Kỹ năng sống là một trong những nhóm kỹ năng cơ bản và cần thiết với mỗi người. Sở hữu kỹ năng sống giúp bạn dễ dàng tồn tại, “sống sót” không chỉ trong cuộc sống mà còn là công việc. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay kỹ năng sống là gì và những kỹ năng sống cần thiết thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống (Life Skills) được định nghĩa thông qua các hành vi tích cực, khả năng thích nghi giúp con người đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Những kỹ năng này được con người tích lũy thông qua quá trình học tập, trải nghiệm thực tế từ các vấn đề, tình huống mà họ gặp phải trong đời sống hằng ngày.
Không chỉ bao hàm về ý nghĩa nhận thức, kỹ năng sống còn là cách mà con người vận dụng những kinh nghiệm đã được tích lũy để quan sát, đánh giá, xử lý các tình huống thực tế. Những kỹ năng này sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề được linh hoạt, từ đó giúp cho cuộc sống trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn.
Những đặc trưng cơ bản của Kỹ năng sống, bao gồm:
- Nhận thức về cách sống phù hợp, hữu ích với môi trường, xã hội
- Khả năng dám đương đầu, đối diện với các tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống để tìm hướng xử lý phù hợp.
- Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và quản lý bản thân, tương tác tích cực với mọi người, xã hội.
1.1 Những quan điểm về Kỹ năng sống
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn đọc ba quan điểm về kỹ năng sống được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Cụ thể là:
1.1.1 Quan điểm của UNESCO
Theo UNESCO, kỹ năng sống được hiểu là những năng lực giúp một cá nhân có thể thực hiện được các chức năng cơ bản và tham gia vào đời sống hằng ngày. Theo đó, loại kỹ năng này cũng được UNESCO thể hiện thông qua 4 trụ cột về giáo dục của mình, gồm:
- Learning to know – Học để biết:
Học để biết là mục đích cơ bản nhất của việc học tập, yêu cầu người học tiếp thu kiến thức cơ bản. Đó là những hiểu biết về tự nhiên và xã hội có liên quan đến cuộc sống con người. Đồng thời, những hiểu biết cũng đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp học tập trong tương lai của con người.
Một số kỹ năng sống quan trọng tại trụ cột này gồm: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định,…
- Learning to do – Học để làm:
Với trụ cột Học để làm, con người cầ học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội.
Một số kỹ năng sống quan trọng tại trụ cột này gồm: đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
- Learning to be – Học để trở thành:
Với trụ cột thứ ba, giáo dục cung cấp cho con người các kỹ năng xã hội quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của họ. Đồng thời, học tập cũng sẽ giúp một cá nhân có thể tự phân tích bản thân của mình, từ đó phát triển tối đa tiềm năng về mặt tinh thần, thể chất và xã hội.
Một số kỹ năng sống quan trọng tại trụ cột này gồm: tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, cảm xúc,…
- Learning to live together – Học để cùng chung sống:
Với trụ cột Học để cùng chung sống, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận với các giá trị về nhân quyền, nguyên tắc dân chủ, kiến thức và sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, đề cao tinh thần hòa bình, các mối quan hệ con người. Những điều này sẽ giúp các cá nhân cùng sống hòa hợp trong xã hội.
Một số kỹ năng sống quan trọng tại trụ cột này gồm: giao tiếp, hợp tác, tự khẳng định, thương lượng,…
Những đặc điểm của kỹ năng sống theo quan điểm của UNESCO gồm:
- Kỹ năng cơ bản: Bao gồm các kỹ năng về đọc, viết, tính toán nhằm phục vụ cho công việc hằng ngày. Tuy những kỹ năng này không mang tính đặc trưng về tâm lý nhưng đây lại là tiền đề năng lực thực hiện các chức năng cuộc sống.
- Các kỹ năng khác: Bao gồm cả kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phê phán,…
1.1.2 Quan điểm của WHO
Theo quan điểm của WHO, kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp nhằm vận dụng vào các tình huống hàng ngày. Những kỹ năng này sẽ giúp con người tương tác, giải quyết vấn đề và các tình huống trong cuộc sống hiệu quả hơn.
Những đặc điểm của kỹ năng sống theo quan điểm của WHO gồm:
- Nhóm các kỹ năng về nhận thức: bao gồm các kỹ năng như tự nhận thức, tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, xác định giá trị, đặt mục tiêu, ra quyết định,…
- Nhóm các kỹ năng xã hội: bao gồm các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán, kỹ năng chia sẻ đồng cảm,…
- Nhóm các kỹ năng cảm xúc: bao gồm các kỹ năng như kỹ năng ứng phó với căng thẳng áp lực, kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, kỹ năng ứng phó với cảm xúc,…
1.1.3 Quan điểm của UNICEF
Theo quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống bao gồm các kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những giá trị, thái độ, tri thức. Chúng được thể hiện thông qua những hành vi làm cho cá nhân có thể tự thích nghi và giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề, thách thức của cuộc sống.
Những đặc điểm của kỹ năng sống theo quan điểm của UNICEF gồm:
- Kỹ năng xã hội: bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán thương lượng, kỹ năng quan hệ xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thấu cảm và kỹ năng động viên, kỹ năng sống hòa nhập với tập thể.
- Kỹ năng phát triển nhận thức: bao gồm kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân: bao gồm kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh
2. Kỹ năng sống của mỗi người được hình thành từ đâu?
Tùy vào môi trường sống và điều kiện giáo dục, mỗi người sẽ có các cách hình thành kỹ năng sống khác nhau. Chúng có thể được tích lũy thông qua học tập, phim ảnh, sách vở, trong đời sống,… Đặc biệt, các sự kiện và tình huống thực tế sẽ là điều kiện giúp con người hình thành những kỹ năng sống một cách sâu sắc nhất.
Giáo dục kỹ năng sống nên được bắt đầu từ khi còn nhỏ, thông qua các hoạt động tích cực, lành mạnh để giúp trẻ tập ứng phó với các tình huống, thách thức trong cuộc sống.
>>> XEM THÊM: Kỹ năng cứng là gì? 8 Kỹ năng cứng quan trọng cần rèn luyện
3. Top 11 những Kỹ năng sống quan trọng đối với sự thành công của mỗi người
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn đọc 11 kỹ năng sống quan trọng, cần thiết cho sự thành công của mỗi cá nhân. Cụ thể:
3.1 Kỹ năng ứng phó và xử lý vấn đề
Ứng phó và xử lý vấn đề là kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng cần có. Trong cuộc sống, rất khó để bạn có thể lường trước các vấn đề và những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại. Khi vấn đề xảy ra và không được xử lý kịp thời, chúng sẽ gây ra các hậu quả xấu, ảnh hưởng nhiều bên.
Do đó, việc sở hữu năng lực xử lý vấn đề sẽ là một điểm cộng rất lớn, giúp ích bạn rất nhiều trong cuộc sống lẫn công việc. Đặc biệt, đây là kỹ năng được rất nhiều Doanh nghiệp quan tâm và chiêu mộ. Sẽ chẳng ai muốn tuyển dụng những nhân sự thụ động và không có khả năng ứng biến mỗi khi gặp sự cố xảy ra.
3.2 Kỹ năng quản lý chi tiêu
Việc có cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn chủ động xoay sở trong mọi vấn đề. Để làm được điều này, bạn cần bắt đầu dừng chi tiền cho những món đồ không thực sự cần thiết. Trước khi mua sắm, hãy cân nhắc xem liệu nó có thực sự giúp ích cho cuộc sống của mình, hoặc mình có thể sử dụng nó trong bao lâu?
Ngoài ra, kỹ năng lên kế hoạch sẽ giúp bạn hoạch định được lộ trình chi tiêu, mua sắm rõ ràng trong thời gian tới. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể kiểm soát được chi tiêu, tiết kiệm được tiền bạc để có thể xoay sở trong những tình huống khó khăn.
3.3 Kỹ năng thuyết phục người khác
Kỹ năng thuyết phục được hiểu là việc đưa ra quan điểm, nhận định, lý luận, chứng cứ, lí lẽ nào đó để để giải thích cho người nghe hiểu vấn đề mà bạn muốn truyền tải. Mục đích khi sử dụng kỹ năng này là để thuyết phục những người tham gia đồng quan điểm với bạn.
Kỹ năng thuyết phục có tầm quan trọng rất lớn trong công việc cũng như cuộc sống. Nếu không có nó, ý kiến của bạn sẽ dễ bị “lu mờ” trong mắt của những người khác. Do vậy, để kỹ năng này được phát huy hiệu quả, bạn đặc biệt cần phải có sự tự tin, tài ăn nói lưu loát cùng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
3.4 Kỹ năng sống hòa nhập với tập thể
Biết sống vì tổ chức, suy nghĩ cho người khác, cùng đoàn kết và hạn chế cái tôi,… để mang lại một lợi ích chung cho tập thể. Đây được xem là tiêu chí hàng đầu để đánh giá bạn có thực sự phù hợp với một tổ chức nào đó hay không.
3.5 Kỹ năng tự vệ và thoát hiểm
Tự vệ và thoát hiểm được xem là một trong những kỹ năng cần có ở mỗi người. Bởi lẽ, chúng ta không thực sự biết được khi nào nguy hiểm sẽ xảy ra với mình và mọi người xung quanh.
Có được cho mình kỹ năng tự vệ và thoát hiểm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra được phương thức xử lý phù hợp, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và mọi người xung quanh. Kỹ năng thoát hiểm bao gồm cả việc thoát khỏi thảm họa, tai nạn, hay việc bị xâm hại tài sản, cơ thể,…
3.6 Kỹ năng nhận thức về bản thân
Kỹ năng tự nhận thức là việc bạn tự nhìn nhận, đánh giá chính xác bản thân mình là ai, biết mình cần gì và mong muốn gì, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó, bạn sẽ có các kế hoạch phù hợp để phát triển ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm của chính mình.
Đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp chúng ta có thể giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho phù hợp. Kỹ năng tự nhận thức giúp bạn có thể cảm thông, chia sẻ với người khác. Bí quyết để cải thiện kỹ năng nhận thức bản thân đó là bạn cần phải rèn luyện thông qua các trải nghiệm thực tế hằng ngày.
3.7 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là việc sử dụng ngôn ngữ lời nói hoặc hành động nhằm biểu đạt những suy nghĩ, ý tưởng, phương án, kế hoạch,… một cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm cả việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi có phản biện hay bất đồng quan điểm.
Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, họ sẽ biết đánh giá tình huống và điều chỉnh cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất nhằm xây dựng các mối quan hệ tích cực. Do vậy, đây được xem là kỹ năng cần thiết mà mỗi người cần học tập và rèn luyện để đạt được thành công trong cuộc sống và công việc.
>>> ĐỌC TIẾP: Kỹ năng giao tiếp là gì? 12 bí quyết giúp bạn giao tiếp hiệu quả
3.8 Kỹ năng thấu cảm
Thấu cảm là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác để có thể hiểu được những sự vật, sự việc từ góc nhìn, cảm xúc và nhận thức của họ. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cách phản hồi phù hợp nhất dành cho đối phương.
Bên cạnh đó, sự thấu cảm cũng được thể hiện thông qua lòng trắc ẩn, sự đánh giá cao và sự hài lòng dành cho một cá nhân nào đó. Đồng thời, kỹ năng này cũng được nhìn nhận thông qua cách bạn đón nhận, xử lý với những phản ứng cảm xúc của một người nào đó, dù là tiêu cực hay tích cực.
3.9 Kỹ năng quản lý và kiểm soát thời gian
Kỹ năng quản lý và kiểm soát thời gian được xem là một tổ hợp các kỹ năng quan trọng, giúp mỗi cá nhân quản lý và sử dụng tốt quỹ thời gian của mình mỗi ngày. Đó là khả năng biết sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên, biết tập trung xử lý công việc trong một thời gian nhất định.
Quản lý và kiểm soát thời gian tốt sẽ giúp bạn tránh được các căng thẳng, áp lực trong công việc. Đồng thời, bạn sẽ sắp xếp và giải quyết công việc hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ, góp phần tạo nên sự thành công của cá nhân và tập thể.
3.10 Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng đưa ra quyết định giúp bạn hạn chế được những quyết định sai lầm
Kỹ năng đưa ra quyết định giúp mỗi cá nhân biết nên lựa chọn phương án nào tối ưu để giải quyết vấn đề, tình huống xảy ra trong cuộc sống một cách nhanh chóng, đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp bạn lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định.
Vận dụng kỹ năng này vào cuộc sống giúp mỗi chúng ta tránh được những quyết định sai lầm, hoặc làm chậm trễ ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi của người khác.
>>> XEM NGAY: Kỹ năng mềm là gì? 12 kỹ năng quan trọng cho sự thành công
3.11 Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy thể hiện thông qua cách mà mỗi cá nhân tư duy, phân tích, xử lý thông tin,… để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề nhằm xây dựng các mối quan hệ hoặc đạt được một lợi ích cụ thể nào đó.
Tư duy giúp mỗi người trở nên năng động, sáng tạo hơn. Đồng thời, kỹ năng này cũng sẽ giúp cá nhân cải thiện được khả năng khái quát, phân tích tình hình nhạy bén và suy nghĩ đa chiều hơn.. Do đó, sở hữu kỹ năng tư duy sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó linh hoạt với nhiều tình huống có thể xảy đến bất ngờ.
Có 4 loại kỹ năng tư duy, bao gồm:
- Kỹ năng tư duy phân tích:
Tư duy phân tích là kỹ năng chia nhỏ các vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn lẻ. Kỹ năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa ra hướng xử lý, đồng thời giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, đạt được hiệu quả cao.
- Kỹ năng tư duy phân kỳ:
Tư duy phân kỳ là khả năng suy nghĩ, tiếp cận nhằm mục đích tìm ra nhiều ý tưởng, giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề. Trong tư duy phân kỳ, không có suy nghĩ, ý tưởng, giải pháp nào được coi là đúng/sai. Nó nhấn mạnh số lượng các ý tưởng, cách tiếp cận chứ không quan trọng đến chất lượng của các ý tưởng, giải pháp.
Tư duy sáng tạo đi ngược lại với quan điểm của Tư duy hội tụ – vốn tập trung vào một số giải pháp, cách thức khả thi hơn.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo là khả năng phát minh hoặc tạo ra một điều gì đó mới mẻ. Tư duy này dựa trên việc nhìn mọi thứ theo một cách mới mà trước đây bản thân chưa từng nghĩ đến. Kỹ năng tư duy sáng tạo gồm: phân tích, tư tưởng cởi mở sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp,…
Do đó, đặc điểm của tư duy sáng tạo là dựa vào trí tưởng tượng. Nó đòi hỏi người sử dụng phải có khả năng tưởng tượng tuyệt vời, xa rời thực tế xung quanh và xa suy luận logic.
- Kỹ năng tư duy phản biện:
Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng, hợp lý, vận dụng những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình. Ngoài ra, tư duy phản biện còn là khả năng phân biệt giữa thật – giả, cũng như mối quan hệ logic giữa các ý tưởng, mâu thuẫn logic và khả năng dự đoán của cá nhân.
Với những nội dung trên, Fastdo hy vọng bạn đã hiểu được kỹ năng sống là gì cũng như 11 kỹ năng sống cần có giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công trong cuộc sống.
>>> ĐỌC THEO CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 5 Mẹo giúp kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp hơn
- Phát triển nguồn nhân lực hiệu quả với 3+ lưu ý quan trọng