KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả

Facebook
Twitter
LinkedIn

Đối với các doanh nghiệp thì việc xây dựng quy trình làm việc là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian trong việc xây dựng quy trình này. Do đó, bài viết dưới đây của Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn các bước để xây dựng, quản lý hiệu quả quy trình làm việc. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Quy trình làm việc là gì?

Quy trình làm việc là cách thức thực hiện công việc theo quy định, tiêu chuẩn đã được đặt ra, nhằm đảm hoàn thành mục tiêu công việc. Ngoài ra, quy trình thực hiện công việc của công ty có thể chỉnh sửa và bổ sung sao cho phù hợp với tính chất của từng giai đoạn.

quy trình làm việc là gì
Quy trình làm việc là gì?

>>> TÌM HIỂU NGAY: Xếp hạng các cấp độ của kỹ năng mà nhà quản lý cần có

2. Các bước xây dựng và quản lý quy trình làm việc hiệu quả

Việc thiết lập bản quy trình công việc mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng quy trình này. Vì vậy, bạn nên tham khảo các bước xây dựng và quản lý quy trình công việc hiệu quả dưới đây.

2.1 Xác định nhu cầu

Bước đầu tiên để xây dựng và quản lý quy trình hiệu quả thì bạn cần xác định được nhu cầu. Cụ thể như sau:

  • Để nâng cấp hệ thống tốt hơn.
  • Để áp dụng các tiêu chuẩn mới vào quy trình.
  • Do yêu cầu từ ban lãnh đạo, nhà quản lý,…
  • Do nhu cầu tái cấu trúc.
quy trình làm việc
Xác định nhu cầu

>>> ĐỌC NGAY: MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP

2.2 Xác định mục đích của quy trình

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định mục đích của quy trình. Việc này sẽ giúp bạn biết được phương pháp, thời gian, các bước thực hiện công việc,… một cách cụ thể. Để xác định mục đích quy trình, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Quy trình này cần tuân thủ những điều gì?
  • Bản chất của quy trình là gì?

Ý nghĩa của bước này là lập ra các mục tiêu, phương pháp kiểm soát, thời hạn công việc dựa trên mục đích của doanh nghiệp. Từ đó thiết lập quy trình thực hiện công việc.

quy trình làm việc
Xác định mục địch của quy trình

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: 10 cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (So sánh chi tiết)

2.3 Xác định phạm vi của quy trình làm việc

Các doanh nghiệp cần xác định được phạm vi của quy trình như sau:

  • Doanh nghiệp xác định được đối tượng nào sẽ tuân thủ và thực hiện quy trình. Đó có thể là cá nhân, phòng ban,…
  • Quy trình có thể được điều chỉnh trong phạm vi toàn doanh nghiệp, hoặc từng bộ phận, cá nhân, theo không gian, thời gian,…
quy trình làm việc của công ty
Xác định phạm vi của quy trình

>>> XEM THÊM: 10 Phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần biết

2.4. Xác định số bước công việc cần làm

Bên cạnh việc xác định nhu cầu, mục đích và phạm vi, bạn cũng cần xác định số bước công việc cần làm để quy trình công việc tốt hơn.

  • Số bước có thể được xác định dựa vào tính chất của công việc.
  • Số bước của quy trình không được quy định cụ thể. Tuy nhiên, một quy trình với quá nhiều bước sẽ rất khó để quản lý, còn nếu quá ít bước thì không đủ để quản lý.
  • Một quy trình phù hợp nên có từ 8-15 bước.
quy trình làm việc
Xác định số bước công việc cần làm

Ngoài ra, doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố sau để phân tích các bước quy trình:

  • Input: Quy trình gồm những yếu tố đầu vào nào?
  • Output: Quy trình gồm những yếu tố đầu ra nào?

Ngày nay, các doanh nghiệp thường áp dụng công thức 5W-1H-5M để phân tích các bước của quy trình. Công thức 5W-1H-5M gồm:

  • What?: Xác định nội dung công việc.
  • Why?: Xác định mục tiêu, yêu cầu của công việc.
  • Who?: Xác định đối tượng thực hiện công việc.
  • When?: Xác định thời gian thực hiện công việc.
  • Where?: Xác định địa điểm thực hiện.
  • How?: Xác định phương pháp thực hiện.
  • Man: Nguồn lực của doanh nghiệp có đầy đủ kỹ năng, kiến thức,… không?
  • Money: Tài chính được chi ra để thực hiện các công việc này là bao nhiêu?
  • Machine: Máy móc/ Công nghệ được áp dụng như thế nào trong công việc?
  • Material: Hệ thống cung ứng cần có những tiêu chuẩn gì?
  • Method: Phương pháp làm việc là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Strategy là gì? 3 Nguyên tắc quan trọng để xây dựng strategy

2.5. Xác định các điểm kiểm soát chính

Tiếp theo, bạn cần xác định các điểm kiểm soát chính và phải đảm bảo tuân theo theo nguyên tắc 80/20. Do nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, không đủ để kiểm soát tất cả các bước, nên doanh nghiệp chỉ thực hiện kiểm soát các điểm chính trong quy trình. 

quy trình làm việc mẫu
Xác định các điểm kiểm soát chính

>>> CẬP NHẬT NGAY: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

2.6. Xác định người thực hiện

Sau khi hoành thành các bước thực hiện, tiếp theo bạn cần xác định được bước đó do bộ phận hay cá nhân nào đảm nhiệm. Bạn phải tìm hiểu kỹ xem họ có đủ năng lực để thực hiện công việc không và phân thêm người phụ trách chính, người hỗ trợ cho các bước đó.

quy trình làm việc
Xác định người thực hiện

>>>> XEM NGAY: Sơ đồ tổ chức công ty: Cách vẽ cơ cấu DN đơn giản kèm mẫu 

2.7. Xây dựng tài liệu hướng dẫn tuân thủ và sử dụng

Quy trình tiến hành công việc việc cần có bản giải thích các từ ngữ viết tắt, các định nghĩa, thuật ngữ để người đọc có thể hiểu được. Ngoài ra, bạn cần chú thích rõ các biểu mẫu, quy định, thông tin đi kèm thuộc phần nội dung nào trong quy trình.

xây dựng quy trình làm việc giữa các phòng ban
Xây dựng tài liệu hướng dẫn tuân thủ và sử dụng

>>> XEM THÊM: Multitask là gì? 7 tác hại nếu bạn quá lạm dụng Multitasking

2.8. Xác định phương pháp kiểm soát cho quy trình làm việc

Nhà quản lý cần xác định các phương pháp kiểm soát, để đảm bảo năng suất làm việc của quy trình tốt nhất và đưa ra những giải pháp phù hợp để cải tiến hệ thống làm việc. Việc xác định phương pháp kiểm soát cần quan tâm đến các yếu tố như:

  • Các bước cần thực hiện kiểm tra.
  • Những điểm chính cần kiểm tra.
  • Người kiểm tra là ai.
  • Tần suất kiểm tra trong quy trình thực hiện công việc của công ty.
quy trình làm việc
Xác định phương pháp kiểm soát cho quy trình

>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA: Tăng năng suất làm việc lên gấp đôi chỉ với 21 cách đơn giản

2.9. Xác định những điểm cần kiểm tra, thử nghiệm

Bạn cần xác định những điểm cần kiểm tra thử nghiệm sau:

  • Xác định các công việc có đang thực hiện đúng theo quy định không?
  • Pre-test: Doanh nghiệp sẽ thử nghiệm các công việc trước khi đưa vào thực hiện chính.
  • Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện.
  • Đo lường tính thực thi của quy trình.
quy trình làm việc của công ty
Xác định những điểm cần kiểm tra, thực nghiệm

>>> TẢI NGAY: Phần mềm fCheckin cộng sự đáng tin cậy cho chấm công tự động

2.10. Mô tả các bước công việc

Tiếp theo là mô tả các bước thực hiện công việc. Ở giai đoạn này, bạn cần mô tả cách thức làm việc cụ thể trong các bước cho nhân viên. Nếu việc diễn giải các bước quá phức tạp, bạn có thể sử dụng tài liệu hướng dẫn đi kèm để hỗ trợ thêm.

quy trình làm việc
Mô tả các bước công việc

2.11. Hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu đi kèm

Ở bước cuối cùng của quy trình, bạn cần hoàn thiện phần định nghĩa và tài liệu đi kèm:

  • Phần định nghĩa: Giải thích các từ viết tắt và các thuật ngữ của quy trình.
  • Tài liệu đi kèm: Xác định những biểu mẫu kèm theo, mã số của các biểu mẫu.
quy trình làm việc
Hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu đi kèm

>>>> BỎ TÚI NGAY: Xây dựng kịch bản gọi điện thoại cho khách hàng từ A-Z

3. Bí quyết quản lý quy trình làm việc cho các doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng và quản lý quy trình làm việc hiệu quả hơn. Các phần mềm với nhiều tính năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý công việc, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí phục vụ cho công việc.

quy trình làm việc mẫu
Bí quyết quản lý quy trình thực hiện công việc cho các doanh nghiệp

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

Trên đây là những thông tin hữu ích về quy trình làm việcFASTDO muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách xây dựng và quản lý quy trình cho doanh nghiệp mà không phải tốn nhiều thời gian. Cảm ơn vì đã đọc bài viết này!

 
5/5 - (5 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat