Văn hóa Doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình dài lâu để hình thành và xây dựng. Đây là những yếu tố gắn liền với tổ chức, vì vậy rất khó để nhà lãnh đạo chấp nhận thay đổi. Trong xu hướng chuyển đổi số đang nở rộ hiện nay, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số được xem là rào cản lớn nhất đối với hầu hết các tổ chức. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây nhé!
fPlan – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay TƯ VÁN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:
1. Tầm quan trọng của văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Yếu tố văn hóa Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự thành công khi thực hiện chuyển đổi số tổ chức. Cụ thể, yếu tố này sẽ tác động đến quá trình chuyển đổi số Doanh nghiệp thông qua:
1.1 Quyết định đến sự thành bại của chuyển đổi số
Walgreen là công ty dược phẩm hàng đầu tại Mỹ, với hơn 112 năm hoạt động, thành công rực rỡ nhờ chuyển đổi số. Nhắc đến sự thành công này, không thể không nhắc đến cuộc cải cách lớn về văn hóa tổ chức khi đối mặt với thách thức đến từ đối thủ và sự thay đổi hành vi khách hàng. Sự thay đổi này đã giúp họ hoàn thành sớm mục tiêu “Seven by Ten”, đạt được 7000 cửa hàng trước năm 2010.
Mới đây, công ty Capgemini – Dịch vụ tư vấn, công nghệ hàng đầu vừa có cuộc khảo sát lớn với 1.700 các cấp lãnh đạo, quản lý và nhân viên tại 350 Doanh nghiệp. Theo kết quả của cuộc khảo sát, có đến 62% người khảo sát cho rằng vấn đề văn hóa là một trong những rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi số.
Tiếp đó, tập đoàn BCG cũng cho biết có đến 80% công ty đã rất thành công trong quá trình chuyển đổi số nhờ tập trung tối đa vào các vấn đề văn hóa Doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi Doanh nghiệp, công ty cần có sự quan tâm đặc biệt đến yếu tố văn hóa nếu muốn quá trình chuyển đổi số thành công.
>>> ĐỌC THÊM: Chuyển đổi số là gì? Tất tần tật về chuyển đổi số trong tổ chức
1.2 Thúc đẩy khả năng tạo ra giá trị của nhân viên
Ở các Doanh nghiệp đã chuyển đổi số, hệ thống phân cấp có xu hướng phẳng hơn. Tại các tổ chức này, thành viên có toàn quyền quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các công việc mình phụ trách. Do đó, văn hóa trao quyền và khả năng ra quyết định ở các công ty này cũng được đẩy mạnh nhiều hơn.
Văn hóa trong giai đoạn chuyển đổi số được nhiều Doanh nghiệp xem như là bộ quy tắc định hướng cho toàn thể nhân viên. Thông qua đó, nhân viên làm việc hiệu quả và tạo ra nhiều kết quả giá trị hơn.
>>> XEM NGAY: Marketing Automation là gì? Hướng dẫn đơn giản về M.A từ A-Z
1.3 Sự phù hợp của văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số sẽ thu hút nhân tài
Thông thường, những Doanh nghiệp chuyển đổi số là những tổ chức dám thay đổi, đề cao tinh thần đổi mới và đột phá. Do đó, những Doanh nghiệp này thường sẽ thu hút được các ứng viên trẻ tuổi, đặc biệt là gen Z hiện nay.
Với đặc điểm ưa thích sự đổi mới, các ứng viên trẻ tin rằng những công ty này sẽ phát triển môi trường làm việc sáng tạo và được trao quyền nhiều hơn. Chính vì vậy, những yếu tố về văn hóa mà Doanh nghiệp có được trong quá trình chuyển đổi số sẽ khiến cho đối tượng này bị thu hút và mong muốn được cống hiến cho tổ chức.
Một môi trường làm việc sáng tạo, năng động và trao quyền sẽ thu hút được nhiều nhân sự tài giỏi
>>> ĐỌC THÊM: Workflow là gì?Tại sao nên sử dụng? Cách xây dựng luồng công việc hiệu quả
2. Những thay đổi trong văn hóa Doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của chuyển đổi số
Để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển đối số, văn hóa Doanh nghiệp phải đảm bảo được một số đặc tính nhất định. Trên thực tế, nhiều tổ chức vẫn chưa sở hữu hoặc còn thiếu sót các yếu tố văn hóa này.
Chính vì điều này, để giúp công cuộc chuyển đổi số được diễn ra thuận lợi, Doanh nghiệp nên thực hiện một số thay đổi trong văn hóa như dưới đây:
2.1 “Đặt khách hàng làm trung tâm”
“Đặt khách hàng là trung tâm” là một trong những tư duy then chốt giúp Doanh nghiệp chiến thắng trong thời đại số. Chuyển đổi số sẽ là động lực để các công ty điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường mới. Tuy nhiên, khách hàng mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến quá trình chuyển đổi này.
Do đó, trong quá trình chuyển đổi số, Doanh nghiệp cần tập trung vào yếu tố khách hàng trong văn hóa của mình. Đây sẽ là nhân tố giúp quá trình chuyển đổi số ở công ty bạn được triển khai hiệu quả.
Công ty dược phẩm Walgreen đã lấy yếu tố “Đặt khách hàng trung tâm” làm kim chỉ nam cho toàn bộ sự thay đổi về văn hóa và chiến lược kinh doanh. Từ khi lấy khách hàng làm trọng tâm, Walgreen nhận ra phương pháp tiếp cận khách hàng cũ của họ đã trở nên lỗi thời và cản trở họ tận dụng những ưu điểm của đội ngũ nhân sự vì thiếu đi sự trao quyền.
>>> ĐỌC THÊM: Tự động hóa Doanh nghiệp và quy trình 5 bước hiệu quả
2.2 Sự đổi mới
Văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số phải được đề cao về sự đổi mới. Nhà lãnh đạo cần ủng hộ, khuyến khích những ý tưởng đến từ các thành viên. Bởi lẽ, hành trình chuyển đổi số luôn luôn tiếp diễn. Thị trường luôn xuất hiện những đối thủ mới, công cụ mới và xu hướng mới. Tư duy đổi mới sẽ giúp Doanh nghiệp ứng biến nhanh chóng với những điều đó.
>>> ĐỌC NGAY: Top 11 Lợi ích của Chuyển đổi số mang lại cho Doanh nghiệp
2.3 Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định
Trong thời kỳ chuyển đổi số, Doanh nghiệp phải đưa ra quyết định dựa trên việc phân tích dữ liệu thực tế. Lợi ích của việc chuyển đổi số chính là cho phép Doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình, chiến lược dựa trên các chỉ số và phân tích dữ liệu.
Ngoài ra, với tư duy sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định, Doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng để có thể phục vụ họ tốt hơn.
2.4 Sự hợp tác
Doanh nghiệp nên tạo ra các nhóm liên kết giữa nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau trong công ty. Qua đó, nội bộ tổ chức không chỉ hoạt động hiệu quả hơn mà còn tăng tính bền chặt, đoàn kết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp truyền tải các thông điệp, dữ liệu và ý tưởng một cách dễ dàng hơn.
2.5 Văn hóa tổ chức mở
Văn hóa tổ chức mở là khả năng hợp tác mạnh mẽ của nội bộ với môi trường bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối,…. Đây là điểm khác biệt nổi bật hơn so với văn hóa truyền thống. Trong thế giới phẳng không tồn tại bất cứ giới hạn nào, việc sở hữu văn hóa mở, tư duy phối hợp và chia sẻ lợi ích sẽ giúp Doanh nghiệp thích nghi trước mọi đổi thay.
2.6 Tập trung tư duy số
Để hình thành được tư duy số, Doanh nghiệp phải xem các giải pháp số là điều tất yếu trong tổ chức. Bởi lẽ, chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ. Con người mới có đủ năng lực để quyết định sự thành bại của công cuộc này. Điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên của Doanh nghiệp phải thay đổi tư duy để phù hợp hơn với quá trình chuyển đổi số.
2.7 Văn hóa linh hoạt và nhạy bén
Văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số cần có sự linh hoạt. Công nghệ sẽ được cải tiến và thay đổi không ngừng. Vì thế, Doanh nghiệp không được ngủ quên trên chiến thắng mà phải cải tiến liên tục. Sự nhạy bén trong quá trình ra quyết định giúp tổ chức tìm kiếm nhiều cơ hội trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
3. Những rào cản của việc thay đổi văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Việc chuyển đổi số trong Doanh nghiệp sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để phát triển và chinh phục khách hàng. Tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng để đạt được kết quả như mong muốn. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rào cản, thách thức khi bước vào công cuộc chuyển đổi số.
Dưới đây là ba yếu tố ảnh hưởng to lớn nhất đối với Doanh nghiệp.
- Rào cản về yếu tố năng lực:
Những Doanh nghiệp đã thành công trong quá khứ có thể sẽ tự mãn và không có nhu cầu thay đổi. Do đó, các tổ chức này thường khó nhận ra được vai trò của công nghệ và sự lạc hậu trong quy trình và tư duy lãnh đạo.
Nếu không thay đổi, những Doanh nghiệp đang thành công này sẽ dễ bị tụt dốc. Chính những điều khiến vị thế của Doanh nghiệp đạt được như hiện tại sẽ kìm hãm sự phát triển của họ trong tương lai.
- Rào cản về yếu tố tốc độ:
Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp đánh giá thấp thay đổi tốc độ tăng trưởng của đối thủ. Điều này thực sự là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Doanh nghiệp.
Thông thường các nhà lãnh đạo sẽ rơi vào một trong hai xu hướng sau đây: đánh giá quá thấp tốc độ phát triển của đối thủ hoặc đánh giá cao tốc độ phát triển của chính Doanh nghiệp mình trong thời đại số.
- Rào cản thuộc về yếu tố nội bộ:
Những yếu tố đe dọa đến công cuộc chuyển đổi số được các công ty đưa ra nhiều nhất chính là sự tự mãn, thiếu nhanh nhẹn, thiếu linh hoạt,.. Điều đó đồng nghĩa với việc một số Doanh nghiệp thiếu sự tự tin vào năng lực phát triển trong tương lai của chính mình.
4. Giải pháp xây dựng văn hóa số để thúc đẩy chuyển đổi số trong Doanh nghiệp
Trong quá trình chuyển đổi số, Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn bởi rào cản về văn hóa. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?
4.1 Xác định các giá trị văn hóa cần chuyển đổi số
Đầu tiên, Doanh nghiệp phải xác định được những giá trị văn hóa số cần xây dựng. Dù mỗi Doanh nghiệp tồn tại những giá trị đặc trưng, tuy nhiên đối với bước này, công ty cần tự trả lời các câu hỏi:
- Với môi trường chuyển đổi số Doanh nghiệp đang hướng tới, các hành vi cá nhân trong tổ chức sẽ biến đổi ra sao?
- Làm cách nào để các cá nhân thể hiện hành vi như tổ chức kỳ vọng?
Khi đã trả lời câu hỏi này, Doanh nghiệp sẽ tìm được điểm khởi đầu phù hợp. Đó chính là những nền tảng thiết lập văn hóa số trong tổ chức như: xác định đặc điểm văn hóa số rõ ràng, xây dựng từng bước dịch chuyển từ xây dựng nhận thức đến các hành vi văn hóa số mới.
4.2 Thực hiện việc thử nghiệm
Sau khi đã xác định được những giá trị văn hóa, Doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm trên nhóm nhân sự nhỏ. Nhóm này bao gồm thành viên đại diện cho các cấp nhân sự và phòng ban. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng cần được thêm vào nhóm bởi họ sẽ đóng vai trò là người dẫn dắt, tuân thủ và lan tỏa giá trị mới.
Nhóm thử nghiệm phải đủ các thành viên đại diện cho mọi cấp nhân sự, phòng ban của công ty
Trong quá trình thử nghiệm, những hành vi mới sẽ được các thành viên thực hiện hàng ngày. Kết quả của quá trình này phải được ghi chép cẩn thận. Đây là căn cứ để đo lường sự hiệu quả của những giá trị này. Do đó, Doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định được người sẽ chịu trách nhiệm cho bước triển khai rộng rãi sau đó.
4.3 Triển khai rộng rãi toàn bộ tổ chức
Sau khi thử nghiệm, tổ chức sẽ tiến hành quá trình triển khai cho toàn tổ chức.Việc lan tỏa rộng rãi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc thử nghiệm. Những Doanh nghiệp càng lớn sẽ phải đối mặt càng mạnh mẽ với thách thức đó. Vì vậy, nhà điều hành phải đóng vai trò là người tiên phong trong giai đoạn này.
4.4 Đo lường và hiệu chỉnh
Các Doanh nghiệp không được bỏ qua bước đo lường và hiệu chỉnh sau khi lan tỏa rộng rãi các giá trị văn hóa số đến mọi cá nhân trong tổ chức. Sự đo lường phải được diễn ra định kỳ hàng quý, hàng năm. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu dài hạn.
Với những giá trị văn hóa đã đạt được, Doanh nghiệp cần cũng tìm cách để duy trì những giá trị mang lại hiệu quả cho Doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những nội dung quan trọng về văn hóa Doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Sự thành công trong quá trình xây dựng văn hóa số phụ thuộc vào nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức. Để cập nhật những kiến thức mới nhất về chuyển đổi số, các bạn hãy truy cập vào trang chủ của Fastdo nhé!
>>> ĐỌC THÊM CÁC KIẾN THỨC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ KHÁC:
- [REVIEW] SAP là gì? Tính năng và ứng dụng của phần mềm SAP
- [REVIEW] Mailchimp là gì? Cách sử dụng phần mềm Mailchimp A – Z