Biên bản bàn giao là loại văn bản quan trọng nhằm xác nhận việc giao nhận đã hoàn thành trong hoạt động giao thương, buôn bán. Trong bài viết dưới đây, Fastdo xin giới thiệu những thông tin chi tiết về biên bản bàn giao cùng 5 mẫu biên bản mới nhất giúp Doanh nghiệp có đầy đủ bộ giấy tờ pháp lý phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh.
1. Tầm quan trọng của biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao là văn bản được sử dụng trong việc chuyển giao tài sản, hàng hóa, sản phẩm,… giữa các tổ chức, Doanh nghiệp và cá nhân khi kinh doanh buôn bán.
Biên bản bàn giao giúp các bên liên quan có thể nắm được các thông tin chi tiết, số liệu của đối tượng được bàn giao. Biên bản này có vai trò vô cùng quan trọng, là căn cứ để giải quyết khi xảy ra các tranh chấp giữa các bên.
Những lợi ích quan trọng của biên bản giao nhận gồm:
- Minh chứng chuyển giao tài sản giữa các bên
Việc lập biên bản bàn giao là căn cứ để xác nhận tài sản đã được bàn giao đến đúng nơi. Hơn nữa, kiểm kê hàng hóa bằng văn bản giúp cho quá trình giao nhận giữa các bên liên quan diễn ra nhanh chóng, đảm bảo đúng số lượng, tình trạng hàng hóa.
- Thể hiện giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp
Biên bản bàn giao tài sản là chứng từ quan trọng được công nhận về mặt pháp lý nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên trong quá trình bàn giao tài sản. Cần lưu ý rằng, tòa án và các cơ quan pháp luật chỉ chấp nhận loại hồ sơ bàn giao được soạn thành văn bản cụ thể, có thông tin rõ ràng và đặc biệt là chữ ký đầy đủ của các bên liên quan.
- Liên quan mật thiết đến công tác quản lý tài sản
Trong công tác kiểm kê và quản lý hàng hóa, nếu có xảy ra thất thoát, sai sót, các phòng ban có thể sử dụng biên bản bàn giao là căn cứ đối chiếu tình trạng hàng hóa, tài sản thực tế.
Do đó, sau quá trình phát sinh giao dịch, cả bên giao và bên nhận đều phải lưu ý giữ lại mẫu bàn giao bằng bản cứng. Bên cạnh đó, với những phát sinh thay đổi, kế toán cũng cần cập nhật bản mềm của giao dịch lên hệ thống kịp thời. Đây sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp trong tương lai.
2. Những trường hợp cần sử dụng biên bản bàn giao tài sản
Trong những trường hợp sau, quý doanh nghiệp cần có biên bản bàn giao để xác minh quá trình giao nhận thành công và dễ dàng quản lý:
- Giao nhận hàng hoá, sản phẩm, tài sản, hồ sơ, tài liệu.
- Bàn giao tài sản đang quản lý trước khi nghỉ việc.
- Nghiệm thu tài sản thế chấp.
- Tài sản là quà tặng hoặc được viện trợ, góp vốn bởi các tổ chức, Doanh nghiệp mang ra sử dụng hay bảo quản tại tổ chức, doanh nghiệp khác.
- Tài sản của cộng đồng thuộc Nhà nước quản lý.
3. 5 Lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao tài sản
Vì biên bản bàn giao tài sản có vai trò rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho các bên, do đó khi lập biên bản cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Trong biên bản giao nhận cần phải có địa điểm, thời gian bàn giao cụ thể.
- Những thông tin liên hệ khi giao nhận phải được cung cấp chính xác, đầy đủ. Trong trường hợp uỷ nhiệm bàn giao cần phải có chức danh chịu trách nhiệm đảm nhận.
- Biểu mẫu bàn giao cần thể hiện đầy đủ những thông tin của sản phẩm hoặc tài sản như: mã hoặc tên gọi của sản phẩm; số lượng; thông số và chất liệu; tình trạng của sản phẩm, tài sản; giá trị thực của sản phẩm, hàng hoá được bàn giao.
- Nêu trách nhiệm cụ thể của các bên dựa theo hợp đồng đã ký kết từ trước.
- Chữ ký xác nhận quá trình bàn giao thành công của cả hai bên. Lưu ý phải có chữ ký họ tên đầy đủ (chức danh), một số trường hợp đặc biệt có thể bổ sung chữ ký của người làm chứng.
4. 5 Mẫu biên bản bàn giao tài sản chi tiết 2024
Dưới đây, Fastdo xin giới thiệu tới quý khách 5 mẫu biên bản bàn giao chi tiết nhất. Quý Doanh nghiệp có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tăng tính chuyên nghiệp và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan.
4.1 Mẫu biên bản bàn giao tài sản chi tiết:
4.2 Biên bản bàn giao tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ:
4.3 Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
4.4 Biên bản bàn giao tài sản cụ thể
4.5 Mẫu giao nhận tài sản cho Doanh nghiệp
Thông qua những chia sẻ trên, Fastdo hy vọng quý khách hàng đã hiểu được tầm quan trọng và những lưu ý khi sử dụng biên bản bàn giao. Hãy bỏ túi ngay những mẫu biên bản mà Fastdo đã giới thiệu trong bài viết nhé!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC TỪ FASTDO:
- Kỹ năng làm việc nhóm là gì? 10 phương pháp làm việc nhóm hiệu quả
- [REVIEW] Phần mềm Microsoft Teams là gì? Hướng dẫn sử dụng
- 15+ Phần mềm quản lý đào tạo: Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự
- Quy trình phân tích rủi ro dự án: 2 phương pháp & 8 mô hình ứng dụng
- Six Sigma Là Gì? 5 Bước Để Áp Dụng Six Sigma Vào Doanh Nghiệp