Bạn không biết các xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh như thế nào? Bạn muốn tìm hiểu về các chỉ số dùng để đánh giá KPI cho phòng kinh doanh? Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. Xem ngay nhé!
1. Chỉ số đánh giá KPI cho phòng kinh doanh
1.1 Tăng trưởng doanh số bán hàng (Sales Growth)
Tăng trưởng doanh số bán hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định doanh nghiệp của mình có hoạt động tốt hay không. Bởi một doanh nghiệp phát triển là một doanh nghiệp luôn có những bước tiến, luôn chuyển động mà không dừng lại và tăng trưởng doanh số là thước đo để đo lường bước tiến ấy.
Ngoài ra tăng trưởng doanh số còn giúp bạn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bạn có thể phát huy điểm mạnh đó và cải thiện điểm yếu để thu được doanh số nhiều hơn nữa.
1.2 Giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value)
Giá trị trọn đời của khách hàng là thời gian khách hàng dành cho bạn và số tiền thu được theo thời gian để họ sở hữu sản phẩm đó. Giá trị này mang lại cho bạn những ý tưởng mới để thu hút được nhiều khách hàng mới. Hơn nữa, bạn có thể đánh giá về mặt dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm… để thay đổi tích cực hơn và giữ chân khách hàng tiềm năng.
1.3 Chi phí mua lại của khách hàng (Customer Acquisition Costs)
Chi phí mua lại của khách hàng phản ánh mô hình kinh doanh của bạn có hiệu quả hay không vì bạn có thể so sánh mức chi phí của sản phẩm khách hàng mua lại với doanh thu bạn nhận được. Để từ đó, bạn có thể đầu tư hơn vào các sản phẩm được mua lại và chú ý cải thiện các sản phẩm còn lại.
1.4 Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead Conversion Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng đánh giá quá trình hoạt động của nhóm bán hàng và nhóm marketing. Khi hai nhóm này hoạt động hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự là rất cao. Ngoài ra, tỷ lệ này còn giúp bạn nhìn lại mặt còn hạn chế về quá trình marketing, sản phẩm và tìm hướng giải quyết.
1.5 Tỷ lệ quay vòng của khách hàng (Customer Churn Rate)
Tỷ lệ quay vòng của khách hàng là số lượng khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm của bạn trong một khoảng thời gian sau đó quay lại với doanh nghiệp của bạn. Đây là một KPI quan trọng giúp bạn xác định thời điểm nâng cao chất lượng dịch vụ như là ưu đãi, khuyến mại… để giữ chân khách hàng ở lại. Tỷ lệ này còn thể hiện tình hình chung về quá trình kinh doanh của bạn.
1.6 Bán hàng theo liên hệ (Sales By Contact)
Bán hàng theo liên hệ là KPI xác định phương pháp liên hệ nào là hiệu quả, mang lại doanh số cao nhất. Các phương pháp liên hệ như gọi điện, email, qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Khi đã tìm được phương pháp liên hệ phù hợp, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí để đạt được doanh thu mong muốn.
1.7 Độ dài chu kỳ bán hàng (Sales Cycle Length)
Độ dài chu kỳ bán hàng là một KPI đánh giá thời gian tối thiểu của một chu kỳ bán hàng để thu được lợi nhuận đề ra của doanh nghiệp. Độ dài chu kỳ ngắn nhưng lợi nhuận cao là điều mà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới.
Để tiết kiệm được thời gian thì doanh nghiệp của bạn phải có những chiến lược bán hàng phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Nhìn vào độ dài chu kỳ bán hàng bạn có thể thấy điểm mà khách hàng chưa hài lòng mà dừng lại tại đó, sau đó bạn có thể sửa đổi và cải thiện điều đó trong tương lai.
1.8 Hiệu suất sản phẩm (Product Performance)
Hiệu suất sản phẩm là một KPI không thể thiếu khi đánh giá sản phẩm hoạt động trên thị trường. Một sản phẩm có hiệu suất tốt thể hiện hoạt động bán hàng của bạn đã đạt hiệu quả.
Hơn nữa, hiệu suất bán hàng còn giúp bạn xác định xu hướng mua hàng của khách hàng tiềm năng, thị trường phù hợp với từng sản phẩm. Và bạn có thể phát triển mạnh hơn trong chiến dịch quảng bá sản phẩm đó để hiệu suất sản phẩm cao hơn.
1.9 Bán hàng theo khu vực (Sales By Region)
Bán hàng theo khu vực là một KPI tuyệt vời giúp bạn xác định cụ thể địa điểm phù hợp với mỗi sản phẩm, nhu cầu tại địa điểm đó. Khi bạn đã nhận ra khu vực mang lại doanh số cao nhất thì bạn có thể đầu tư sản phẩm chất lượng tại đây để thu lại lợi nhuận cao nhất.
1.10 Mục tiêu bán hàng (Sales Target)
Để đo lường doanh thu sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, bạn phải có một KPI phù hợp. Và KPI đó là mục tiêu bán hàng. KPI này giúp nhóm bán hàng xác định hiệu suất công việc và tiến độ quá trình đưa sản phẩm đến khách hàng. Khi đó, nhóm bán hàng sẽ có những ý tưởng mới, sáng tạo, độc đáo hơn và năng suất làm việc tốt hơn để đạt được mục tiêu.
1.11 Bán hàng gia tăng (Incremental Sales)
Bán hàng gia tăng là yếu tố để đo lường hiệu quả của kênh tiếp thị. Đây là KPI thể hiện sự khác biệt khi áp dụng và không áp dụng chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, bạn sẽ xác định được chiến dịch phù hợp, tiết kiệm nhân lực, chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất về mặt doanh số.
1.12 Điểm số nhà quảng cáo ròng (Net Promoter Score)
Điểm số nhà quảng cáo ròng cho thấy khả năng khách hàng tiềm năng sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn với một khách hàng khác. Chính xác đây là KPI đánh giá sự trải nghiệm của khách hàng bởi nếu khách hàng có trải nghiệm tốt với sản phẩm của bạn thì họ mới giới thiệu cho khách hàng khác.
2. Cách xây dựng KPI cho phòng kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu về các chỉ số đánh giá KPI cho phòng kinh doanh thì Fastdo sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn quy trình xây dựng các mẫu KPI chi tiết nhất. Cụ thể, quy trình xây dựng KPI cho phòng kinh doanh sẽ gồm 3 bước sau:
2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh
Xác định mục tiêu kinh doanh là điều kiện tiên quyết khi bạn thiết lập KPI. Bởi khi bạn biết mục tiêu doanh nghiệp hướng đến là gì, hoàn thành trong khoảng thời gian nào thì KPI của bạn lập ra mới có giá trị.
Một số ví dụ về mục tiêu kinh doanh như:
- Tăng lợi nhuận bán hàng 30% trong quý I năm 2022
- Chi phí mua lại của khách hàng đạt 25% trong tháng 1 năm 2022
- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm tại khu vực Hà Đông, Hà Nội lên 55%
2.2 Bước 2: Chọn KPI phù hợp với mục tiêu
KPI phải phù hợp với mục tiêu đã xác định ở trên. Bạn có thể dựa vào yếu tố thời gian như trong một tháng, một quý hay 6 tháng đầu năm… để xây dựng KPI có khả năng thực tiễn. KPI nên được thiết lập một cách đơn giản hóa, cụ thể hóa để việc thực hiện dễ dàng hơn.
2.3 Bước 3: Áp dụng các công cụ và tư duy của nhóm để đạt được thành công nhất quán
Các công cụ trực quan giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng và theo dõi tiến độ của người thực hiện KPI. Bạn nên sử dụng các công cụ trợ giúp bạn trong các công việc sau:
- Sắp xếp thông tin của khách hàng tiềm năng và khách hàng khác thành một hồ sơ để thuận tiện trong việc tìm kiếm, kiểm tra và liên hệ bất kỳ lúc nào cần thiết.
- Xây dựng công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm và thông báo về hoạt động cần triển khai trong ngày hoặc trong thời gian tới.
- Xác định các sản phẩm được truy cập, theo dõi nhiều nhất trên các trang bán hàng từ đó bạn áp dụng chiến lược marketing để thúc đẩy việc mua hàng.
- Tự động hóa các tác vụ như nhập dữ liệu, sao lưu, tạo bảng lợi nhuận cao nhất tại mỗi khu vực.
3. Tổng hợp mẫu KPI phòng kinh doanh cho từng vị trí
>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU KPI CHO BỘ PHẬN KINH DOANH
Mỗi vị trí công việc trong phòng kinh doanh sẽ có những mục tiêu khác nhau cần phải hoàn thành. Vì vậy, mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh đối với từng vị trí cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.
4. Đơn giản hóa việc thiết lập và theo dõi KPI với Phần mềm fGoal
Trong khi các mẫu KPI cung cấp một khuôn khổ hữu ích, việc quản lý và theo dõi chúng một cách thủ công có thể tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót. Đó là lúc Phần mềm quản lý KPI fGoal của Fastdo trở nên vô cùng giá trị.
Phần mềm quản lý KPI fGoal sẽ giúp bạn:
- Thiết lập KPI một cách trực quan: Giao diện kéo và thả đơn giản giúp bạn dễ dàng tạo các KPI tùy chỉnh phù hợp với mục tiêu kinh doanh cụ thể của bạn.
- Theo dõi tiến độ KPI trong thời gian thực: Bảng điều khiển trực quan cung cấp thông tin cập nhật về hiệu suất KPI, giúp bạn nhanh chóng xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
- Tự động hóa báo cáo: Tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách tạo báo cáo KPI tự động, giúp bạn tập trung vào việc phân tích và đưa ra quyết định.
- Đánh giá hiệu suất chính xác: Đánh giá hiệu suất công việc dựa trên dữ liệu KPI, từ đó đưa ra quyết định khen thưởng, điều chỉnh và cải thiện hiệu quả làm việc.
- Thúc đẩy sự liên kết trong nhóm: Chia sẻ KPI với các thành viên trong nhóm để đảm bảo mọi người đều hướng tới cùng một mục tiêu.
Bấm ngay vào ảnh để đăng ký nhận tư vấn Phần mềm quản lý KPI fGoal nhé!
Trên đây là các mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh mà Fastdo đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được chỉ số đánh giá KPI cho phòng kinh doanh. Nếu bạn đang cần một phần mềm hỗ trợ quản lý, đánh giá công việc hiệu quả thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua website fastdo.vn ngay nhé!
>>>> Bạn có thể quan tâm:
- Mẫu nội quy công ty ngắn gọn mới nhất cho doanh nghiệp
- Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên chi tiết 2021
- 2 Mẫu đơn xin nghỉ không lương dùng trong doanh nghiệp
- [TẢI MIỄN PHÍ] 3 Mẫu thư ngỏ hợp tác chi tiết 2024