Bạn đang thắc mắc MBO là gì? Doanh nghiệp sẽ có được lợi ích gì khi áp dụng MBO? Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ giải đáp hai vấn đề này và đồng thời giúp bạn biết được ưu, nhược điểm của việc áp dụng mô hình quản trị mục tiêu MBO cũng như quản lý theo quy trình MBP. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. MBO là gì?
MBO là hệ thống quản trị liên kết các mục tiêu, sự phát của tổ chức với kết quả công việc của từng cá nhân với sự tham gia các các bậc lãnh đạo. Bên cạnh đó, MBO còn quản trị thông qua việc xác định chính xác mục tiêu cho từng nhân viên. Sau đó, MBO sẽ điều hướng nhân viên và thực hiện các công việc để đạt được các mục tiêu đã thiết lập.
Bản chất và mục đích của MBO trong quản trị doanh nghiệp là:
- Về mục đích:
- Làm gia tăng kết quả công việc trong tổ chức.
- Khuyến khích mọi thành viên trong công ty tham gia vào quá trình xác định mục tiêu công việc.
- Về bản chất:
- Thiết lập mục tiêu công việc, lựa chọn hành động và ra quyết định về sự tham gia của nhà quản trị, nhân viên.
- Đo lường và so sánh hiệu suất thực tế của nhân viên để tìm ra nguyên nhân công việc không được thực hiện đúng mục tiêu để và tìm ra giải pháp giải quyết kịp thời.
>>>> BỎ TÚI NGAY: Xây dựng kịch bản gọi điện thoại cho khách hàng từ A-Z
2. Định nghĩa về MBP
MBP là từ viết tắt của Management By Process (Quản lý theo quy trình). MBP được hiểu là quản lý công việc theo một quy trình đã được thiết lập từ trước. MBP sẽ dựa theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kiểm tra thử nghiệm để đo lường công việc.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: 13 kỹ năng quản lý dự án giúp bạn thành công trong công việc
3. So sánh ưu và nhược điểm của MBO và MBP
MBO và MBP đều là những công cụ dùng để quản trị công việc. Tuy nhiên MBO tập trung chủ yếu vào mục tiêu và ngược lại, MBP sẽ tập trung vào hiệu quả của toàn bộ quy trình.
Tiêu chí so sánh | MBO | MBP |
Kết quả công việc | – Đảm bảo theo hướng các mục tiêu đã được thiết lập – Có tính hiệu quả – Làm đúng việc | – Theo dõi và kiểm soát được công việc chi tiết, nhưng không chắc có thể đảm bảo được mục tiêu – Có tính hiệu năng – Làm việc đúng |
Người áp dụng | Thường là các nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung | Thường là các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp |
Ưu điểm | Thuận lợi đối với các công việc khó kiểm soát và đo lường | Thuận lợi cho các công việc nhưng khó xác định mục tiêu |
3.1 Đánh giá về MBO
3.1.1 Ưu điểm
Một số ưu điểm vượt trội của MBO là:
- Các bộ phận nhân viên cấp dưới có thể chủ động sáng tạo trong công việc.
- Hình thành tính chủ động cho nhân viên cũng như trong các hoạt động của doanh nghiệp
- Có tính linh động cao, doanh nghiệp có thể chuẩn bị trước cho những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn
- Thực hiện việc quản trị theo hướng công bằng, minh bạch và đánh giá đúng năng lực của từng bộ phận nhân viên.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Xếp hạng các cấp độ của kỹ năng mà nhà quản lý cần có
3.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, MBO cũng có một số nhược điểm như:
- Không đảm bảo tính tập trung cho các nhân viên.
- Khó kiểm soát được quy trình quản trị cụ thể trong doanh nghiệp.
- Việc quản trị của doanh nghiệp có thể đi lệch hướng.
- Yêu cầu những người nằm trong bộ máy thực hiện MBO phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Khó khăn trong việc kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện mục tiêu hay một số hành vi không được đồng nhất.
>>>> TÌM HIỂU NGAY VỀ: Mô hình SMART là gì? Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART
3.2 Đánh giá về MBP
3.2.1 Ưu điểm
Một số ưu điểm khi áp dụng MBP vào doanh nghiệp là:
- MBP đảm bảo các nhân viên cùng với nhà quản trị tập trung vào công việc.
- Tỷ lệ gặp các trường hợp lạc hướng về mọi phương diện là rất thấp.
- Dễ dàng tạo được một quy trình đúng chuẩn.
- Việc kiểm soát quy trình từ đầu đến cuối rất dễ dàng.
>>> XEM NGAY: Trả lương theo KPI và 3P: Bản chất, đặc điểm và cách tính toán
3.2.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, MPB cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Quy trình chặt chẽ, khó tạo được tính chủ động sáng tạo trong các bộ phận nhân viên.
- Không có tính chủ động trong công việc, đem lại nhiều tính phụ thuộc cao.
- Không có tính linh động cao, thường bị động trước những tình huống phát sinh.
>>>> THAM KHẢO NGAY: 7 phương pháp quản lý dự án phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay
4. Lợi ích khi áp dụng phương pháp MBO là gì?
Việc áp dụng phương pháp MBO vào quy trình quản trị sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi ích như:
4.1 Đẩy mạnh việc lập kế hoạch
Thực hiện quản lý công việc theo phương pháp MBO sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác các mục tiêu và phát triển đúng hướng. Ngoài ra, quản trị mục tiêu còn thúc đẩy các nhà quản trị quan tâm đến kết quả chơn là vấn đề công việc được thực hiện như thế nào.
>>> ĐỌC THÊM: TOP 12 Xu hướng chuyển đổi số tiềm năng trong năm 2024
4.2 Nâng cao tính cộng tác
MBO giúp doanh nghiệp làm rõ cách điều hướng mục tiêu mang tính cá nhân sang hướng mục tiêu chung. Để có thể xây dựng và xác định mục tiêu hiệu quả thì mỗi cá nhân phải nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình trong bộ máy tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng liên kết các bộ phận khác để nâng cao tính cộng tác trong doanh nghiệp.
4.3 Tạo động lực và cam kết
Quy trình thiết lập một phương hướng mục tiêu cụ thể cũng như đánh giá hiệu suất làm việc đều phải có sự tham gia của tất cả nhân viên cấp dưới. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng hướng mục tiêu mà còn có được sự cam kết và đồng thuận giữa các bộ phận với nhau. Nhớ đó, các hoạt động của doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn.
4.4 Đánh giá và kiểm định công bằng
Quy trình quản trị MBO sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá các vai trò của mỗi nhân viên dựa trên những định hướng về công việc. Thông qua MBO, các doanh nghiệp cũng sẽ có thể đánh giá nhân viên một cách công bằng dựa trên những kết quả thực tế và khách quan.
4.5 Phát triển nhân sự
Quản trị theo mục tiêu (MBO) sẽ làm thúc đẩy quá trình phát triển và tự học hỏi của các bộ phận quản lý, nhân viên. Trong quá trình áp dụng phương pháp này, nhà quản trị sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và đổi mới trong tư duy. Nhờ đó, khả năng điều hành của nhà quản trị sẽ được nâng cao.
5. Giải pháp thay thế cho phương pháp MBO
OKRs và MBO đều là hai phương pháp quản trị mục tiêu. Thoạt nghe qua, OKRs và MBO có những nét khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp này lại có những đặc trưng riêng biệt.
So với MBO, OKRs chú trọng hợn vào việc xác định và thiết lập mục tiêu. Bên cạnh đó, OKRs cung cấp sự rõ ràng và minh bạch hơn bằng cách phác thảo về cách mà Doanh nghiệp xác định sự thành công. Không những thế, phương pháp OKRs còn xác định những bước cần thiết để giúp tổ chức đạt được những mục tiêu của mình.
Trong khi MBO là một phương pháp phổ biến để đo lường hiệu suất, OKRs đang dần khẳng định vị thế và sức hút của mình đối với các Doanh nghiệp. MBO đã ra đời ngay từ khi quản trị hiệu suất ra đời nhưng OKRs lại cho phép các tổ chức có thể linh động điều chỉnh mục tiêu của họ ứng với các nhu cầu hiện tại. Bên cạnh đó, việc định lượng OKRs còn cho phép ban lãnh dạo đo lường được mức độ đóng góp của mỗi nhân viên trong công ty.
Tuy nhiên, phương pháp OKRs chỉ phát huy tối đa được sức mạnh khi được hỗ trợ bởi một công cụ phù hợp. Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả chức năng liên quan đến OKRs trên cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác 200% giá trị mà OKRs mang lại.
Bộ giải pháp phần mềm OKRs Tốt nhất Việt Nam – fOKRs được thiết kế dựa trên lý thuyết của Andy Grove – Cha đẻ OKRs hiện đại. Giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng áp dụng OKRs, tập trung quản lý những mục tiêu quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng gấp 3 lần/năm.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc MBO là gì cũng như là ưu, nhược điểm của phương pháp MBO và MBP. Bên cạnh đó, để quản trị doanh nghiệp hiệu quả và dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng bộ phần mềm của Fastdo. Bạn hãy truy cập vào trang web fastdo.vn để tìm hiểu kỹ hơn về bộ phần mềm này nhé!
>>>> KHÁM PHÁ NGAY:
- Micromanagement là gì? Khi nào cần quản lý vi mô trong DN
- Tăng năng suất làm việc lên gấp đôi chỉ với 21 cách đơn giản
- Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới
- Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Lợi ích và phương pháp triển khai
- Top 12 phần mềm quản lý nhân viên từ xa hiệu quả 2023