Xây dựng thương hiệu tuyển dụng đem lại cho Doanh nghiệp rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Chắc hẳn ai trong số chúng ta, trong quá trình tìm kiếm các cơ hội việc làm, đều đã từng tra cứu những thông tin như: “TOP những công ty hàng đầu trong ngành X”, “Có nên làm việc tại công ty A không”, “Review về môi trường làm việc ở công ty B”,…
Điều đó đã chứng minh một điều – ngày nay, danh tiếng của công ty là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, mọi người sẽ có xu hướng tìm hiểu và né tránh những công ty đã từng có điều tiếng với nhân viên cũ hoặc công chúng.
Ở vai trò là một Doanh nghiệp, bạn dành ra rất nhiều thời gian để tạo dựng nên những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn xung quanh các dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tổ chức của bạn đã từng nghiêm túc đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng để thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu chưa?
Hãy cùng FASTDO khám phá ngay ý nghĩa cũng như 5 lưu ý giúp bạn xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình hiệu quả nhất, thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì
Để hiểu rõ được khi áp dụng các lưu ý trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, trước hết bạn cần nắm được thế nào xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là cách mà bạn tiếp thị công ty của mình với những thị trường nguồn nhân lực và nhân viên nội bộ. Chất lượng thương hiệu tuyển dụng của Doanh nghiệp bạn càng tốt sẽ tăng khả năng thu hút nhiều nhân tài hàng đầu về bạn. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiểu quả cũng sẽ giúp giữ chân những nhân viên xuất sắc ở lại công ty.
>>> Tham khảo ngay: Mô hình PEST – Phân tích môi trường kinh doanh
2. Ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một Doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà tuyển dụng đang làm mọi việc trong khả năng để chiêu mộ nhân tài về công ty. Một trong số đó là nỗ lực để xây dựng thương hiệu tuyển dụng tích cực.
Sau đây, FASTDO xin liệt kê ra những ý nghĩa quan trọng mà việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng đem lại cho Doanh nghiệp như sau:
2.1. Tăng số lượng “CV” có chất lượng cao
Đã có rất nhiều nghiên cứu bởi các trang web uy tín cho thấy mối liên hệ giữa hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng với khả năng thu hút người tài về tổ chức. Sau đây, Fastdo xin dẫn một vài số liệu của các chứng minh như sau:
- Cứ 9 trong số 10 ứng viên sẽ quyết định nộp đơn xin việc đến các công ty có thương hiệu tuyển dụng tích cực (Workable – 2016).
- Trong quá trình xin việc, 84% ứng viên được phỏng vấn cho biết thường xem xét các Doanh nghiệp với tư cách của một nhà tuyển dụng (TalentNow – 2018).
- 80% các nhà tuyển dụng thu hút được ứng viên chất lượng cao tin rằng việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự quan tâm của những ứng viên tài năng (LinkedIn – 2017).
- Một nghiên cứu khác của LinkedIn cũng đã chỉ ra rằng: các công ty xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả thường thu hút được số lượng ứng viên đạt yêu cầu vượt 50% so với kế hoạch đề ra.
Những số liệu trên đã phần nào làm rõ được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng và khả năng thu hút nhân tài của một tổ chức.
>>> XEM THÊM: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực và 6 bước thực hiện chi tiết
2.2. Giảm tỷ lệ “tái cấu trúc” nhân viên trong Doanh nghiệp
Thương hiệu tuyển dụng không chỉ giúp thu hút nhân tài về cho Doanh nghiệp mà còn góp phần mạnh mẽ vào việc giữ chân những nhân sự xuất sắc ở lại với tổ chức. Những công ty dồn tâm huyết vào các chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng thường có xu hướng tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với các giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn của mình.. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy mình là một phần của Doanh nghiệp và quyết định gắn bó dài lâu.
>>> XEM THÊM: Đào tạo nội bộ là gì? 7 khó khăn phổ biến trong đào tạo nội bộ
2.3. Giảm chi phí tuyển dụng
Một Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng tích cực, có thể giữ chân các nhân tài ở lại, hạn chế tối đa tỷ lệ chuyển đổi nhân viên của công ty mình. Với một thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, Doanh nghiệp không cần phải tốn nhiều chi phí cho việc tổ chức các đợt tuyển dụng thường xuyên, cũng như những vấn đề khác khiến họ phát sinh những khoản chi không cần thiết.
Trái lại, một công ty có thương hiệu tuyển dụng tiêu cực sẽ có tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao, buộc họ thường xuyên phải tuyển dụng và đào tạo lại. Bên cạnh đó, chính danh tiếng tiêu cực đó khi họ thường phải trả thêm ít nhất 10% để thuê được nhân viên phù hợp với yêu cầu của mình.
>>> ĐỌC THÊM: Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng phương pháp vào doanh nghiệp
2.4. Tăng tỷ lệ khách hàng trung thành của Doanh nghiệp
Sự kết hợp giữa thương hiệu tuyển dụng và trải nghiệm của ứng viên có tác động đáng kể đến quyết định gắn bó hay rời đi đối với khách hàng của tổ chức. Điều này có thể bắt nguồn từ 2 lý do như sau:
- Các ứng viên, vốn là khách hàng của tổ chức, quyết định ngừng việc mua các sản phẩm/ dịch vụ bởi họ có những trải nghiệm không tốt với công ty của bạn trên tư cách là ứng viên và nhà tuyển dụng.
- Theo nghiên cứu của CareerArc, 64% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng tẩy chay Doanh nghiệp nếu biết được nhân viên của công ty đó bị đối xử không tốt.
2.5. Cải thiện tốc độ tăng trưởng của Doanh nghiệp
Trong xu hướng quản trị hiện đại, ắt hẳn ai cũng biết: Nhân viên chính là tài sản quý giá nhất đối với một tổ chức. Khi các Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ, họ có xu hướng thuê được các ứng cử viên cao cấp hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách rõ rệt.
Một nghiên cứu của LinkedIn đã chỉ ra, các công ty có chỉ số thương hiệu tuyển dụng (Talent Brand Index) cao thường tăng trưởng nhanh hơn 20% so với các công ty có chỉ số TBI thấp hơn.
2.6. Nâng cao tính đa dạng
Những tổ chức xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng cụ thể và rõ ràng sẽ dễ dàng trong hơn trong việc thu hút các ứng viên tài năng và đa dạng. Từ đó, các sáng kiến và chiến lược về sau của Doanh nghiệp được xây dựng, củng cố mạnh mẽ và có chiều sâu hơn.
>>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả
3.Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì
Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công và hiệu quả cho Doanh nghiệp của mình, bạn cần thực hiện theo 5 bước sau:
3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn
Trước hết, hãy suy nghĩ về những mục tiêu mà bạn muốn đạt được khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình. Một vài mục tiêu phổ biến mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:
- Nhận được nhiều đơn xin việc hơn.
- Thu hút được nhiều ứng viên chất lượng cao.
- Gia tăng sự tương tác trực tuyến của Doanh nghiệp.
- Gia tăng mức độ tương tác của các ứng viên.
- Nâng cao nhận thức của công chúng về thương hiệu nhà tuyển dụng của tổ chức.
- Thiết lập niềm tin với thị trường nguồn nhân lực.
- Cải thiện lượt truy cập vào trang cá nhân của Doanh nghiệp trên các trang web tuyển dụng.
- Thu hút được nhiều lượt đăng ký theo dõi trên các trang mạng xã hội.
- Tăng tỷ lệ giới thiệu về công ty.
- Dễ dàng thuyết phục ứng viên chấp nhận những đề nghị mà công ty đưa ra.
3.2. Bước 2: Xác định hình mẫu ứng viên mà bạn mong muốn
Xác định hình mẫu ứng viên là một bước vô cùng quan trọng đối với các tổ chức. Nếu bạn không thể xác định được những tiêu chuẩn đối với ứng viên của mình, bạn sẽ khó thu hút được những ứng viên chất lượng cao đến với công ty của bạn.
3.3. Bước 3: Xây dựng Định vị giá trị nhân viên
Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition) là quá trình hình thành những định vị giá trị của một nhân viên mà Doanh nghiệp mong muốn hướng đến. Những giá trị đó có thể là lương thưởng, đãi ngộ, chế độ phúc lợi, lộ trình thăng tiến,… Cùng với thương hiệu tuyển dụng (Empolyer Branding), Định vị nhân viên là yếu tố quyết định sự gắn bó hay rời đi của nhân viên trong tổ chức. Để xác định được EVP của Doanh nghiệp mình, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn có biết lý do tại sao những nhân viên hiện tại lại chọn công ty của bạn không?
- Bạn có biết tại sao nhân sự hiện tại quyết định gắn bó với bạn không?
- Bạn có biết điều gì khiến họ thích ở tổ chức của bạn với tư cách là nhà tuyển dụng không?
3.4. Bước 4: Xác định các kênh để quảng bá
Có khoảng 10 điểm tiếp xúc với các ứng viên trước khi họ được thuê và trở thành nhân sự chính thức của tổ chức bạn. Có một vài trong số những điểm tiếp xúc này cũng là những kênh mà bạn có thể quảng bá thương hiệu tuyển dụng của mình.
Sau đây là một vài điểm tiếp xúc cũng như những kênh quảng bá mà bạn có thể tham khảo:
- Mạng xã hội.
- Trang tìm kiếm việc làm.
- Nhân viên hiện tại.
- Các cuộc diễn thuyết hoặc hội thảo.
- Tuyển dụng bên trong Doanh nghiệp.
- Quảng cáo việc làm.
- Mối quan hệ của các ứng viên.
- Các phương pháp, quy trình ứng dụng.
3.5. Bước 5: Đo lường
Việc phân tích nhân sự và đo lường các chỉ số tuyển dụng quan trọng đã trở thành một trong các mục tiêu chính từ năm 2018 của các chuyên gia tuyển dụng. Dựa trên những mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở bước 1, bạn cần lên kế hoạch để đo lượng mức độ thành công của chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của tổ chức. Sau đó rút kinh nghiệm và cải thiện lại chiến lược của Doanh nghiệp mình sao cho hiệu quả nhất.
>>> Tham khảo ngay: Top 5 ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho nhà khởi nghiệp
4. Những lưu ý để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công, sau đây là một vài lời khuyên mà bạn nên tham khảo:
- Hãy sử dụng những phản hồi của nhân viên hiện tại để xây dựng và phát triển định vị giá trị nhân viên (EVP) của tổ chức.
Sẽ không ai có thể hiểu rõ hơn nhân viên hiện tại về những điều mà tổ chức đã làm hoặc chưa làm được để xây dựng một môi trường làm việc hoàn hảo. Bạn có thể tiến hành một cuộc khảo sát bí mật để nhân viên có thể thoải mái trình bày quan điểm của bản thân. Hãy sử dụng những phản hồi nhận được để xây dựng EVP phù hợp nhất cho tổ chức của mình!
- Hãy lên kế hoạch thật kỹ càng và xác định các nguồn thực cần thiết để thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình.
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, chắn hẳn rằng điều trước tiên bạn cần làm là phải đặt một nền móng vững chắc cho chiến lược của mình. Hãy tập trung xác định các nguồn lực bạn sẽ cần để thực hiện việc xây dựng thương hiệu cho tổ chức. Bên cạnh đó, đừng quên nghiên cứu các nền tảng, nơi mà bạn có thể quảng bá thương hiệu tuyển dụng và EVP của mình.
- Hãy vận động nhân viên trở thành một phần của quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Ngày nay, truyền miệng đang là một công cụ quan trọng mà các nhà quản trị đang hướng tới, đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng của Doanh nghiệp mình. Hãy vận động nhân viên nói ra những điều tích cực về công ty của bạn. Một nghiên cứu cho thấy, các ứng viên có xu hướng tin những nhân viên hiện tại của tổ chức hơn so với những gì mà tổ chức nói. Hãy giúp nhân viên dễ dàng tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng và để họ chia sẻ những điều tích cực trên mạng xã hội cá nhân của chính họ.
- Luôn theo dõi, đo lường và cải thiện chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
Cũng như bất cứ chiến lược hay kế hoạch nào, bạn cũng cần phải đo lường và đánh giá kết quả của chiến lược. Đừng ngần ngại sửa sai và lặp lại quá trình để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất!
- Đừng nhầm lẫn rằng: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng chỉ giúp bạn thu hút được nhân tài.
Việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công chắc chắn giúp tổ chức thu hút được nhiều ứng viên chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ quá tập trung vào việc thu hút các nhân tài vào công ty mình. Bên cạnh đó, bạn cần phải chú trọng trong việc giữ chân những nhân viên xuất sắc ở lại với Doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Trao quyền cho nhân viên và những điều nhà quản lý cần biết
5. Case study về các Doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công
Sau đây là 2 ví dụ thực tế về các thương hiệu đã thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công.
5.1. Starbucks
Starbucks làm rất tốt trong việc đảm bảo khả năng nuôi dưỡng cộng đồng nhân viên của mình. Họ coi nhân viên hiện tại là những đối tác, từ đó giúp khơi dậy niềm tự hào trong lòng mỗi thành viên của công ty. Bên cạnh đó, Starbucks còn tạo tài khoản Instagram và Twitter dành riêng cho @StarbucksJobs để quảng bá thương hiệu và tương tác với những người tìm việc.
Bằng cách tạo ra các tài khoản mạng xã hội với mục đích thể hiện lòng biết ơn đối với nhân viên của mình, Starbucks đã cho thấy thương hiệu của mình không chỉ đơn giản là tập trung vào sản phẩm.
Thay vì đăng về các sản phẩm, Starbucks sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, chúc mừng nhân viên vào những dịp đặc biệt và chia sẻ những câu chuyện cá nhân của các thành viên trong công ty.
5.2. Eventbrite
Để thể hiện sự cam kết về việc tuyển dụng nhân tài chất lượng cao, Eventbrite đã tạo một trang web để giới thiệu những ứng viên với nhóm tuyển dụng của mình. Họ đầu tư thiết kế giao diện rất hài hước và dễ hiểu với nội dung về những sự thật thú vị của từng nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, website tuyển dụng của Eventbrite tuyên bố: “Interviewing shouldn’t be nerve-wracking – It should be exciting. It should spark great conversation. We believe in respect, transparency and timely responses (we don’t leave anyone in the dreaded recruiting back hole).” Tạm dịch: Phỏng vấn không nên căng thẳng mà nó cần phải thú vị. Từ đó, nó sẽ giúp hình thành một cuộc trò chuyện tuyệt vời. Chúng tôi tin tưởng vào sự tôn trọng, minh bạch và phản hồi kịp thời (Chúng tôi không để bất cứ ai rơi vào những hố đen tuyển dụng đáng sợ).
5.3. Tập đoàn FPT
FPT là một trong những tập đoàn xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình mạnh mẽ nhất Việt Nam. Nhân dịp 30 năm kỷ niệm ngày thành lập, FPT đã đầu tư vào việc lập hẳn một chuyên trang để nhân viên có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình trong suốt quá trình gắn bó và đồng hành cùng tập đoàn. Bên cạnh đó, FPT cũng thường xuyên đăng tải và cập nhật các bài đăng, hình ảnh, video ghi lại các hoạt động của nhân viên nhân dịp ngày thành lập của mình.
Có thể thấy, họ sử dụng ngôn ngữ hết sức thân thiện và gần gũi để truyền đạt thông điệp về tuyển dụng của mình. Ngôn ngữ phản ánh giá trị của họ, đồng thời truyền cảm hứng đến các ứng viên.
Có thể thấy, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công đem lại rất nhiều giá trị cho tổ chức. Hy vọng những thông tin mà FASTDO đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hình thành và thiếp lập thương hiệu tuyển dụng của Doanh nghiệp mình!
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0971 126 599
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/
>>> Tham khảo các chủ đề liên quan khác:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và giải pháp khắc phục
- 9 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp
- 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch