho rằng, môi trường cũ đã nhàm chán, không có nhiều điều kiện để cho họ học hỏi và phát triển nên không ngại thay đổi.
Theo góc nhìn tích cực, tư duy sẵn sàng đổi mới và trải nghiệm giúp các bạn trẻ có cơ hội được tiếp cận đa dạng ngành nghề và sớm tìm được “sứ mệnh” của mình. Bên cạnh đó, trong thị trường lao động luôn biến động, sự linh hoạt và thích ứng nhanh chóng của Gen Z là lợi thế giúp họ không chỉ là đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới mà còn là thế hệ tiên phong tạo ra xu hướng mới.
2.4 Chưa hình thành định hướng phù hợp trong tương lai
Lý do Gen Z nhảy việc có thể liên quan đến định hướng công việc của các bạn chưa được định hình rõ ràng trong khoảng thời gian đầu vừa mới ra trường và tiếp cận với thị trường lao động. So với các thế hệ khác, lý do nhảy việc của gen z xuất phát từ xu hướng mong muốn được làm việc trong môi trường thực sự phù hợp về văn hóa, con người và định hướng sự nghiệp trong tương lai. Họ không ngại thay đổi, không muốn chịu đựng trong môi trường không có cơ hội phát triển bản thân.
Khi làm việc tại những môi trường không phù hợp, gen Z thường bị áp lực ảnh hưởng đến “sức khỏe tâm lý”. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ lựa chọn nghỉ việc khi cảm thấy rằng công việc khó khăn và gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.
2.5 Cá tính mạnh và mong muốn thể hiện bản thân
Gen Z nhảy việc vì muốn được thể hiện bản thân, ham học hỏi và thích sáng tạo. Vì thế, các bạn rất dễ bị tổn thương trước những lời phê bình hay bất đồng quan điểm với quản lý, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều gen Z tự tin rằng họ có thể tìm được công việc mới dễ dàng, vậy nên gen Z không quá lo lắng về việc có nên nhảy việc hay không.
2.6 Kỳ vọng quá cao vào Doanh nghiệp
Ngoài những vấn đề trực tiếp từ gen Z thì việc nhảy việc cũng một phần do cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Các bạn trẻ có những kỳ vọng cao nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu từ môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… Điều này khiến cho các bạn gen Z bị vỡ mộng và có xu hướng nghỉ việc cao.
Một trong những lý do thực tế tác động đến xu hướng Gen Z nhảy việc là sự hỗ trợ tài chính từ doanh nghiệp. Đặc biệt với tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay, hơn 56% trong số 18.000 nhân sự trên toàn cầu cho rằng lương thưởng là mối quan tâm hàng đầu của họ (Theo nghiên cứu ‘Health on demand’ – được thực hiện bởi Mercer). Nếu không cảm nhận được sự phù hợp giữa giá trị cống hiến và lợi ích nhận được, không chỉ Gen Z mà hầu hết người lao động đều có xu hướng tìm kiếm môi trường mới.
Khủng hoảng Gen Z nhảy việc không còn là thách thức nếu doanh nghiệp biết cách quản lý nhân sự hiệu quả. Với phần mềm chấm công online “3 trong 1”, các nhà quản lý không cần giám sát quá mức về tình trạng làm việc của nhân sự, linh hoạt quản lý nhân sự làm việc từ xa, hybrid hay tại văn phòng. Hãy để công nghệ chăm sóc mọi thứ, xây dựng đội ngũ nhân sự kỷ luật nhưng không áp lực.
BẤM VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN TƯ VẤN 1-1 CÙNG CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP CHẤM CÔNG – QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ.
3. Những tác hại mà nhảy việc gây ra
Việc thay đổi công việc thường xuyên đang dần trở nên phổ biến ở giới trẻ. Nhảy việc liên tục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc sau này của gen Z cũng như khiến các doanh nghiệp hao tổn nhiều tài nguyên.
3.1 Đối với bản thân ứng viên
Việc nhảy việc nhiều sẽ gây nên nhiều tác hại cho thế hệ gen Z như CV không đẹp, không có kiến thức chuyên sâu, khó xin việc, dễ bị sa thải,…
3.1.1 CV “không đẹp” trong mắt nhân sự
Sự trung thành và gắn kết lâu dài với công ty là điều các nhà tuyển dụng luôn mong muốn. Khi nghỉ việc quá nhiều, các nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về thái độ làm việc cũng như mức độ trung thành của bạn. Ngoài ra, chuyển đổi công việc thường xuyên khiến bạn không có thời gian để đạt được những thành tích đáng kể.
Như vậy, nếu nhìn thấy bạn liên tục nhảy việc trong thời gian ngắn hay không có những thành tích nổi bật trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ phải cân nhắc rất nhiều. Bạn cũng không được chú ý đến khi không có những bằng chứng cụ thể về khả năng của bản thân.
3.1.2 Không tích lũy được nhiều kiến thức chuyên sâu
Khi thay đổi công việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, bạn sẽ khó có thể tích lũy cho mình được nhiều kiến thức chuyên môn. Trong thực tế, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên hơn với những ứng viên có kỹ năng chuyên sâu và gắn bó lâu dài với công việc.
Tiếp xúc với đa dạng ngành nghề ở thời điểm hiện tại có thể là điểm cộng giúp bạn nâng cao năng lực làm việc multitask. Tuy nhiên về lâu dài, việc không nắm vững kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định khiến bạn có nguy cơ bị đào thải nhanh hơn.
Ví dụ điển hình, trong lĩnh vực marketing, với xu thế đổi mới và chuyển đổi không không ngừng, các bạn trẻ đầy sức sáng tạo có cơ hội được tiếp cận và phát triển đa dạng công việc trong ngành nghề này. Tuy nhiên, đối với các vị trí chuyên sâu về hoạch định chiến lược vẫn yêu cầu nhân sự có chuyên môn về phân tích thị trường, xây dựng thương hiệu và các công cụ marketing chuyên biệt.
3.1.3 Nhà tuyển dụng cảm thấy e ngại khi đầu tư vào bạn
Khi biết bạn có thể nhảy việc bất cứ lúc nào, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc khi đầu tư vào bạn. Các doanh nghiệp thường đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nhân viên từ 1 đến 2 năm. Nếu bạn thay đổi công việc thường xuyên, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người dễ bỏ cuộc và không trao cho bạn những cơ hội để phát triển bản thân.
3.1.4 Tốn thời gian để bắt đầu lại từ đầu
Mỗi công việc đòi hỏi những kỹ năng và có yêu cầu riêng. Mỗi công ty có hệ thống quản lý và quy trình làm việc khác nhau. Chính vì thế bạn phải thích nghi làm quen với môi trường mới khi chuyển việc.
Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để nhìn thấy sự thể hiện, kỹ năng của bạn. Do vậy, chuyển việc thường xuyên bạn cũng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Bạn phải thích nghi và bắt đầu lại từ đầu, làm quen với môi trường mới khi chuyển việc
3.1.5 Ảnh hưởng xấu đến mạng lưới các mối quan hệ
Mối quan hệ trong doanh nghiệp là điều tất yếu bạn cần phải có. Tuy nhiên, việc thường xuyên thay đổi nhiều công ty sẽ khiến bạn khó duy trì những mối quan hệ có lợi. Bạn có thể gặp khó khăn khi nhờ cấp trên viết cho bạn một lá thư giới thiệu hoặc là người tham khảo hiệu quả. Điều này sẽ làm giảm khả năng phát triển sự nghiệp của bạn.
3.1.6 Nguy cơ bị sa thải cao
Những nhân viên trung thành thường sẽ được giữ lại nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. Với kiến thức chuyên môn và có hiểu biết rõ về công ty, những người lâu năm thường sẽ có nhiều lợi thế hơn khi công ty cắt giảm bớt nhân sự. Chính vì vậy, đối với một nhân viên thường xuyên nhảy việc thì nguy cơ bị sa thải sẽ rất cao.
3.2 Đối với nhà tuyển dụng
Các nhà tuyển dụng khá đau đầu với tình trạng nhảy việc liên tục của gen Z, bởi việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến công ty.
3.2.1 Tốn chi phí tuyển dụng
Tuyển được nhân sự chỉ không phải là tất cả, chiêu mộ được ứng viên phù hợp và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mới là mục tiêu mà nhà tuyển dụng hướng đến. Trong những năm gần đây, các nhà tuyển dụng thực sự cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều nhân sự gen Z làm việc tại công ty chưa đầy 1 năm.
Khi nhân viên nhảy việc như vậy, Doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng liên tục. Điều này khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và chi phí tuyển dụng. Các bạn genZ nghỉ việc thường xuyên cũng tạo nên những áp lực lớn cho các quản lý.
3.2.2 Lãng phí nguồn lực trong việc đào tạo
Thông thường, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 1 đến 2 tháng để đào tạo và giúp nhân viên mới học tập và làm quen với công việc với môi trường làm việc mới. Sau đó, công ty dành 5 đến 6 tháng để mở ra các chương trình đào tạo chuyên sâu giúp nhân sự phát triển bản thân cũng như hiểu rõ hơn về sản phẩm, khách hàng.
Chính vì vậy, nhân viên nhảy việc thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực trong quá trình đào tạo những nhân viên mới. Điều này gây lãng phí chi phí của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
3.2.3 Gây nên những biến động tiêu cực về nhân sự
Gen Z càng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động, chính vì thế việc nhảy việc thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều biến động nhân sự trong doanh nghiệp. Biến động nhân sự không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên ở lại, mà còn tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp.
4. Làm gì để Doanh nghiệp có thể giữ chân gen Z lâu hơn?
Văn hóa Genz nhảy việc đang là vấn đề “nóng” trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Nhiều chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý đau đầu vì phải hao tổn chi phí, nguồn lực đào tạo nhưng giới trẻ vẫn nghỉ việc liên tục.
Để giảm bớt tình trạng này, những chủ doanh nghiệp hay những nhà tuyển dụng nên cởi mở hơn về xu hướng nhảy việc của gen Z. Các nhà lãnh đạo hãy tạo ra môi trường có nhiều trải nghiệm, liên tục có những thử thách mới, để nhân viên có thể trải nghiệm và phát triển bản thân tại chính công ty của bạn.
4.1 Đề cao yếu tố phát triển con người
Giới trẻ nhảy việc không có nghĩa là họ thiếu trách nhiệm mà đúng hơn là đang tìm môi trường là việc phù hợp. Gen Z có kỳ vọng cao hơn về con người, muốn phát triển bản thân và đặc biệt là những trải nghiệm thực tiễn. Đây là những điều mà các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa chú trọng đầu tư.
Sự khác biệt thế hệ cũng gây nên nhiều khó khăn cho giới trẻ, bởi lãnh đạo cấp cao vẫn đang là Gen X và Gen Y. Các doanh nghiệp chưa đủ linh hoạt để thực hiện những chuyển đổi phù hợp với bối cảnh xã hội. Vì thế, xu hướng nhảy việc sẽ vẫn còn có thể tiếp tục trong vài năm tới.
Vậy nên, các chủ doanh nghiệp không nên quá khắt khe về xu hướng nhảy việc mà cần đầu tư hơn vào việc phát triển con người, tạo môi trường làm việc linh động hơn. Hãy cho gen Z nhiều trải nghiệm hơn, liên tục có những thử thách mới hay đầu tư nhiều hơn vào L&D,…
Khi đó, xu hướng “không ngại nhảy việc” sẽ chuyển dịch thành “không cần nhảy việc”. Chính tại môi trường làm việc hiện tại, genZ đã có vô số cơ hội phát triển bản thân mà không cần phải tìm kiếm một “ngọn núi” nào khác.
4.2 Đầu tư vào trải nghiệm nhân viên
Mức thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… là những yếu tố chính tác động đến việc chuyển việc của thế hệ gen Z. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc này không quá khác so với các thế hệ khác.
Đối với gen Z, các bạn quan trọng đến yếu tố hạnh phúc tại môi trường làm việc. Điều đấy có thể xuất phát từ không gian làm việc, cảm xúc trong công việc, mối quan hệ & sự tương tác với đồng nghiệp.
Nhân viên gen Z thường quan tâm đến ý nghĩa của công việc đang làm, văn hoá doanh nghiệp và một số điểm chạm từ quá trình phỏng vấn đến khi onboarding. Một số yếu tố hạnh phúc này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam chú trọng quan tâm đến trải nghiệm nhân viên.
4.3 Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển việc của thế hệ trẻ. Gen Z thường chủ động trong công việc, có khả năng tự nghiên cứu và xử lý nhanh chóng một lượng lớn thông tin. Chính vì vậy, Gen Z cũng mong muốn được làm việc trong môi trường linh hoạt, không gò bó về không gian hay quá cứng nhắc về mặt thời gian.
Năng suất làm việc của gen Z đạt hiệu nhất khi làm việc trong môi trường linh hoạt. Việc đánh giá năng suất nhân viên không nên phụ thuộc vào việc đi đúng giờ, số giờ làm việc tại văn phòng. Doanh nghiệp nên đánh giá dựa trên hiệu suất, lợi ích nhân sự mang lại sẽ khiến nhân viên trung thành hơn với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng hình thức làm việc tại nhà. Nhân viên có thể tới trễ, về sớm hơn, nhưng cần đảm bảo công việc luôn đi đúng tiến độ. Ngoài ra, Doanh nghiệp nên chú trọng đến không gian làm việc để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
4.4 Xây dựng văn hóa đa dạng và hội nhập
Nhân viên trong một công ty có thể đa dạng về lứa tuổi, giới tính, vùng miền, quốc tịch, trình độ, trường học,… Do vậy, doanh nghiệp nên tạo môi trường khuyến khích các nhân viên cởi mở hơn, tạo điều kiện để mọi người được trình bày ý tưởng và thảo luận liên tục. Nhân viên sẽ tự hào hơn khi được làm việc trong môi trường văn hóa đa dạng và hội nhập.
Khi đã trở thành một phần của một thương hiệu có tư duy tiến bộ và có nhận thức về văn hóa, nhân viên sẽ có khả năng làm việc tích cực hơn với niềm đam mê và mong muốn thực sự. Điều này sẽ giúp nhân viên đạt được hiệu quả cao trong công việc.
4.5 Giao tiếp cởi mở
Việc lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến và tạo ra các cuộc nói chuyện là cách hiệu quả giúp cho nhân viên gắn bó hơn. Giao tiếp thân thiện sẽ tạo sự thỏa mái và không gian làm việc việc trở nên vui vẻ hơn. Từ đó, hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ tăng cao.
Theo thống kê khảo sát của Joblist vào tháng 1/2022, 28% trên 18.000 nhân sự cho biết nguyên nhân nhảy việc trước đây là vì “quản lý tồi”. Hay theo khảo sát được thực hiện bởi Viser trên 2100 nhân sự tại Anh, 43% nhân viên quyết định nghỉ việc có nguyên nhân xuất phát từ người quản lý của họ. Đây là những minh chứng cho thấy giao tiếp giữa các nhà quản lý và nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân người lao động.
Doanh nghiệp có thể tạo các buổi tiệc, khen thưởng để khích lệ nhân viên làm việc. Cấp trên cần tạo môi trường tự do ngôn luận, cho phép các nhân viên trình bày ý kiến cá nhân của mình. Đây sẽ là một trong những nền tảng để mọi người giao tiếp cởi mở hơn, cũng là giải pháp hạn chế tình trạng Gen Z nhảy việc.
4.6 Đảm bảo về chính sách phúc lợi và đào tạo
Việc không rõ ràng các chính sách phúc lợi và đào tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài việc minh bạch các chính sách cơ bản thì những lợi ích kèm theo cũng thu hút và giữ chân gen Z. Bạn có thể cung cấp buổi trưa, máy pha cà phê tại văn phòng, hỗ trợ chi phí di chuyển,… nhằm tạo ra động lực làm việc cho gen Z.
Gen Z cần lộ trình thăng tiến rõ ràng, được phát triển bản thân. Thế hệ trẻ quan tâm đến việc được học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp để phát triển trong tương lai. Chính vì thế, doanh nghiệp đảm bảo các chính sách, đào tạo và tạo nhiều cơ hội thăng tiến sẽ thu hút và giữ chân nhân viên.
5. Khủng hoảng nhân sự Gen Z nghỉ việc: Giải pháp tuyển dụng nào cho doanh nghiệp?
Đối với với xu hướng nhảy việc của doanh nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp cũng cần tìm giải pháp phù hợp cho bài toán tuyển dụng. Để đạt hiệu quả tuyển dụng tốt hơn trong tương lai và giải quyết các tình huống khẩn cấp thiêu lao động, dưới đây là một số giải pháp tuyển dụng các tổ chức có thể cân nhắc thực hiện:
5.1 Đảm bảo nguồn pool tuyển dụng dồi dào
Duy trì nguồn hồ sơ ứng viên tiềm năng trong kho dữ liệu doanh nghiệp là giải pháp giải quyết nhanh chóng tình trạng thiếu nhân sự. Đây là những hồ sơ của ứng viên đã từng ứng tuyển hoặc có quan tâm đến vị trí công việc của doanh nghiệp, giúp các tổ chức dễ dàng kết nối và tìm được nhân sự mới phù hợp.
5.2 Thể hiện đúng vai trò của công ty như đã cam kết
Đảm bảo cung cấp đúng quyền lợi cho nhân sự là cách tuyển dụng hiệu quả cho các tổ chức. Thực hiện đúng nghĩa vụ như doanh nghiệp đã cung cấp trên JD giúp ứng viên và cả nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, tìm kiếm được môi trường và con người phù hợp.
5.3 Tối giản quy trình tuyển dụng – Thẳng thắn chia sẻ văn hóa doanh nghiệp
Thực hiện một quy trình đơn giản và tập trung vào tìm hiểu con người để đánh giá nhân sự có thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không.
Ngay từ giai đoạn phỏng vấn hãy thẳng thắn chia sẻ văn hóa và phong cách làm việc của tổ chức, giúp ứng viên nhìn nhận sự phù hợp của bản thân để có quyết định ngay từ đầu, tránh mất thời gian của cả hai bên.
5.4 Truyền thông hoạt động nội bộ – xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Thực hiện chia sẻ các hoạt động văn hóa nội bộ doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội giúp ứng viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc, từ đó định hình được sự phù hợp với bản thân, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút ứng viên có cùng giá trị và quan điểm.
Như vậy, Gen Z nhảy việc gây nên nhiều tác hại cho cả gen Z lẫn nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần đồng cảm và thấy hiểu thế hệ này để tạo môi trường làm việc tốt cuốn hút nhân tài. Fastdo hy vọng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn quản lý nhân sự một cách hiệu quả hơn.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Xác định 10 niềm tin giới hạn và cách khắc phục chúng
- TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
- Review TOP 15 Phần Mềm Tuyển Dụng Chi Tiết 2022
- Chất lượng nguồn nhân lực: 5 nhân tố then chốt và tiêu chí đánh giá