KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

3 Cách khắc phục việc đùn đẩy trách nhiệm trong nhân viên

Facebook
Twitter
LinkedIn

Đùn đẩy trách nhiệm là một thói quen tiêu cực trong văn hóa làm việc. Vì vậy, nhà quản trị cần có các biện pháp đặc trị hiệu quả để thói quen này không “lây lan” trong môi trường làm việc. Bài viết sau đây của FASTDO sẽ cung cấp đến bạn một số cách xóa bỏ thói quen đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm hiệu quả cho nhân viên. Cùng xem ngay nhé!

>>> XEM THÊM:

1. Hệ quả của hành vi đùn đẩy trách nhiệm

Vấn đề đùn đẩy trách nhiệm thường xảy ra trong văn hóa làm việc văn phòng ở các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cơ quan nhà nước. Người lao động thường xuyên làm việc trong một tập thể hay một nhóm thì hay so bì hơn thua với đồng nghiệp dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm và gây nên nhiều hệ quả như:

đùn đẩy trách nhiệm
Hệ quả của hành vi đùn đẩy trách nhiệm
  • Gây sụt giảm năng suất, chất lượng công việc: Khi sếp la mắng và muốn tìm ra người nào chịu trách nhiệm cho các vấn đề phát sinh, nhân viên thường sẽ đỗ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì không một ai muốn mình có ấn tượng xấu trước cấp trên và ảnh hưởng đến lương thưởng, danh tiếng của bản thân.
  • Khiến khả năng sáng tạo, đổi mới biến mất: Văn hóa đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm xuất hiện khi nhân viên làm việc trong tâm thế dè chừng, sợ sệt, sợ mắc lỗi. Về lâu dài, tập thể sẽ mất dần tư duy sáng tạo và không có chí tiến thủ, đổi mới trong công việc.
  • Khiến hiểu lầm ngày một càng nhiều và các khúc mắc sẽ khó giải quyết hơn: Các nhân viên có thói quen đùn đẩy trách nhiệm đều không muốn nhận lỗi sai về mình hoặc sẽ dùng các cách sửa lỗi hay lời nói chống chế chắp vá. Điều này sẽ khiến các lỗ hổng trong công việc được chỉnh sửa một cách sơ sài và sinh ra nhiều hệ lụy sau này.
  • Khó sửa đổi và dễ lây lan cho nhiều người: Nhân viên thường sẽ đùn đẩy trách nhiệm qua những lời nói như: “Do bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu nên không thể hoàn thành báo cáo…”. Người thực hiện trót lọt một lần thì sẽ có lần thứ hai và điều này sẽ khiến các nhân viên khác bắt chước vì thấy đây là biện pháp trốn tránh trách nhiệm hiệu quả.

>>>> XEM THÊM VỀ: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên

2. Cách xóa bỏ thói quen đùn đẩy trách nhiệm

Việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề đùn đẩy trách nhiệm trong tổ chức sẽ giúp quản lý dễ dàng tìm ra giải pháp xử lý. Các nhà quản lý nên rà soát chặt chẽ cách làm việc và năng lực của nhân viên. Đồng thời, nhà quản trị cũng cần có các thay đổi về cách giao việc giữa cấp trên và cấp dưới cũng như có các biện pháp kỷ luật, răn đe.

2.1 Thay đổi dưới góc độ cá nhân

Đùn đẩy trách nhiệm chưa bao giờ là cách giải quyết một vấn đề. Các nhà quản lý cần khiến cho nhân viên thấy rõ được tác hại, hậu quả mà hành vi đùn đẩy trách nhiệm mang lại. Từ đó, bạn hãy xây dựng hệ tư tưởng đúng đắn cho người lao động trong ứng xử văn phòng và làm việc. Ngoài ra, nhân viên cũng nên thường xuyên được khen thưởng, động viên trong công việc để họ thấy được giá trị năng lực của bản thân.

đùn đẩy trách nhiệm
Người quản lý cần làm rõ các hệ quả của thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho nhân viên rõ

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phương pháp 3A để thúc đẩy sự tự tin của nhân viên trong doanh nghiệp nhằm giúp giảm thiểu tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong công việc.

  • Appreciation (Ghi nhận): Hoạt động khen thưởng thưởng thường xuyên về những đóng góp của nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong công việc. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đảm bảo tiến việc khen thưởng nhân viên được tiến hành theo 4 nguyên tắc là làm ngay tức khắc, thành thực, cụ thể và thật tích cực.
  • Approval (Trao quyền): Việc áp dụng mô hình làm việc phi thứ bậc nhấn mạnh vào sự tự do cá nhân và sự trao quyền sẽ mang lại động lực, sự tự tin để nhân viên đưa ra những ý tưởng khả thi, sáng tạo trong công việc.
  • Attention (Quan tâm, lắng nghe): Việc luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp, khiếu nại và ý tưởng của nhân viên sẽ giúp bạn tạo động lực cho đội ngũ nhân sự có thể phát huy hết năng lực của bản thân trong công việc vô cùng hiệu quả.

>>> XEM NGAY: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả

2.2 Thay đổi dưới góc độ các mối quan hệ

Việc thay đổi tư tưởng dưới góc độ các mối quan hệ sẽ giúp thói quen đùn đẩy trách nhiệm giảm thiểu trong môi trường công sở. Vì vậy, người quản lý nên tổ chức các buổi hội thoại thẳng thắn về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Buổi họp này nên được tổ chức dưới tâm thái thoải mái như là một buổi tâm sự, trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân.

đùn đẩy trách nhiệm
Người quản lý nên tổ chức các buổi hội thoại thẳng thắn về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp

Bạn nên tiến hành tổ chức buổi trao đổi theo các bước sau:

  • Thống nhất về các rủi ro, sai lầm trong công việc để nhân viên có cơ hội trau dồi kinh nghiệm bản thân.
  • Thiết lập các nguyên tắc làm việc cơ bản để nhân viên có thể học tập thêm trong những tình huống sai sót.
  • Nhà quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thảo luận về các lỗi sai trong công việc, chia sẻ áp lực bản thân đang gặp phải và thống nhất giải pháp tối ưu cho các vấn đề.

>>> ĐỌC NGAY: Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda

2.3 Thay đổi dưới góc độ tổ chức, doanh nghiệp

cách xóa bỏ thói quen đùn đẩy trách nhiệm
Doanh nghiệp cần xây dựng lối văn hóa công ty trong sạch, minh bạch tránh đùn đẩy trách nhiệm

Các doanh nghiệp cần xây dựng lối văn hóa công ty trong sạch, minh bạch và rõ ràng nhằm tránh tình trạng cấp trên chủ quan, thiên vị một bên. Bạn có thể dễ dàng xây dựng văn hóa minh bạch cho doanh nghiệp thông qua các hành động cụ thể như:

  • Bạn cần thắt chặt khâu tuyển dụng và đề cao sự phù hợp của ứng viên với văn hóa minh bạch của doanh nghiệp. Bạn nên chọn các ứng viên có khả năng phù hợp với giá trị cốt lõi, thích nghi những thói quen làm việc của doanh nghiệp.
  • Bạn hãy làm phẳng cấu trúc của doanh nghiệp và tinh giảm triệt để các cấp quản lý trung gian, giảm tải tối đa rào cản giữa lãnh đạo với nhân viên. Việc này sẽ giúp nâng cao tính minh bạch trong doanh nghiệp và hạn chế hành vi đùn đẩy trách nhiệm trong đội ngũ nhân viên.
  • Việc công khai kết quả công việc sẽ giúp nhà quản lý trực tiếp thể hiện sự tin tưởng của mình dành cho nhân viên. Nhờ đó, nhân viên sẽ cổ vũ tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ hơn và hạn chế hành vi gian dối, đổ lỗi trong công việc.

Nội dung bài viết trên đã giải thích cho bạn đọc về các hệ quả và cách giải quyết của thói quen đùn đẩy trách nhiệm trong môi trường công sở. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng phần mềm fTodolist của Fastdo để giám sát quá trình làm việc của nhân viên một cách hiệu quả hơn. Bạn hãy truy cập vào fastdo.vn để tìm hiểu thêm về fTodolist nhé!

Bạn quan tâm đến Bộ phần mềm lên kế hoạch hằng ngày (fTodolist) của Fastdo. Click ngay vào ảnh để nhận bản Demo trải nghiệm các tính năng riêng biệt từ phần mềm.

Nhận ngay bản Demo phần mềm fTodolist tại đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

Những hệ quả của hành vi đùn đẩy trách nhiệm là gì?

Hành vi đùn đẩy trách nhiệm để lại rất nhiều hậu quả, bao gồm: gây sụt giảm năng suất, chất lượng công việc; khiến khả năng sáng tạo, đổi mới biến mất; khiến hiểu lầm ngày một càng nhiều và các khúc mắc sẽ khó giải quyết hơn; khó sửa đổi và dễ lây lan cho nhiều người.

Làm thế nào để xóa bỏ thói quen đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm dưới góc độ cá nhân?

Nhà quản lý cần khiến cho nhân viên thấy rõ được tác hại, hậu quả mà hành vi trốn tránh trách nhiệm mang lại. Từ đó, bạn hãy xây dựng hệ tư tưởng đúng đắn cho người lao động trong ứng xử văn phòng và làm việc. Ngoài ra, nhân viên cũng cần được thường xuyên khen thưởng, động viên trong công việc để họ thấy được giá trị năng lực bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phương pháp 3A để thúc đẩy sự tự tin của nhân viên trong doanh nghiệp.

Làm thế nào để xóa bỏ thói quen đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm dưới góc độ các mối quan hệ?

Việc thay đổi tư tưởng dưới góc độ các mối quan hệ sẽ giúp thói quen tiêu cực này giảm thiểu trong môi trường công sở. Vì vậy, người quản lý nên tổ chức các buổi hội thoại thẳng thắn về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Làm thế nào để xóa bỏ thói quen đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm dưới góc độ tổ chức, doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp cần xây dựng lối văn hóa công ty trong sạch, minh bạch và rõ ràng nhằm tránh tình trạng cấp trên chủ quan, thiên vị một bên. Các hành động cụ thể bạn nên làm bao gồm: Thắt chặt khâu tuyển dụng và đề cao sự phù hợp của ứng viên với văn hóa của doanh nghiệp, làm phẳng cấu trúc của doanh nghiệp và tinh giản triệt để các cấp quản lý trung gian, giảm tải tối đa rào cản giữa lãnh đạo với nhân viên, công khai kết quả công việc để thể hiện sự tin tưởng dành cho nhân viên.

4.9/5 - (41 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat