Học thuyết công bằng (Equity theory) và 4 ưu điểm

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
4.7/5 - (8 bình chọn)
học thuyết công bằng

Học thuyết công bằng là một trong những học thuyết nổi tiếng của Stacy Adams. – một nhà tâm tâm lý học đưa ra vào những năm 1963. Đây là một học thuyết đưa đến cho người đọc nhìn nhận, đánh giá của nhân viên đối với công ty và việc làm của họ. Để hiểu thêm về lý thuyết công bằng của Adams, bạn hãy cùng với Fastdo xem ngay với bài viết dưới đây nhé!

1. Nội dung học thuyết công bằng của Stacy Adams

Học thuyết công bằng của Adams là một thuyết nói về xu hướng muốn được đối xử công bằng của con người trong công việc. Theo đó, nhân viên luôn đánh giá về công sức của họ bỏ ra và những lợi ích mà họ nhận được cũng như so sánh với các nhân viên khác về tỉ lệ đó. Việc so sánh này có thể căn cứ vào nhiều yếu tố như: Tiền lương, tiền thưởng, kỹ năng… và cả về mặc công sức bỏ ra: Năng lực, kiến thức, thái độ, thời gian,… John Stacy Adams phát biểu về học thuyết này rằng:

Một người lao động luôn có xu hướng so sánh những gì họ đầu tư cho công việc (input – đầu vào) với những gì được nhận khi hoàn tất công việc đó (output – đầu ra) và họ sẽ so sánh tỉ lệ này với người khác.

Nếu kết quả so sánh đó ngang nhau thì nhân viên sẽ tiếp tục nỗ lực cho công việc của họ hoặc nếu vượt quá mong đợi, họ sẽ tiếp tục nâng cao năng suất làm việc. Tuy nhiên, nếu lợi ích nhân viên  nhận được thấp hơn công sức bỏ ra, họ sẽ có xu hướng giảm sự nỗ lực trong công việc.

Tất nhiên cần lưu ý rằng, những nhận xét của nhân viên và đánh giá của họ đều mang tính chủ quan bởi cả các thiên kiến (bias) và sự thiếu các dữ liệu đánh giá. Ví dụ, một nhân viên sẽ không biết hết được những phúc lợi của nhân viên khác và cũng khó nắm được họ đã có những đóng góp gì.

định nghĩa học thuyết công bằng
Nội dung học thuyết về sự công bằng của Stacy Adidas

>>> ĐỌC NGAY: Nguyên tắc là gì? 14 Nguyên tắc quản lý của Henry Fayol

2. Cách ứng dụng của học thuyết công bằng trong công tác quản lý, lãnh đạo

Học thuyết cân bằng là một công cụ hiệu quả trong việc quản lý và so sánh mức độ làm việc của nhân viên. Ngoài ra, việc nắm bắt được học thuyết cân bằng cũng là cách để giúp công việc được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cách ứng dụng học thuyết bằng các yếu tố đầu vào và đầu ra như sau:

Yếu tố đầu vào
Yếu tố đầu ra
Các yếu tố
  • Sự cố gắng, trung thành
  • Sự khó khăn của công việc
  • Sự cam kết
  • Kỹ năng, khả năng thực hiện công việc
  • Khả năng thích ứng
  • Sự linh hoạt
  • Sự công nhận của mọi người
  • Sự quyết tâm, chuyên cần
  • Tinh thần hăng hái
  • Tin tưởng vào cấp trên
  • Sự hỗ trợ của đồng nghiệp
  • Những hy sinh của cá nhân
  • Phần thưởng về tài chính như lương, phúc lợi, các ưu đãi
  • Các lợi ích vô hình khác như sự công nhận, uy tín, nhiệm vụ, thành tựu, sự khen thưởng, sự thăng tiến, phát triển, đảm bảo việc làm…
cách ứng dụng học thuyết cân bằng
Cách ứng dụng của học thuyết trong công tác quản lý, lãnh đạo

Như đã đề cập, một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên có thể nhắc đến tính chuyên cần. Đây là tiêu chí đánh giá tính kỷ luật cũng như thể hiện sự cam kết của nhân viên đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Giải pháp để đánh giá đúng tiêu chí này chính là phần mềm chấm công fCheckin. Với tính năng chấm công – đơn từ – bảng công, phần mềm cho phép nhân viên chấm công linh động theo nhiều kiểu ca làm khác nhau chỉ trên điện thoại. Phần mềm cũng giúp quản lý đánh giá chuyên cần với tính năng xuất file báo cáo bảng công chi tiết. Ứng dụng công nghệ ngay hôm nay để quá trình chấm công nhanh hơn! Nhấn vào nút dưới đây để tìm hiểu thêm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

phần mềm chấm công fcheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

3. Ưu nhược điểm của học thuyết công bằng

3.1 8 ưu điểm học thuyết công bằng

Với những lý thuyết đánh giá, so sánh của mình, học thuyết cân bằng là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp trong quá trình quản lý cũng như lãnh đạo nhân viên. Một số ưu điểm của học thuyết có thể kể đến như:

  • Tạo động lực làm việc: Áp dụng học thuyết cân bằng trong công việc sẽ giúp cho nhân viên nhận thấy rõ lợi ích mà họ đạt được khi nỗ lực trong công việc. Từ đó, nhân viên sẽ có thêm nhiều động lực để cố gắng hơn trong quá trình làm việc và đạt được những lợi ích mà họ mong muốn.
  • Giữ chân nhân viên: Khi nhân viên thấy được những lợi ích đến từ các chính sách, chế độ làm việc của doanh nghiệp, họ sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục đồng hành cùng với công việc mà mình đang làm. Ngoài ra, nhân viên cũng nhận ra được lộ trình thăng tiến khi tiếp tục làm công việc này và trở nên hào hứng hơn khi làm việc.
  • Cắt giảm chi phí: Việc giữ chân được nhân viên tiếp tục làm việc sẽ giúp doanh nghiệp không phải chi quá nhiều khoản phí cho việc thuê nhân viên mới, đầu tư chất xám cho công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí để đầu tư cho những công việc khác.
  • Thu hút nhân tài: Hầu hết nhân viên đều muốn làm việc cho một công ty có thể đem đến cho họ những lợi ích tương đương với công sức cũng như năng lực làm việc mà họ đã bỏ ra. Do đó, áp dụng học thuyết về sự công bằng trong việc quản lý, lãnh đạo sẽ khiến nhân viên mong muốn làm việc cho doanh nghiệp.
  • Nhiều cơ hội cho nhân viên tiếp cận công việc: Khi một công ty áp dụng học thuyết của Adams thì mọi nhân viên đều có cơ hội tiếp cận các dữ liệu trong công việc. Từ đó, nhân viên sẽ tích lũy được cho mình vốn tri thức đa dạng, tạo nên sự chuyên nghiệp trong làm việc.
  • Tăng lợi nhuận: Nhờ vào việc áp dụng những chính sách công bằng, công ty có thể thu hút được những nhân tài hàng đầu về công ty của mình.  Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng suất, hiệu quả làm việc và thúc đẩy sự gia tăng của doanh thu trong báo cáo tài chính.
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng bóc lột nhân viên: Khi áp dụng học thuyết về công bằng, công ty sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa các nhân viên về điều kiện làm việc hay ưu đãi tiền lương. Thay vào đó, nhân viên sẽ được tạo mọi điều kiện để hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Tạo nên mối quan hệ tốt giữa các nhân viên với nhau: Khi nhân viên ý thức được rằng những lợi ích mà họ nhận được là bắt nguồn từ chính nỗ lực của bản thân thì sẽ không còn tình trạng ghen ghét hay đùn đẩy trách nhiệm trong công việc. Từ đó, mối quan hệ giữa các nhân viên trong môi trường làm việc sẽ được cải thiện, trở nên gắn bó hơn.
ưu điểm học thuyết công bằng
Ưu điểm của học thuyết cân bằng
>>>> Khám phá ngay: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại

3.2 4 nhược điểm học thuyết công bằng

Bên cạnh những ưu điểm trên, học thuyết về sự công bằng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà chúng ta cần phải nhìn nhận để có hướng khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nhược điểm của học thuyết:

  • Sự khác biệt trong nhận thức: Mỗi một người sẽ có cách tiếp nhận cũng như đánh giá khác nhau về vấn đề. Từ đó, nhân viên hình thành những nhận thức, hành động khác nhau. Sự nhận thức này có thể là giữa người lao động với nhau hoặc giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  • Việc so sánh chính xác hầu như là không thể: Lợi ích mà các nhân viên nhận được trong quá trình làm việc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ khó của công việc, trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên… Chính vì vậy, không phải lúc nào việc so sánh này cũng chính xác và phản ánh đúng tỷ lệ giữa các nhân viên với nhau.
  • Một số yếu tố bị bỏ qua: Lý thuyết công bằng là học thuyết đánh giá về đầu vào và đầu ra của công việc. Do đó, các yếu tố khác hầu như đều bị bỏ qua. Việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình đánh giá trong quản lý, lãnh đạo.
  • Không đoán trước được mọi thứ: Một trong những nhược điểm của học thuyết cân bằng là không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về vấn đề tiền lương quá mức. Bên cạnh đó, học thuyết này cũng không đề cập đến việc nhân viên sẽ xử lý như thế nào khi rơi vào tình huống nêu trên.
nhược điểm của học thuyết công bằng
Nhược điểm của lý thuyết công bằng
>>> XEM NGAY: Phong cách lãnh đạo dân chủ: Sức mạnh của trao quyền

4. Ví dụ về học thuyết công bằng

Trong một môi trường làm việc, bạn cảm thấy bản thân làm việc nhiều giờ hơn so với một đồng nghiệp nhưng lại nhận được tiền lương ít hơn. Tuy nhiên, người quản lý của bạn lại cảm thấy công việc mà đồng nghiệp của bạn làm quan trọng và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn công việc của bạn. Do đó, đồng nghiệp xứng đáng nhận được tiền lương nhiều hơn mức lương của bạn.

5. Áp dụng học thuyết công bằng đối với quản lý

Để áp dụng học thuyết công bằng vào trong đánh giá nhân viên, quản lý có thể áp dụng một số quy tắc và ví dụ thực tiễn sau:

  • Đặt tiêu chí đánh giá rõ ràng ngay từ đầu: Thay vì đánh giá chủ quan, doanh nghiệp nên xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc qua chỉ số KPI, quy định nội bộ, tiêu chí đánh giá và được thông báo rộng rãi đến toàn bộ nhân viên. Xử lý các khiếu nại từ nhân viên phải dựa trên các quy định đã có.
  • Minh bạch trong quy trình tăng lương: Quy trình tăng lương hàng năm nên được công khai, rõ ràng, dựa trên các tiêu chí đánh giá đã đề ra phía trên. Có thể ứng dụng hệ thống lương 3P với 3 trụ cột vị trí – năng lực – kết quả đạt được làm cơ sở đánh giá quá trình này.
  • Tạo ra cơ hội đào tạo và thăng tiến công bằng: Các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho những nhân viên phù hợp với các tiêu chí đề ra.
ví dụ học thuyết công bằng của stacy adams
Ví dụ về lý thuyết công bằng

Có thể thấy, học thuyết công bằng là công bổ ích giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu và tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó, bài viết viết trên đã đem đến cho bạn các thông tin liên quan đến học thuyết về sự công bằng của Adams. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về quản trị doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ với Fastdo!

>>>> ĐỪNG BỎ QUA:

Học thuyết công bằng của Stacy Adams là gì?

Học thuyết công bằng của Adams giải thích tại sao con người thường so sánh giữa những gì mình bỏ ra (công sức, kỹ năng) và những gì mình nhận lại (lương thưởng, sự công nhận) với người khác. Khi cảm thấy sự cân bằng không công bằng, nhân viên có thể giảm năng suất hoặc rời bỏ công ty.

Nêu những ưu và hạn chế của học thuyết công bằng?

Học thuyết công bằng giúp tăng động lực làm việc, giữ chân nhân tài, và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như khó khăn trong việc so sánh công bằng giữa các vị trí khác nhau, sự chủ quan trong đánh giá và không giải quyết được vấn đề lương bổng quá cao.

Làm thế nào để áp dụng học thuyết công bằng trong một doanh nghiệp?

Để áp dụng học thuyết công bằng trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất rõ ràng và công bằng cho từng vị trí. Ngoài ra, cần có sự minh bạch trong việc quyết định lương thưởng và tạo ra các cơ hội phát triển ngang nhau cho tất cả nhân viên.

4.7/5 - (8 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo