Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (3 bình chọn)
lanh-dao-va-quan-ly-khac-nhau-nhu-the-nao

Những người làm việc trong Doanh nghiệp, trong một tổ chức hay ngay trong một dự án đều có những người lãnh đạo và người quản lý của họ. Có một số khác biệt về phẩm chất, vai trò và trách nhiệm giữa người lãnh đạo và người quản lý. Vậy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu về sự khác biệt đó trong bài viết dưới đây.

1. Những điều cần biết về một nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là người có tầm nhìn để đề ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch, truyền cảm hứng cho tập thể và kêu gọi mọi người tiến đến sứ mệnh lớn lao hơn. Người lãnh đạo có thể làm việc để biến tầm nhìn của họ thành hiện thực. 

lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào
                                           Nhà lãnh đạo là đầu tàu của một tổ chức

1.1 Những phẩm chất cần có ở một nhà lãnh đạo

Người lãnh đạo đòi hỏi có nhiều tố chất, một số tố chất tiêu biểu được liệt kê dưới đây:

  • Có tầm nhìn: Dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai.
  • Thông minh: Để tích hợp và diễn giải các thông tin có liên quan.
  • Có tư duy sáng tạo, độc đáo.
  • Có sự nhiệt tình: Để duy trì năng lượng và suy nghĩ tích cực.
  • Có sức hút: Thu hút và có sức ảnh hưởng đến mọi người.
  • Có tính quyết đoán: Để đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp.
  • Có sự tự tin: Tin tưởng vào năng lực và khả năng của bản thân họ.
  • Có sự dũng cảm: Để thực hiện bước đi đầu tiên, mang lại sự thay đổi trong những tình huống nhất định.

>>> ĐỌC THÊM: TOP 12 Xu hướng chuyển đổi số tiềm năng trong năm 2024

1.2 Các kiểu nhà lãnh đạo phổ biến

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, trong đó, có bốn kiểu nhà lãnh đạo phổ biến gồm:

  • Lãnh đạo giao dịch: Những người lãnh đạo này thường sử dụng các trao đổi để tác động đến cấp dưới. 
  • Nếu làm tốt, đạt hoặc vượt năng suất thì sẽ thưởng động viên cho cấp dưới. Điều này sẽ thúc đẩy lao động trong tổ chức làm việc để đạt được mục tiêu. 
  • Nếu làm không tốt, không đạt hiệu quả thì bị phạt. 

Muốn vậy, đòi hỏi người lãnh đạo giao dịch phải rạch ròi trong công việc và phải đặt ra cơ chế thưởng phạt hết sức công tâm.

  • Lãnh đạo chuyển đổi: Đây là kiểu người lãnh đạo biết khuyến khích và phát huy năng lực của nhân sự để họ nỗ lực đạt được những kết quả tối ưu. Là người có tầm nhìn và biết truyền cảm hứng để tập thể tiến tới phía trước thay đổi vì tầm nhìn mới và phát triển cùng nhau.
  • Người lãnh đạo có sức hút: Đây là kiểu người lãnh đạo có tràn đầy năng lượng, sự nhiệt huyết. Chính sức thu hút của họ sẽ thúc đẩy mọi người trong công việc. Sức hút của người lãnh đạo theo phong cách này thường đến từ tính cách mẫu mực và tinh thần muốn dấn thân.
  • Người lãnh đạo có tầm nhìn xa: Người lãnh đạo có tầm nhìn là người có tiềm năng phát triển và theo đuổi mục tiêu và lãnh đạo cấp dưới để biến mục tiêu thành hiện thực.

 

lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào
                        Tầm nhìn lãnh đạo quyết định thành công của doanh nghiệp

>>> XEM NGAY: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại

2. Những điều cần biết về nhà quản lý

Người quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của những người mình quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của họ. Người quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nguồn lực và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được những mục tiêu đã đề ra. 

2.1  Các cấp quản lý trong một tổ chức

  • Quản lý cấp cao: Là người đại diện đứng đầu của tổ chức. Họ là những người đứng đầu trong hệ thống phân cấp tổ chức. Đó có thể là Giám đốc, Giám đốc điều hành v.v.
  • Quản lý cấp trung: Người quản lý cấp trung đóng vai trò là cầu nối giữa người quản lý cấp cao và người quản lý cấp cơ sở. Họ là những người chịu trách nhiệm truyền đạt các mục tiêu do những người quản lý cấp cao đề ra cho những người quản lý cơ sở và theo dõi việc thực thi. Đó có thể là Giám đốc bộ phận, Giám đốc nhà máy, Giám đốc dự án, v.v.
  • Quản lý cấp cơ sở: Đây là người quản lý có chức năng chỉ đạo các hoạt động thường ngày của các nhân viên. Đó có thể là giám sát viên, quản lý ca, quản đốc, v.v.

>>> XEM THÊM: Tầm hạn quản trị là gì? 3 yếu tố tác động đến tầm hạn quản trị

2.2 Chức năng của quản lý trong doanh nghiệp.

Người quản lý giữ vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp, góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Để hoàn tất nhiệm vụ của mình, người quản lý cần thực hiện các chức năng sau:

  • Hoạch định:

Hoạch định là xác định hướng đi cho doanh nghiệp, là lập kế hoạch bao gồm các mục tiêu, xây dựng chiến lược và phát triển các kế hoạch để phối hợp với các hoạt động của tổ chức.

Yếu tố thời gian và cách thức thực hiện là hai yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược. Những kế hoạch đề ra sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoàn thành. 

lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào
                                          Chức năng của người quản lý: hoạch định
  • Tổ chức thực hiện: 

Đây là chức năng quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Chức năng tổ chức của người quản lý liên quan đến việc sắp xếp các nguồn lực và lập kế hoạch triển khai các nhiệm vụ để hoạt động của doanh nghiệp có thể được tiến hành một cách tuần tự và hiệu quả.

  • Điều phối nhân sự: 

Chức năng này bao gồm khả năng điều phối con người để có thể làm việc hài hòa trong tổ chức, tuyển dụng nhân sự phù hợp cho các vị trí khác nhau trong một tổ chức và hỗ trợ đào tạo để nhân viên có thể hòa nhập công việc với môi trường lao động trong Công ty. Mục tiêu của chức năng điều phối nhân sự là khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên sao cho vừa duy trì kỷ luật công ty, vừa tạo không khí thoải mái trong tổ chức để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

  • Chức năng chỉ đạo: 

Chức năng chỉ đạo là hướng dẫn công việc rõ ràng và giám sát cấp dưới để họ thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Một nhân viên sẽ thực hiện công việc với kết quả tốt nếu nhận được sự chỉ đạo phù hợp, chuyên nghiệp từ người quản lý. 

  • Chức năng kiểm soát: 

Đây là nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của nhân viên để đảm bảo rằng họ thực hiện công việc theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Nếu có phát hiện ra bất kỳ sai lệch nào trong quá trình thực hiện của họ, người quản lý cần có các biện pháp để khắc phục và cải thiện chúng.

>>> XEM THÊM: Pipeline trong kinh doanh là gì? Lợi ích và 3 bước xây dựng quy trình Pipeline

2.3 Những kỹ năng cần thiết ở một nhà quản lý.

Người quản lý giỏi là người biết đặt ra mục tiêu và tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát việc thực hiện để đạt mục tiêu đó. Để trở thành một người quản lý giỏi, cần phải có những kỹ năng nhất định. Sau đây là 04 kỹ năng cơ bản cần có của một nhà quản lý:   

Kỹ năng khái quát vấn đề: 

Các kỹ năng giúp người quản lý có thể phân tích và xác định những tình huống phức tạp một cách chính xác từ đó đưa ra kế hoạch thực hiện công việc của doanh nghiệp một cách tốt nhất. 

Kỹ năng hợp tác làm việc: 

Các kỹ năng tạo điều kiện cho người quản lý làm việc và hợp tác với những người khác trong nhóm, trong bộ phận phòng ban hay trong dự án. Kỹ năng hợp tác làm việc còn giúp người quản lý xây dựng được sự kết nối tốt với đối tác, khách hàng. 

Kỹ năng nhận thức về thương mại và kỹ thuật: 

Kỹ năng nhận diện được các vấn đề về thương mại và hiểu về chuyên ngành của doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý biết được hướng phát triển của tổ chức trong nền kinh tế thị trường.

Nhận thức được nhiệm vụ và mục đích của tổ chức, hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của Công ty, có kiến thức về các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp là những kỹ năng cần có của người quản lý. Những kiến thức này của người quản lý sẽ giúp họ thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. 

Kỹ năng chính trị: 

Cho dù tổ chức mà bạn tham gia với vai trò người quản lý không phải là một tổ chức chính trị thì bạn cũng cần có kỹ năng chính trị. 

Kỹ năng chính trị giúp người quản lý tạo được sự kết nối mạnh mẽ cho doanh nghiệp, có thể tận dụng quyền lực, sự ảnh hưởng có lợi cho tổ chức.

Ngoài ra, hiểu biết về vấn đề chính trị, quan tâm đến chính trị và nhận thức được rằng, trong chính trị, đúng sai không quan trọng bằng việc có đạt mục tiêu hay không cũng là một kỹ năng quan trọng của người làm quản lý.

>>> ĐỌC NGAY: Xếp hạng các cấp độ của kỹ năng mà nhà quản lý cần có

3. Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

quản lý và lãnh đạo khác nhau như thế nào
                                      Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

Trong một tổ chức, người quản lý là tác nhân quan trọng kết nối giữa công ty và các bên liên quan bao gồm: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, các tổ chức chính phủ, xã hội vv…

Còn lãnh đạo là người truyền cảm hứng, khuyến khích và ảnh hưởng đến con người trong tổ chức, lãnh đạo tổ chức đạt được các mục tiêu.

Vậy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Hãy cùng phân tích những yếu tố liên quan tạo nên sự khác biệt đó:

3.1 Những yếu tố chính thể hiện lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

Những điểm khác biệt chính cho thấy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Căn cứ để so sánh Lãnh đạo Quản lý
Định nghĩa  Nhà lãnh đạo là người định hướng, hướng dẫn và ảnh hưởng đến hành vi của những người theo mình nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Người quản lý là đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm quản lý công việc của một nhóm nhân viên và thực hiện các hành động cần thiết bất cứ khi nào được yêu cầu.
Công việc Cung cấp định hướng cho nhân viên bằng cách tạo ra tầm nhìn và truyền đạt tầm nhìn đó và khuyến khích họ vươn tới một cách dễ dàng. Xây dựng cơ cấu tổ chức và phân quyền, trách nhiệm cho nhân viên.
Chức năng quản trị Chỉ thực hiện một chức năng chỉ đạo trực tiếp. Thực hiện tất cả năm chức năng – hoạch định, tổ chức, điều phối nhân sự, chỉ đạo và kiểm soát.
Quyền hạn Quyền lực không chính thức dựa trên phẩm chất cá nhân của họ. Quyền hạn chính thức do vai trò vị trí của cá nhân trong tổ chức.
Cách tiếp cận Chủ động

Vì nhà lãnh đạo có thể dự đoán các sự kiện trong tương lai và thực hiện các hành động phòng ngừa trước.

Phản ứng hồi đáp

Vì nhà quản lý cần chờ thời điểm thích hợp để thực hiện hành động.

Tồn tại Cả cấu trúc chính thức và không chính thức. Cấu trúc bình thường.
Phẩm chất yêu cầu Tố chất lãnh đạo. Cả hai tố chất lãnh đạo và quản lý.
Động cơ thúc đẩy Quy trình nội tại. Quy trình bên ngoài.

>>> ĐỌC THÊM: Horenso là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp Horenso

3.2 Phân biệt sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý dựa trên những yếu tố khác

Ngoài những yếu tố chính cho thấy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào, còn có một số yếu tố khác như bảng sau:

Căn cứ để so sánh Lãnh đạo Quản lý
Thuộc tính chính  Có tầm nhìn xa. Ra quyết định nhanh chóng và phối hợp về các vấn đề khác nhau và điều phối các hoạt động và nhiệm vụ khác nhau một cách hiệu quả.
Cấp dưới Người theo sau. Nhân viên, báo cáo cho quản lý về các hoạt động hàng ngày.
Công việc Lập ra phương hướng cho toàn bộ. Lập kế hoạch các hoạt động.
Phong cách lãnh đạo Chuyển đổi

Người lãnh đạo truyền cảm hứng cho cấp dưới của mình để họ thay đổi hành vi và có thể đạt được mục tiêu mong muốn.

Giao dịch

Người quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo giao dịch trong đó phần thưởng và hình phạt được sử dụng để động viên nhân viên.

Mục tiêu nhắm vào Tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người. Chỉ đạo và kiểm soát nhân viên.
Tiêu điểm Con người Quy trình làm việc
Thay đổi Thúc đẩy sự thay đổi. Phản ứng với sự thay đổi.
Xung đột Sử dụng xung đột như một tài sản để khuyến khích mọi người làm tốt hơn những người khác. Tránh xung đột 

Người quản lý vì tin rằng nó sẽ cản trở các hoạt động và sự phát triển của tổ chức.

Điều mong đạt được. Hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc.

FASTDO đã tổng hợp hai bảng trên đây giúp chúng ta phân biệt được lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào. Tuy có sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý,  nhưng về cơ bản, cả đều làm việc vì mục tiêu chung. Vậy mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý tồn tại như thế nào trong một tổ chức hoặc Doanh nghiệp?

>>> ĐỌC THÊM: 4 Chức năng quản trị và các gợi ý giúp thực hiện hiệu quả

4.Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ như thế nào?

Muốn vận hành tốt một tổ chức, thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo là mối quan hệ không thể tách rời.

  • Nhà lãnh đạo sử dụng tầm nhìn của mình, để ra phương hướng hoạt động, phát triển chiến lược, chiến thuật.
  • Nhà quản lý sẽ là người đưa ra những quyết định để giải quyết các vấn đề khác nhau và điều phối việc thực hiện các nhiệm vụ trong tổ chức theo phương hướng mà lãnh đạo đề ra.
  • Một nhà quản lý cũng cần phải có những đặc điểm của một nhà lãnh đạo, những phẩm chất lãnh đạo. Ngược lại, khi người lãnh đạo làm công việc lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ thực hiện vai trò như nhà quản lý.
  • Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị.Tức là người lãnh đạo tập trung vào con người, còn người quản lý thì tập trung vào các quy trình và quy định mà tổ chức phải tuân thủ trong khi làm việc.
  • Cả hai vị trí lãnh đạo và quản lý đều thực hiện những tác động của mình đến một nhóm cá nhân nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào
                                         Quản lý và lãnh đạo đều vì mục tiêu chung

Phần trên, chúng tôi đã đề cập đến những những vấn đề liên quan cho thấy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?  Và những điều cần biết về nhà lãnh đạo và nhà quản lý. 

Tìm hiểu những chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất và kỹ năng cần có của lãnh đạo và quản lý cho ta thấy, cho dù có sự khác biệt giữa hai vị trí thì mục tiêu chung của họ vẫn là nhằm tăng hiệu quả công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một tổ chức. 

Một nhà lãnh đạo hướng tới việc thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mọi người thì người quản lý hướng đến việc chỉ đạo và kiểm soát nhân viên. Dù cách thức là gì, thì mục tiêu chung của họ vẫn là vì sự lớn mạnh của tổ chức.

>>> TÌM HIỂU THÊM VỀ DOANH NGHIỆP:

5/5 - (3 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo