Dấu hiệu quá tải trong công việc và 4 cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (4 bình chọn)
quá tải trong công việc

Quá tải trong công việc là cảm giác mà mọi người thường xuyên gặp phải. Khi bận rộn với các cuộc họp và chỉ tiêu, bạn sẽ thấy mệt mỏi và kiệt sức trong nhiều ngày liền, đặc biệt khi bạn đang phải đối mặt với khối lượng công việc quá mức chịu đựng. Nếu bạn đang muốn tìm cách cải thiện trạng thái mất cân bằng trong công việc, hãy theo dõi bài viết sau đây của Fastdo nhé!

1. Lý do bạn cảm thấy quá tải trong công việc?

Cảm giác quá tải trong công việc thường xuất hiện khi khối lượng và độ khó của công việc được giao có chiều hướng gia tăng. Khi công việc quá tải, bạn sẽ cảm thấy không theo kịp được mục tiêu đã đề ra. Một nguyên nhân khác khiến bạn cảm thấy quá tải trong công việc là do bạn không có đủ kỹ năng hoặc sự hỗ trợ cần thiết để xử lý công việc.

Phần lớn người lao động có quá nhiều công việc cần phải thực hiện. Do đó, điều này xảy đến khi bạn không thể quán xuyến mọi việc trong cùng một khoảng thời gian nhất định cảm thấy công việc quá tải.

quá tải trong công việc
Lý do bạn cảm thấy quá tải trong công việc?

>>> ĐỌC NGAY: 14 phong cách làm việc của người Nhật “cực hay” nên học hỏi

2. Những dấu hiệu khi công việc quá tải phổ biến

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để xác định xem bạn có đang bị quá tải trong công việc hay không. Một số người có thể không cảm nhận được những dấu hiệu này. Tuy nhiên, đến khi không thể chịu đựng được nữa, bạn sẽ cảm thấy bất lực với mọi thứ. Những thời điểm này sẽ khiến bạn không thể kiểm soát được hành động và ngôn ngữ của bản thân.

Sau đây là các dấu hiệu phổ biến đã gây ra cảm giác tiêu cực trong cách xử lý công việc không hiệu quả, khiến bạn cảm thấy công việc quá tải.

2.1 Thụ động và không nhạy bén

Hầu như người lao động không nhận ra được bản thân đang có dấu hiệu của sự quá tải trong công việc. Đó là khi bạn không biết cách để giải quyết một tình huống bất ngờ mặc dù trước đó bạn đã từng trải qua và làm rất tốt. Đây là dấu hiệu cho thấy khối lượng công việc của bạn đang quá nặng nề.

Hơn nữa, cảm giác hứng thú và sự nhạy bén trong công việc sẽ dần bị mất đi. Theo đó, sự linh hoạt trong cách xử lý công việc của bạn cũng sẽ gặp trục trặc.

qua-tai-trong-cong-viec
Thiếu nhạy bén và linh hoạt trong công việc

>>> XEM THÊM: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

2.2 Tinh thần luôn mệt mỏi, uể oải

Lịch trình công việc dày đặc cùng quá nhiều công việc quá tải cần phải xử lý khiến tâm lý bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bạn sẽ cảm thấy không có khao khát làm việc và động lực đối mặt với những thử thách mới. Bên cạnh đó, người lao động luôn rơi vào trạng thái thiếu ngủ và không thích nói chuyện hay làm bất cứ việc gì.

qua-tai-trong-cong-viec
Tinh thần luôn uể oải và mệt mỏi

>>> ĐỪNG BỎ QUA: 8+ Giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên

2.3 Khó kiểm soát cảm xúc

Bất cứ hành động nào, từ những người xung quanh, dù nhỏ nhất cũng khiến bạn khó chịu, cáu giận. Tinh thần của bạn ngày càng khó kiểm soát và dễ nổi nóng ngay cả với những người có mối quan hệ thân thiết với bạn. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề thay đổi hành vi cư xử mà là hậu quả khi công việc quá tải.

Nếu bạn không mau chóng khắc phục thì các mối quan hệ công sở sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn sẽ tự cô lập chính mình. Giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề này là tham gia các buổi gặp mặt đồng nghiệp sau khi tan sở, trò chuyện thân thiết với họ nhiều hơn hay đơn giản gửi một lời chúc mừng sinh nhật nếu hôm nay là sinh nhật của đồng nghiệp.

qua-tai-trong-cong-viec
Qúa tải công việc gây nên tình trạng nóng giận vô cớ

>>> XEM NGAY: Vai trò của nguồn nhân lực: 7 vai trò quan trọng đối với Doanh nghiệp và xã hội

2.4 Không có thời gian nghỉ ngơi

Ngoài thời gian làm việc trên công ty, bạn còn tận dụng cả thời gian nghỉ ngơi để làm việc. Sự phát triển của công nghệ thông tin khiến người lao động có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi. Do đó, hiếm có những giây phút để bạn thực sự nghỉ ngơi và thư giãn. Những nguyên nhân này không chỉ khiến bạn nhanh chóng bị quá tải trong công việc, dẫn đến hiệu suất công việc kém mà còn tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần.

qua-tai-trong-cong-viec
Không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

>>> ĐỌC THÊM: Chất lượng nguồn nhân lực: 5 tiêu chí đánh giá cực kỳ chi tiết

2.5 Thiếu tập trung

Mất tập trung là một dấu hiệu cảnh báo vô cùng quan trọng khi công việc quá tải. Điều này thể hiện rõ rệt khi bạn không thể nhớ những điều rất đơn giản. Ngay cả những việc quen thuộc nhất mà bạn cũng thường xuyên nhầm lẫn. Một nghiên cứu cho thấy chức năng của bộ nhớ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bất kỳ người nào đang cố gắng giải quyết tất cả công việc cùng một lúc.

quá tải trong công việc
Cảm giác hay mất tập trung thường xuyên xảy ra

>>> XEM THÊM: Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả

2.6 Mất đi các mối quan hệ xã hội

Sự quá tải công việc trong thời gian dài sẽ khiến cho các mối quan hệ xã hội của bạn bị đe dọa. Vào một lúc nào đó, bạn không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động tập thể nào trong hay ngoài công ty bởi bạn quá mệt mỏi do công việc. Hơn nữa, bạn bị kiệt sức hoàn toàn về thể chất lẫn tinh thần.

Hậu quả này có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ hơn bạn nghĩ bởi công việc quá tải. Bởi lẽ, việc thiếu đi những mối quan hệ xã hội có thể sẽ cản trở bạn đến với những cơ hội thăng tiến và thành công trong lương lai.

qua-tai-trong-cong-viec
Các mối quan hệ xã hội ngày dần mất đi

2.7 Sức khỏe có dấu hiệu bất thường

Đau đầu, mỏi cơ, đau vai, cứng cổ hay luôn cảm thấy buồn ngủ là những dấu hiệu bất thường cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm bởi tình trạng quá tải trong công việc. Sự căng thẳng khiến cho cơ bắp bị đau và thường xuyên khó chịu.

Đừng xem thường những triệu chứng bất thường này! Bạn hãy dành thời gian để tìm đến các dịch vụ y tế để có những hỗ trợ phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và tinh thần của mình.

qua-tai-trong-cong-viec
Dấu hiệu bất thường từ sức khỏe của bản thân

3. 4 cách khắc phục tình trạng quá tải trong công việc hiệu quả

Thông thường khi bạn bị quá tải trong công việc thì bản thân sẽ không thể suy nghĩ rõ ràng hay hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Để khắc phục tình trạng công việc quá tải này, bạn cần phải nhìn nhận lại vấn đề và tiến hành cải thiện cuộc sống bằng những cách sau đây:

3.1 Tìm ra lý do vì sao bạn bị quá tải trong công việc

Mọi cảm giác lo lắng hay căng thẳng về công việc đều có nguyên do của chúng. Đó có thể là một điều gì đó bạn tin tưởng để củng cố cảm xúc của chính mình và khiến bản thân bạn phải luôn làm việc để đạt/ khắc phục được nó.

Điều này không có nghĩa là không có lý do chính đáng nào khiến bạn cảm thấy quá tải công việc. Chẳng hạn như khối lượng công việc của bạn quá nhiều trong khi không được hỗ trợ đầy đủ. Dù ở bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng cần xác định nguyên nhân tiềm ẩn đang làm nền tảng cho sự căng thẳng này.

Ví dụ: Bạn có thể có một hoặc nhiều suy nghĩ như thế này để phản ứng với tình hình công việc của mình.

  • “Tôi đang tụt hậu trong công việc và tôi sẽ không bao giờ bắt kịp.”
  • “Tôi cần phải nói có thể với mọi thứ, nếu không tôi sẽ thất bại.”
  • “Nếu tôi bỏ lỡ thời gian này thì có nghĩa là tôi đã thất bại.”
  • “Nếu tôi không làm tốt công việc thì tôi sẽ bị sa thải.”
  • “Đề nghị được giúp đỡ sẽ cho thấy tôi là một kẻ lừa gạt.”
qua-tai-trong-cong-viec
Tìm ra nguyên do công việc bị quá tải

3.2 Nhìn nhận lại tất cả vấn đề

Đôi khi, việc có những suy nghĩ tiêu cực là điều rất bình thường khi công việc quá tải. Tuy nhiên, những suy nghĩ đó không phải lúc nào cũng đúng. Bởi lẽ, đằng sau đó có thể có những khía cạnh khác mà bạn chưa xem xét. Để hiểu đầy đủ những gì đang diễn ra và xác định hướng hành động, bạn cần lùi lại và nhìn vào tình hình một các tổng quan nhất.

Hãy giải quyết tình trạng công việc quá tải bằng cách bắt đầu viết ra câu trả lời cho những câu hỏi sau. Mục tiêu của những câu hỏi này là để mở rộng quan điểm của bạn và xem xét cả mặt tích cực và tiêu cực của tình huống. Đó không phải là việc tạo ra cảm xúc tích cực thay vì cảm xúc tiêu cực, mà còn là việc xác định, thu thập thông tin khách quan để xác định phản ứng thích hợp nhất:

  • Có bằng chứng nào cho thấy những nỗi sợ và định kiến của tôi là đúng hay không?
  • Liệu có một lời giải thích thay thế nào không?
  • Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Tôi sẽ đối phó như thế nào? Điều gì tốt nhất có thể xảy ra? Kết quả thực tế nhất là gì?
  • Tôi phải làm gì với nó?
  • Nếu người bạn thân nhất của tôi cũng rơi vào trường hợp tương tự, tôi sẽ nói gì với họ?

Dưới đây là ví dụ về những câu trả lời cho các câu hỏi bên trên:

Bạn đang có suy nghĩ: Tôi không thể nào hoàn thành các công việc đã bị tồn đọng của mình.

Có bằng chứng nào cho thấy những suy nghĩ của bạn là đúng hay không?

Nếu đúng:

  • Tôi đã quên deadline ngày hôm nay.
  • Tôi có hai dự án có deadline hoàn thành vào thứ sáu.
  • Đây là lần đầu tiên tôi phải viết một bản kế hoạch cho dự án mới nhưng tôi không biết phải bắt đầu như thế nào.
  • Tôi không có thời gian để tập trung vào dự án vì tôi có quá nhiều cuộc họp phải tham gia.

Nếu không:

  • Lần cuối cùng tôi bị trễ hạn là 2 tháng trước.
  • Những đồng nghiệp của tôi đã trễ hạn một số dự án. Tuy nhiên, điều này không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • Tôi luôn hoàn thành tốt công việc ngay cả khi tôi rơi vào trạng thái quá tải trước đó.
  • Tôi có thể học hỏi được nhiều kỹ năng mới trong công việc.
  • Tôi có thể yêu cầu sự giúp đỡ trong quá trình viết dự án.
  • Tôi có thể yêu cầu quản lý giao quyền và sắp xếp thứ tự các công việc ưu tiên.
  • Tôi có thể hoãn hoặc hủy một số cuộc họp không cần thiết trong tuần.
  • Tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi tiêu cực nào về hiệu suất công việc của mình.

Liệu có một lời giải thích thay thế nào không?

Tôi có thể đã đặt ra mục tiêu khá cao. Tôi muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo ngay cả khi tôi đang hoàn thành tốt công việc mà không hề hay biết.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Tôi sẽ đối phó như thế nào? Điều gì tốt nhất có thể xảy ra? Kết quả thực tế nhất là gì?

  • Tình huống xấu nhất: Tôi tiếp tục bị tụt lại phía sau và sẽ bị sa thải.
  • Cách đối phó: Tôi sẽ tìm kiếm một công việc mới và bắt đầu lại.
  • Tình huống tốt nhất: Khối lượng công việc của tôi sẽ giảm dần vào tuần tới. Do đó, tôi sẽ có thời gian hoàn thành các công việc đang bị trì hoãn.
  • Tình huống thực tế nhất: Tôi phải mất một khoảng thời gian để thích ứng với cách làm việc mới. Vì, tôi cần học thêm những kỹ năng khác và yêu cầu sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp của mình.

Tôi phải làm gì với nó

Hãy cho người quản lý biết rằng bản thân đang bị quá tải. Sau đó, để xuất giải pháp rằng, tôi có thể kéo dài thời gian hoàn thành công việc và học hỏi thêm các kỹ năng bổ trợ cần thiết khác không.

  • Yêu cầu sự giúp đỡ bằng văn bản đề xuất hỗ trợ.
  • Ưu tiên giải quyết các nhiệm vụ quan trọng trước.
  • Phân chia công việc trong đội nhóm một cách hợp lý.
  • Hãy hoãn hoặc hủy bỏ một số cuộc họp không cần thiết trong tuần.

Nếu người bạn thân nhất của tôi cũng rơi vào trường hợp tương tự, tôi sẽ nói gì với họ?

Nếu người bạn thân nhất cũng rơi vào trường hợp quá tải trong công việc, tôi sẽ nói: “Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để hoàn thành công việc bị tri hoãn và nhận một vài lời thúc giục từ đồng nghiệp. Tuy vậy, bạn sẽ bắt kịp và có được tất cả những kỹ năng cần thiết để có được sự tự tin và hoàn toàn phát triển trong công việc.”

qua-tai-trong-cong-viec
Nhìn nhận lại tất cả vấn đề

3.3 Bắt tay vào gỡ rối vấn đề

Để thực hiện bước này, bạn cần đặt một khoảng thời gian để phân tích cảm xúc của mình và nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Ngoài ra, cách hành động sẽ phụ thuộc vào công việc cụ thể bạn đã liệt kê ở bước trên. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa biết mình nên làm gì thì dưới đây là một vài gợi ý đẻ giảm tải cảm giác quá tải trong công việc.

Nói chuyện với người quản lý của bạn: 

Khi bạn cảm thấy quá tải công việc, giao tiếp là chìa khóa để gỡ rối vấn đề tốt nhất. Hãy nói chuyện với người quản lý của bạn và chia sẻ về khối lượng công việc của bạn. Hãy cho họ biết nếu bạn đang cảm thấy bị tụt lại phía sau và cần sự hỗ trợ để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, cũng như điều chỉnh thời hạn.

Các nhà quản lý luôn ở bên cạnh để giúp đỡ bạn. Rất có thể trước đây, họ cũng từng gặp phải tình trạng tương tự bạn bây giờ.

Yêu cầu giúp đỡ hoặc ủy quyền:

Mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn chia sẻ với họ về công việc quá tải của mình. Yêu cầu giúp đỡ thực sự là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Khi ủy quyền, hãy đảm bảo cung cấp nhiều bối cảnh, làm rõ các ưu tiên nhiệm vụ và ghi nhận nhiều công lao cho đồng đội.

Sắp xếp các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên:

Sắp xếp thứ tự ưu tiên là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đang giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất trước. Hãy thử áp dụng Ma trận Eisenhower để chia nhiệm vụ thành bốn hộp, bao gồm: Nhiệm vụ ưu tiên cao sẽ làm trước, nhiệm vụ sẽ lên lịch sau, nhiệm vụ sẽ ủy quyền và nhiệm vụ có thể bị xóa.

Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn hơn:

Nếu bạn đang bị đe dọa bởi một dự án lớn, hãy thử chia nó thành các nhiệm vụ nhỏ hơn. Điều này giúp bạn hoàn thành sáng kiến của mình dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tạo ra các mục tiêu ngắn hạn dễ tiếp cận hơn sẽ giúp bạn bắt đầu chống lại chủ nghĩa hoàn hảo và đạt được chiến thắng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Học cách nói “không”:

Nếu việc nói đồng ý với quá nhiều yêu cầu khiến bạn cảm thấy quá sức thì đã đến lúc bắt đầu nói “không”. Việc từ chối các yêu cầu từ người khác có thể khó, nhưng điều quan trọng là bạn phải duy trì khối lượng công việc hợp lý. Bạn nên trình bày rõ khả năng hoàn thành công việc của bạn. Đồng thời, nhờ đến sự can thiệp và hỗ trợ của người quản lý nếu cần.

Giới hạn thời gian cho công việc:

Khi bạn bỏ lỡ một deadline công việc, hãy cập nhật kết quả công việc ngay khi bạn có thể. Bằng cách đó, bạn sẽ có một kế hoạch cụ thể mà để chia sẻ với các bên liên quan, thay vì một nhiệm vụ quá hạn khiến bạn căng thẳng.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống:

Khi quá tải trong công việc, bạn sẽ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn để bắt kịp mục tiêu. Tuy nhiên, điều đó có thể nhanh chóng dẫn đến kiệt sức và cuối cùng khiến bạn phải trả giá đắt về lâu dài. Thay vào đó, hãy đặt ra các ranh giới để đảm bảo công việc không ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Bởi lẽ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cùng với thời gian giải trí là điều cần thiết để bạn nạp năng lượng.

Tránh đa nhiệm:

Việc đa nhiệm với hy vọng hoàn thành được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn quả là hấp dẫn không kém. Nhưng đa nhiệm thực sự lãng phí nhiều thời gian hơn là tiết kiệm, do não của bạn cần phải hoạt động hết công suất để chuyển đổi giữa các tác vụ. Thay vì làm việc đa nhiệm, hãy dành thời gian không bị phân tâm để tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất.

quá tải trong công việc
Bắt tay vào gỡ rối vấn đề

3.4 Dành thời gian cho bản thân

Quá tải công việc là dấu hiệu cho thấy bạn cần tạm dừng công việc và tập trung vào bản thân. Sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn luôn phải đặt lên hàng đầu. Do vậy, bạn nên dành thời gian để nạp năng lượng và thiết lập lại bản thân. Hãy nghỉ ngơi, hít thở sâu, đi ra ngoài hoặc nói chuyện với một người bạn.

Sau khi thực hiện các bước thư giãn nêu trên nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, điều này không có nghĩa là bạn đang xử lý tình huống không tốt. Bạn đang làm mọi thứ có thể để hiểu và giải quyết tình hình quá tải công việc của mình.

qua-tai-trong-cong-viec
Dành thời gian cho bản thân

4. Người quản lý nên làm gì để nhân viên tránh quá tải công việc?

Bạn chắc chắn sẽ khó chịu khi biết rằng một cấp dưới trực tiếp của mình sắp nghỉ việc vì công việc quá tải. Tuy nhiên, nếu bạn là người quản lý thì đây thực sự là một vị trí tốt để giúp đỡ các đồng nghiệp. Sau đây là một vài lời khuyên mà một người quản lý tốt có thể áp dụng.

4.1 Lắng nghe thay vì phán xét

Việc thừa nhận bản thân đang gặp vấn đề quá tải công việc là một điều khó khăn đối với nhiều người lao động. Chính vì vậy, người quản lý cần tích cực lắng nghe và không ngắt lời hay phán xét khi nhân viên chia sẻ.

Cùng với đó, hãy kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, duy trì giao tiếp bằng mắt và thỉnh thoảng gật đầu. Sau khi một người nhân viên nói xong, bạn nên diễn giải lại những gì đã nghe được bằng từ ngữ của chính mình để đảm bảo rằng bạn đã hiểu vấn đề của họ.

qua-tai-trong-cong-viec
Lắng nghe thay vì phán xét nhân viên

4.2 Quan tâm đến thành viên

Để làm cho nhân viên của bạn cảm thấy ít cảm giác quá tải trong công việc hơn, bạn cần khẳng định quan điểm của họ. Nếu cảm thấy thoải mái, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm trước đây của bản thân với họ. Hãy nhấn mạnh rằng bạn luôn đứng về phía họ vô điều kiện. Mục tiêu của bạn không phải là để họ trở nên siêu năng suất và hiệu quả hơn trong công việc. Thay vào đó, bạn muốn ưu tiên sức khỏe của nhân viên để họ có thể cảm thấy gắn bó và được trao quyền.

Trên hết, nhà quản lý cần nhớ rằng, mọi người đều khác nhau. Khi một thành viên trong nhóm thông báo cho bạn về cảm giác quá tải trong công việc, đừng xem họ là người lười biếng. Quan trọng hơn hết, bạn phải tìm cách giải quyết vấn đề công việc quá tải càng sớm càng tốt. Bất cứ sự so sánh nào giữa thành viên đó với một thành viên khác hoặc với chính bạn là không phù hợp. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc cung cấp tất cả các công cụ mà thành viên đó cần để giúp bạn ấy thành công.

qua-tai-trong-cong-viec
Quan tâm đến các thành viên

4.3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng

Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo nhân viên của bạn không lãng phí thời gian để tự tìm kiếm công việc cho chính mình. Các nhiệm vụ này có thể hỗ trợ cho các báo cáo trực tiếp của họ luôn nằm trong phạm vi vai trò nhất định thay vì làm thêm công việc khác. Điều này có thể bảo vệ người lao động của bạn khỏi bị quá tải công việc dẫn đến kiệt sức.

qua-tai-trong-cong-viec
Phân công nhiệm vụ rõ ràng

4.4 Đưa ra phản hồi tích cực

Khi người lao động đang bị quá tải, họ thường có cảm giác thất bại hoặc làm việc kém hiệu quả. Để chống lại điều này, người quản lý cần hướng sự tập trung vào điểm mạnh của họ bằng cách cung cấp các phản hồi tích cực. Việc chia sẻ những đóng góp độc đáo của nhân viên sẽ mang lại lợi ích cho đội nhóm và thể hiện sự đánh giá cao đối với tất cả công việc mà họ đã hoàn thành cho đến nay.

Thêm vào đó, hãy liệt kê ra những thành tích cụ thể để cung cấp bằng chứng cụ thể rằng nhân viên của bạn đang làm tốt vai trò của họ.

quá tải trong công việc
Người quản lý cần đưa ra phản hồi tích cực cho đồng nghiệp

4.5 Đánh giá tình trạng làm việc của nhân viên thường xuyên

Bạn sẽ có thể mất rất nhiều thời giờ để có thể quay lại trạng thái bình thường và đi đúng hướng khi công việc quá tải. Do vậy, người quản lý cần dành một cuộc họp 1:1 hàng tuần hoặc hai tuần một lần để trao đổi với nhân viên. Các câu hỏi nên xoay quanh về khối lượng công việc của người lao động, dự án của họ đang diễn ra như thế nào và bạn có thể làm gì để giúp đỡ.

Nếu người lao động vẫn đang gặp khó khăn thì bạn phải tiếp tục làm việc với họ để điều chỉnh khối lượng công việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc và cải thiện khả năng quản lý thời gian của họ.

qua-tai-trong-cong-viec
Đánh giá tình trạng làm việc của nhân viên thường xuyên

Bài viết vừa rồi của Fastdo đã thông tin đến bạn những dấu hiệu phổ biến của cảm giác quá tải trong công việc. Bên cạnh đó, nội dung cũng đã đề cập đến 4 giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Sự thành công trong công việc là quan trọng nhưng sức khỏe mới là thứ nên được đặt lên hàng đầu. Hãy biết cách chăm sóc bản thân và cân bằng giữa cuộc sống với công việc bạn nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

Lý do bạn cảm thấy quá tải trong công việc?

Cảm giác quá tải trong công việc thường xuất hiện khi khối lượng và độ khó của công việc được giao có chiều hướng gia tăng. Khi công việc quá tải, bạn sẽ cảm thấy không theo kịp được mục tiêu đã đề ra. Một nguyên nhân khác là do bạn không có đủ kỹ năng hoặc sự hỗ trợ cần thiết để xử lý công việc.

Những dấu hiệu phổ biến khi quá tải công việc?

Thụ động và không nhạy bén; Tinh thần luôn mệt mỏi, uể oải; Khó kiểm soát cảm xúc; Không có thời gian nghỉ ngơi; Thiếu tập trung; Mất đi các mối quan hệ xã hội; Sức khỏe có dấu hiệu bất thường.

4 cách khắc phục tình trạng quá tải trong công việc hiệu quả là gì?

Tìm ra lý do vì sao bạn bị quá tải; Nhìn nhận lại tất cả vấn đề; Bắt tay vào gỡ rối vấn đề; Dành thời gian cho bản thân

5/5 - (4 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo