Bạn thắc mắc Servant leadership là gì và đem lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây của Fastdo, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về khái niệm và cách trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn Servant leadership. Hãy đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!
>>>> BỎ TÚI NGAY:
- MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP
- Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững
- Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức
1. Servant leadership là gì?
Để có thể hiểu rõ Servant leadership là gì, ngoài nội dung khái niệm thì bạn cần phải nắm được bản chất của thuyết lãnh đạo phục vụ này.
1.1 Servant Leadership là gì?
Servant Leadership (Lãnh đạo phục vụ) là một triết lý lãnh đạo trong đó một cá nhân tương tác với những cá nhân khác – dù là trong mối quan hệ quản lý hay là đồng nghiệp – với mục đích đạt được uy tín hơn là quyền lực. Triết lý nayhf yêu cầu người đứng đầu tổ chức phải giúp đỡ cấp dưới của mình để họ có thể phát triển bản thân và thực hiện tốt công việc.
Ví dụ, một nhà lãnh đạo phục vụ sẽ tìm cách giúp những nhân viên nhìn nhận đúng mức về năng lực của bản thân trước khi cố gắng thăng tiến trong công việc. Điều này sẽ thường xuất hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi các bác sĩ y khoa luôn cố gắng làm việc và hỗ trợ đồng nghiệp để cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất cho bệnh nhân.
>>>> XEM NGAY: Phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho nhà quản lý?
1.2 Bản chất của Servant leadership
Về bản chất, Servant leadership là tập hợp của hệ thống các cách hành xử được chấp nhận trong dài hạn, chủ yếu dựa trên bốn thành tố sau:
- Giúp đỡ người khác phát triển tiềm năng: Servant leadership hỗ trợ nhân viên cấp dưới phát hiện điểm mạnh tiềm ẩn của bản thân. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải có được sự đồng cảm với hoàn cảnh của nhân viên.
- Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới: Servant leader tạo được niềm tin với cấp dưới bằng sự trung thực và đúng đắn trong lời nói. Servant leadership sẽ không che giấu bất cứ điều gì với nhân viên và luôn sẵn sàng từ bỏ quyền hành, tiền thưởng, sự ghi nhận hay quyền kiểm soát.
- Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân: Đặc trưng của Servant leadership là mong muốn giúp đỡ hơn là có được quyền hành để kiểm soát người khác. Nhà lãnh đạo này thường sẽ làm những gì tốt cho người khác hơn là cho bản thân.
- Lắng nghe hiệu quả: Các Servant leader không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác mà sẽ chuyên chú lắng nghe những vấn đề cấp dưới đang gặp phải để đưa ra giải pháp tốt nhất. Servant leader luôn bày tỏ sự tin tưởng và cam kết với nhân viên của mình hơn hẳn các nhà quản trị theo phong cách lãnh đạo khác.
>>> XEM THÊM: Tầm hạn quản trị là gì? 3 yếu tố tác động đến tầm hạn quản trị
2. Lợi ích mà phong cách “lãnh đạo đầy tớ” đem lại cho doanh nghiệp
Giáo sư Robert W. Hayden đã chỉ ra được 5 lợi ích to lớn mà Servant Leadership mang lại so với các phong cách quản trị khác là:
2.1 Tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên
Đối với Servant Leadership, nhu cầu của nhân viên là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, nhà quản trị luôn khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định. Khi có thể xây dựng và đóng góp cho chung một mục tiêu, nhân viên sẽ nhận thấy được trách nhiệm, vai trò của bản thân và từ đó xây dựng ý thức trung thành mạnh mẽ theo thời gian.
>>>> ĐỌC THÊM: Quản trị khủng hoảng| Kỹ năng giải quyết “Khủng Hoảng”
2.2 Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của công ty
Nhà quản trị áp dụng phong cách lãnh đạo đầy tớ thường sẽ luôn điều kiện cho cấp dưới tự do làm việc. Nhờ đó, nhân viên có thể thoải mái khi tham gia các hoạt động ngoài phạm vi công việc của mình do cấp trên giao phó.
>>> ĐỌC NGAY: Cách xây dựng tính kỷ luật trong công việc ở Doanh nghiệp
2.3 Cải thiện năng suất làm việc của tổ chức
Việc áp dụng Servant Leadership sẽ giúp hiệu suất công việc của doanh nghiệp được nâng cao hơn rất nhiều. Phong cách lãnh đạo này luôn hỗ trợ nhân viên được tự do, linh hoạt để học hỏi, khám phá và giải quyết các vấn đề. Nhờ đó, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng trong công việc và cố gắng làm việc chăm chỉ, tích cực hơn.
>>> ĐỌC THÊM: POLC – Nền tảng cốt lõi quyết định sự tồn tại của Doanh nghiệp
2.4 Hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc
Cấp trên lãnh đạo theo phong cách Servant Leadership sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền lực của mình để thực hiện những điều đem lại lợi ích chung. Vấn đề chuyên quyền, lạm dụng quyền hành cũng sẽ được giảm thiếu đáng kể. Nhờ đó, môi trường làm việc của doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp, văn minh hơn.
>>> ĐỌC NGAY: 4 Cách tính thời gian hoàn vốn cụ thể và các lưu ý khi áp dụng
2.5 Thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường
Với Servant Leadership, nhà lãnh đạo sẽ tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái và cảm nhận được vai trò của mình trong công ty. Điều này sẽ giúp nhân viên thích ứng nhanh với môi trường làm việc và gắn kế hơn với đồng nghiệp.
>>> ĐỌC NGAY: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả
3. Cách để trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn Servant Leadership
Để trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn Servant Leadership, bạn cần phải có các kỹ năng sau đây:
3.1 Học cách lắng nghe
Servant leader cần đặt nhân viên của mình lên trên bản thân. Vì vậy, việc lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư và nguyện vọng của nhân viên là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp hai bên thấu hiểu và cùng nhau làm việc hiệu quả hơn.
>>>> THAM KHẢO THÊM: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC
3.2 Biết cảm thông với cấp dưới
Sự cảm thông với cấp dưới là điều mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng nên có. Việc cảm thông với cấp dưới sẽ giúp các nhà quản trị thấu hiểu và đưa ra sự quyết định phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân viên.
>>> ĐỌC NGAY: Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn
3.3 Biết cách xoa dịu
Điều này giúp các nhà lãnh đạo hỗ trợ nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Các nhân viên khi gặp khó khăn nhận được sự xoa dịu, hỗ trợ từ cấp trên của mình sẽ cảm thấy dễ chịu và có động lực làm việc hơn.
>>> ĐỌC NGAY: Quy trình Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả
3.4 Biết cách thuyết phục
Một nhà lãnh đạo nào cũng cần phỉa biết cách thuyết phục thông qua việc tạo niềm tin ở nhân viên. Khi nhà lãnh đạo được tất cả nhân viên cấp dưới tin tưởng thì việc thuyết phục sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều…
>>> ĐỌC THÊM: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả
3.5 Có tầm nhìn chiến lược
Một nhà lãnh đạo tốt là người có tầm nhìn sâu rộng và khả năng định hướng công việc rõ ràng. Vì vậy, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ giúp các nhân viên xác định được mục tiêu rõ ràng và hỗ trợ họ hoàn thành tốt công việc.
>>> ĐỌC NGAY: Năng lực công tác là gì? Cách đánh giá chi tiết nhất
3.6 Biết cách quản lý
Với một đội nhóm nhất định thì người lãnh đạo luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, người lãnh đạo phải có khả năng nhìn nhận năng lực, thấu hiểu và quản lý nhân viên hiệu quả thì mới có thể giúp đội nhóm phát triển mạnh mẽ cũng như đạt được nhiều thành công.
Ở góc độ tổ chức, Doanh nghiệp nên xây dựng các khóa đào tạo về phong cách Servant Leader đến các cấp bậc quản lý trong Doanh nghiệp. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.
Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
Đăng ký nhận ngay bản demo Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo tại đây:
>>> XEM THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức
4. Servant Leader – Bí quyết thành công của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn
Hiện nay trên thế giới đã có một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công Servant leader có thể kể đến như FedEx, Starbucks, Google… Sự thành công của các tập đoàn lớn này đã chứng minh cho những lợi ích của Servant Leadership đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
4.1 FedEx
FedEx được thành lập vào năm 1971 bởi Fred Smith và ông vẫn đang là lãnh đạo công ty với tư cách Giám đốc điều hành. Fred Smith tin rằng “Khi nhân viên được đặt lên hàng đầu, họ sẽ cung cấp dịch vụ cao nhất có thể và lợi nhuận sẽ theo sau”. Với triết lý “Con người – Dịch vụ – Lợi nhuận”, ông đã giúp công ty FedEx phát triển nhanh chóng và duy trì tính cạnh tranh.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 lưu ý để xây dựng thương hiệu tuyển dụng vô cùng hiệu quả
4.2 Starbucks
Giám đốc điều hành Starbucks Howard Schultz từ lâu đã thúc đẩy các nguyên tắc lãnh đạo phù hợp với mô hình Servant leadership. CEO Howard Schultz tin rằng một công ty có thể trở nên vĩ đại khi được xây dựng bằng cách liên kết giá trị của cổ đông và nhân viên.
Starbucks đã mang lại cho nhân viên làm việc theo giờ những lợi ích tuyệt vời như quyền tiếp cận các quyền chọn mua cổ phiếu, hoàn trả phí đại học, chăm sóc sức khỏe… Ngòa ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các diễn đàn để nhân viên có cơ hội nói nói lên mối quan tâm, ý kiến của mình với cấp trên.
>>> ĐỌC NGAY: Horenso là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp Horenso
4.3 Google
Google luôn được biết đến là một trong những nơi làm việc tốt nhất với văn hóa công sở mạnh mẽ và luôn hướng tới việc truyền cảm hứng cho nhân viên sáng tạo, phát triển. Ngoài ra, Google còn cung cấp miễn phí các dịch vụ ăn uống, cắt tóc, đi lại… cho nhân viên.
>>> TÌM HIỂU NGAY: HR Business Partner là gì? Vai trò trong Doanh nghiệp
5. Bí quyết quản trị doanh nghiệp hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam
Thấu hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, Fastdo đã mang đến cho bạn các công cụ đắc lực trong vấn đề quản lý công ty. Các phần mềm do Fastdo cung cấp sẽ giúp bạn có thể đơn giản hóa quá trình quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, các phần mềm quản trị này đều phù hợp để sử dụng trong mọi loại hình, quy mô của doanh nghiệp.
Tính năng nổi bật
- fOKRs: Giúp tạo lập OKRs, xây dựng kế hoạch triển khai, check-in và báo cáo các kết quả OKRs.
Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fOKRs.
- fTfodolist: Giúp nhân viên lên và thực hiện nhiệm vụ hàng ngày, quản lý thời gian, thống kê kết quả công việc cuối ngày.
Bạn quan tâm đến Bộ phần mềm lên kế hoạch hằng ngày (fTodolist) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fTodolist
- fTrain: Giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống đào tạo cho các vị trí nhân sự như hệ thống vinh danh, các chương trình đào tạo hay bài kiểm tra.
Bạn quan tâm đến Bộ giải pháp phần mềm đào tạo nội bộ (fTrain) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fTrain
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Servant leadership là gì và cung cấp những thông tin liên quan đến phong cách lãnh đạo này. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc sử dụng bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả của Fastdo thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình nhé!
>>>> BÀI VIẾT NỔI BẬT:
- 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công
- Nút thắt cổ chai (bottleneck) là gì? Tác động và cách xác định
- Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết
- Những nhà lãnh đạo tài ba và các bài học đắt giá về quản trị
Servant leadership là gì?
Servant Leadership (Lãnh đạo phục vụ) là một triết lý lãnh đạo trong đó một cá nhân tương tác với những cá nhân khác – dù là trong mối quan hệ quản lý hay là đồng nghiệp – với mục đích đạt được uy tín hơn là quyền lực. Triết lý nayhf yêu cầu người đứng đầu tổ chức phải giúp đỡ cấp dưới của mình để họ có thể phát triển bản thân và thực hiện tốt công việc.
Bản chất của Servant leadership là gì?
Về bản chất, Servant leadership là tập hợp của hệ thống các cách hành xử được chấp nhận trong dài hạn, chủ yếu dựa trên bốn thành tố sau: Giúp đỡ người khác phát triển tiềm năng; Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới; Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân; Lắng nghe hiệu quả.
Lợi ích mà phong cách “lãnh đạo đầy tớ” đem lại cho doanh nghiệp là gì?
Giáo sư Robert W. Hayden đã chỉ ra được 5 lợi ích to lớn mà Servant Leadership mang lại so với các phong cách quản trị khác là: Tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên; Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của công ty; Cải thiện năng suất làm việc của tổ chức; Hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc; Thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường.