Trong các giao dịch mua bán, Doanh nghiệp vẫn thường ký hết các hợp đồng nguyên tắc. Vậy hãy cùng Fastdo tìm hiểu hợp đồng nguyên tắc là gì và 3 mẫu hợp đồng nguyên tắc mà Doanh nghiệp hay sử dụng nhé!
1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bao gồm quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên với nhau. Loại hợp đồng này được Pháp luật quy định cụ thể ở Bộ luật dân sự 2005 và Luật dân sự 2015. Dù không được sử dụng phổ biến nhưng hợp đồng quy tắc là loại văn bản có giá trị pháp lý và được quy định rõ ràng theo luật pháp Việt Nam.
Về nội dung, hợp đồng nguyên tắc bao gồm các yếu tố tương tự như hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, nội dung liên quan đến hàng hóa/ dịch vụ giao dịch sẽ được dẫn đến một nội dung tham chiếu khác (đơn đặt hàng hoặc phụ lục hợp đồng). Có thể nói, hợp đồng nguyên tắc đóng vai trò là hợp đồng khung để các bên căn cứ và thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.
2. Khi nào hợp đồng nguyên tắc được ký kết?
Những thay đổi trong quá trình giao dịch thương mại giữa các bên sẽ được thay đổi thông qua hợp đồng nguyên tắc. Loại hợp đồng này có vai trò thay thế cho hợp đồng chính thức trong trường hợp các bên chưa xác định được rõ ràng các tiêu chí về hàng hóa khi giao dịch.
>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân chi tiết nhất
3. Phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc
Ngoài hợp đồng nguyên tắc thì các Doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch mua bán còn ký kết cả hợp đồng kinh tế. Sau đây là những điểm giống và khác giữa hai loại hợp đồng này:
3.1 Giống nhau
- Về giá trị pháp lý: Cả hai loại hợp đồng đều có giá trị pháp lý trước khi hai bên giao dịch mua bán trong các hoạt động thương mại, ký kết dân sự…….
- Về nội dung hợp đồng: Đều thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên phải thực hiện khi tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với nhau.
- Về hình thức của hợp đồng: Hai loại hợp đồng đều thể hiện bằng văn bản, có chữ ký và xác nhận của hai bên. Nếu ký kết giữa các Doanh nghiệp thì phải có dấu mộc của công ty.
3.2 Khác nhau
Tiêu chí | Hợp đồng nguyên tắc | Hợp đồng kinh tế |
Tên gọi | – Hợp đồng nguyên tắc
– Biên bản thỏa thuận – Thỏa thuận nguyên tắc đại lý |
– Hợp đồng mua bán hàng hóa
– Hợp đồng vay vốn – Hợp đồng ủy quyền |
Mục đích | Thỏa thuận nguyên tắc chung khi giao dịch mua bán , là căn cứ thực hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên
Như vậy trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc các bên có thể ký kết hợp đồng kinh tế hoặc bổ sung phụ lục hợp đồng kèm theo. |
Các thỏa thuận được quy định một cách chi tiết cụ thể hơn, bắt buộc phải thực hiện. |
Nội dung được ghi nhận trong hợp đồng | Có tính chất cơ sở, định hướng cho quan hệ hợp tác hai bên. Vì vậy, các bên có thể tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế hoặc chỉ cần bổ sung thêm phụ lục hợp đồng trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc. | Nội dung của hợp đồng kinh tế thể hiện rõ ràng các yêu cầu và điều khoản của hai bên. Các bên bắt buộc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trên hợp đồng đã ký. |
Khả năng giải quyết vi phạm giữa các bên | Khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng nguyên tắc khó giải quyết hơn vì các điều khoản chỉ mang tính chất quy định chung. | Khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng về việc vi phạm của các bên nên dễ dàng giải quyết hơn. |
Thời gian ký kết hợp đồng | Hợp đồng nguyên tắc thường được ký kết đầu năm.
Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên không phụ thuộc số lượng đơn hàng phát sinh. |
Hợp đồng kinh tế sẽ ký kết theo mỗi giao dịch mua bán được thực hiện. Khi giao dịch đó kết thúc thì hợp đồng cũng chấm dứt.
Khi hợp đồng chấm dứt các bên sẽ ký biên bản thanh lý hợp đồng. Do đó, thời hạn giá trị của nó sẽ ngắn hơn so với hợp đồng nguyên tắc. |
Đối tượng áp dụng cho từng loại hợp đồng | Các Doanh nghiệp có khoảng cách xa nhau như các tỉnh khác, khác huyện thị , không cùng thành phố và có giao dịch mua bán liên tục
Các Doanh nghiệp có khoảng cách địa lý xa hoặc phát sinh giao dịch mua bán liên tục |
Doanh nghiệp ít có giao dịch với nhau hoặc giá trị hợp đồng lớn. Các giao dịch đặc thù yêu cầu về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. |
4. Nội dung cơ bản trong mẫu hợp đồng nguyên tắc
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc cần được xây dựng cẩn thận để tránh rủi ro sau này. Những nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng bao gồm:
- Thông tin đầy đủ của các bên giao dịch như: Tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, số fax,…;
- Điều khoản chung của hai bên khi tiến hành giao kết hợp đồng;
- Các nội dung cơ bản về hàng hóa, dịch vụ như: Tên hàng hóa, số lượng…;
- Giá trị hợp đồng và cách thanh toán: như thông tin số tài khoản, giá trị tạm tính đơn hàng,…
- Thời gian và địa điểm cụ thể để giao nhận hàng;
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên khi tiến hành giao dịch mua bán với nhau;
- Điều khoản ghi nhận trách nhiệm của hai bên;
- Cách thức bảo hành sản phẩm (nếu có);
- Thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng;
- Cách thức chấm dứt, dừng hoặc hủy bỏ hợp đồng;
- Cam kết chung của hai bên;
5. Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc
Trong các văn bản theo pháp luật hiện hành thì vẫn chưa có quy định nào cụ thể về thời hạn của hợp đồng nguyên tắc. Thông thường các Doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng theo tháng hoặc năm để tiện cho việc xử lý số liệu, hạch toán theo dõi công nợ của kế toán để tránh sai sót.
Một số cách thức giúp Doanh nghiệp có thể xác định hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc:
- Thời hạn của hợp đồng sẽ áp dụng theo sự thỏa thuận của hai bên khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
- Thời hạn của hợp đồng được tính từ ngày bắt đầu ký kết đến ngày kết thúc hợp đồng khi giao dịch hoàn thành. Bên cạnh đó. hợp đồng sẽ chấm dứt khi một trong hai bên vi phạm điều khoản cam kết trong hợp đồng.
- Thời hạn của hợp đồng tính từ ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt theo quyết định của Tòa án hoặc một trong các bên bị giải thể, tuyên bố phá sản.
- Thời hạn của hợp đồng tính từ khi bắt đầu có hiệu lực đến ngày bị thay thế bởi một thỏa thuận khác giữa các bên ký kết hợp đồng với nhau
>>> XEM TIẾP: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 mẫu hợp đồng thử việc cụ thể từng trường hợp
6. Giá trị của hợp đồng nguyên tắc
Sau đây là những giá trị mà hợp đồng nguyên tắc mang lại và khi xảy ra tranh chấp trong quá trình đàm phán hợp đồng như sau:
- Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc là cơ sở ban đầu , mang tính chất định hướng khi phát sinh giao dịch mua bán.
- Dựa vào hợp đồng nguyên tắc các bên có thể bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng kinh tế.
- Có giá trị thay thế hợp đồng chính khi các bên giao dịch chưa xác định rõ khối lượng hàng hóa hoặc hợp tác lâu dài mà không phải ký hợp đồng kinh tế nhiều lần.
- Nếu có tranh chấp trong thời gian đàm phán hợp đồng, các bên có thể dựa vào những thỏa thuận trước đó để giải quyết.
- Nội dung trên hợp đồng nguyên tắc chỉ giới hạn những vấn đề chung chung. Do đó khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng nguyên tắc khó giải quyết, nhất là khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
>>> ĐỌC TIẾP: [TẢI MIỄN PHÍ] – Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể từ A-Z
7. Mẫu hợp đồng nguyên tắc chi tiết
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến quý Doanh nghiệp những mẫu hợp đồng nguyên tắc được sử dụng chung cho từng lĩnh vực kinh doanh:
- Mẫu 1:
- Mẫu 2
>>> TẢI MIỄN PHÍ: HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
Như vậy Fastdo đã giới thiệu đến quý khách hàng những mẫu hợp đồng nguyên tắc chi tiết và những lưu ý khi Doanh nghiệp soạn thảo hợp đồng. Hy vọng những thông tin và các mẫu hợp đồng mà Fastdo đã cung cấp sẽ giúp ích đến quý Doanh nghiệp!
>>> XEM THÊM CÁC BIỂU MẪU KHÁC:
- [TẢI MIỄN PHÍ] 8 mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết 2024
- Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng mẫu quy trình phối hợp giữa các phòng ban