Kỹ năng nói trước đám đông là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với các cá nhân. Sở hữu khả năng nói chuyện tự tin trước đám đông có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng cũng như ban lãnh đạo của mình. Để làm chủ được kỹ năng này, bạn cần phải nắm được các yếu tố cốt lõi cũng như tham khảo một số mẹo giúp bạn có thể cải thiện. Hãy để FASTDO mách bạn ngay các những phương pháp rèn luyện cũng như các yếu tố quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Một số lỗi thường gặp khi phát biểu trước đám đông
Rất nhiều người xem việc nói trước đám đông là nỗi sợ hãi lớn nhất, vì họ sợ thất bại. Họ sẽ phản ứng rất mạnh khi đối diện với nỗi sợ này. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi tư duy, bạn có thể biến sự lo lắng thành lợi thế cho bản thân. Dưới đây là các lỗi thường gặp do thiếu kỹ năng nói trước đám đông:
- Lo lắng, căng thẳng, nói lắp, nói vấp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, thở gấp gáp và giọng bị run khi nói trước đám đông
- Nói với âm lượng quá nhỏ hoặc không rõ ràng, không nhấn mạnh các từ quan trọng khiến người nghe khó theo dõi, không nắm bắt thông điệp.
- Thiếu tự tin, thuyết trình nhàm chán, không giao tiếp bằng mắt, ít tương tác với người nghe
- Sử dụng ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, động tác tay và tư thế không hợp lý
- Sử dụng thuật ngữ phức tạp, chuyên ngành, diễn đạt không rõ ràng, gây khó hiểu cho khán giả
- Không kiểm soát được thời gian trong bài thuyết trình, nội dung trình bày bị rời rạc hoặc không đầy đủ
2. Tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông trong công việc
Hầu hết, tất cả các công việc đều yêu cầu nhân sự có khả năng nói chuyện trước đám đông ở một mức độ nào đó, có thể là thuyết trình nhóm hay phát biểu trong các cuộc họp. Vì thế, không ngoa khi nói rằng, kỹ năng nói trước đám đông là một trong những yêu cầu căn bản, cần thiết cho một sự nghiệp thành công, dù ở bất cứ ngành nghề nào.
Số liệu thống kê từ một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U) đã chỉ ra, phần lớn các giám đốc điều hành và nhà quản lý tuyển dụng có xu hướng ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kỹ năng nói trước đám đông một cách tự tin và mạnh mẽ. Nhưng thực tế đáng buồn rằng, những người tham gia nghiên cứu đã cho biết, có ít hơn 50% sinh viên Mỹ có thể đáp ứng tốt yêu cầu này. Đây là một vấn đề chung của sinh viên toàn cầu.
Kỹ năng nói trước đám đông đòi hỏi người trình bày phải tổ chức ý tưởng, xây dựng nội dung một cách hợp lý và thể hiện bài phát biểu một cách rõ ràng, rành mạch, lôi cuốn và thuyết phục. Không những thế, khi nói chuyện với đám đông, bạn còn phải thể hiện rõ nét hình ảnh, cá tính của mình một cách tự tin. Bên cạnh đó, bạn còn phải truyền cảm hứng và để lại ấn tượng sâu sắc cho người nghe.
Không chỉ trong giới hạn trong khía cạnh công việc, kỹ năng nói trước đám đông còn rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn không có khả năng hoặc sợ phải trình bày trước đám đông, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Sở hữu kỹ năng nói chuyện trước đám đông kém có thể tạo ra những sự hiểu lầm giữa bạn với người thân, bạn bè hoặc là rào cản ngăn bạn tham gia những hoạt động thường ngày khác.
Những người có khả năng truyền đạt ý tưởng kém sẽ dễ mắc phải những hiểu lầm, từ đó sẽ sinh ra cảm giác cô đơn, thất vọng và thu hẹp với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng – bạn hoàn toàn có thể cải thiện nó! Bởi bẩm sinh, rất ít người có kỹ năng nói chuyện trước đám đông một cách tự tin.
3. Lợi ích của việc sở hữu kỹ năng nói trước đám đông
Kỹ năng nói trước đám đông mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đặc biệt là khả năng truyền tải thông điệp một cách hấp dẫn, thu hút và thuyết phục người nghe. Khi nói trôi chảy và rõ ràng, người nói có thể tạo ấn tượng tốt, tăng uy tín về năng lực và tính chuyên nghiệp trong mắt đối phương, khiến họ dễ dàng bị thuyết phục bởi lập luận được trình bày. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp người nói tăng cường sự tự tin trong giao tiếp, kiểm soát tốt hơn các tình huống diễn ra trong suốt quá trình trình bày.
Trong nhiều ngành nghề, kỹ năng nói trước đám đông là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công và thường là điều kiện để thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo, nơi yêu cầu khả năng giao tiếp và thuyết phục cao. Khi được rèn luyện và phát triển, kỹ năng này không chỉ giúp cá nhân vượt qua nỗi sợ hãi đám đông mà còn giúp họ kết nối hiệu quả với người khác, xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ vững chắc. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo dựng niềm tin trong nhiều tình huống khác nhau.
4. 4 yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói trước đám đông
Như đã đề cập, việc sở hữu kỹ năng nói trước đám đông tự tin và đầy mạnh mẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong khía cạnh cuộc sống và công việc. Khả năng diễn đạt và trình bày tốt giúp gia tăng sự tự tin cho bạn.
Có nhiều người thường nghĩ, chỉ những ai có tính cách hướng ngoại mới có kỹ năng nói trước đám đông tốt. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Ngay cả khi bạn là một người hướng nội hoặc mắc chứng sợ đám đông, bạn vẫn có thể vượt qua chính mình, làm chủ kỹ năng này và trở thành một diễn giả tuyệt vời trước công chúng.
Sau đây, FASTDO sẽ liệt kê 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng nói trước đám đông. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
4.1. Kiểm soát giọng nói
Giọng nói là công cụ giao tiếp cơ bản nhất hầu hết chúng ta ai cũng sở hữu. Nếu bạn có thể kiểm soát và điều khiển tốt giọng nói của mình, bạn đã nắm được chìa khóa căn bản để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông rồi đấy!
Hãy tập lấy hơi và thở bằng cơ hoành (nói giọng bụng), bạn sẽ kiểm soát được tốt giọng nói của mình. Việc thở bằng cơ hoành giúp âm vực của bày trở nên dày dặn, nội lực hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế tình trạnh khó thở do lo lắng gây ra.
Bạn có thể luyện tập kỹ thuật này bằng cách thả lỏng bụng, hít sâu chậm vào bằng mũi, sau đó phình bụng lên mà thở ra qua đường miệng. Hãy lặp lại từ 10-20 cái mỗi lần tập. Mỗi ngày tập từ 2-3 đợt và mỗi đợt thực hiện 2-3 lần tập. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong giọng nói của mình. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp cải thiện khả năng hô hấp và làm dịu thần kinh vô cùng tốt.
Trong những sự kiện diễn thuyết trước đám đông, bạn có thể dùng phương pháp thở bằng cơ hoành này để kiểm soát 3 khía cạnh của giọng nói: Âm lượng, tone giọng và cao độ.
4.2. Dùng ngôn ngữ hình thể phù hợp
Yếu tố thứ hai tác động đến kỹ năng nói trước đám đông của bạn chính là Ngôn ngữ hình thể – đó là sự kết hợp của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và chuyển động khi bạn trình bày. Tương tự (thậm chí quan trọng hơn) giọng nói, ngôn ngữ hình thể là một phần không thể thiếu khi giao tiếp (những người khiếm thính giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ ký hiệu). Sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về các sắc thái của thông điệp mà bạn đang truyền tải.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể trái ngược với những gì mà bạn đang trình bày, bài phát biểu sẽ trở nên không mạch lạc và rất khó hiểu. Thậm chí, nếu không cẩn thận, ngôn ngữ hình thể sẽ làm lộ trạng thái nội tâm đang diễn ra bên trong bạn. Nếu bạn lo lắng hoặc không tin vào những gì đang nói, khán giả sẽ nhanh chóng nhận ra điều đó.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả có thể giúp người nói thể hiện sự tự tin, sự tương tác và quyết tâm. Nó cũng có thể giúp tạo dựng một liên kết với khán giả và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, khi diễn thuyết trước đám đông, tư thế thẳng đứng, mắt di chuyển vào khán giả và cử chỉ tay phù hợp có thể tăng tính thuyết phục và sự quan tâm của người nghe.
Bạn có thể tham khảo các mẹo sau để cải thiện ngôn ngữ hình thể của mình:
- Đứng thẳng lưng, tránh khom lưng hay cúi người
- Hít thở sâu, nhìn thẳng vào mắt mọi người và mỉm cười
- Thể hiện biểu cảm thông qua nét mặt phù hợp với sắc thái của thông điệp đang truyền tải.
- Không nên chuyển động liên tục vì có thể khiến người nghe bị mất tập trung
- Thay vì chỉ đứng sau bục khi thuyết trình, hãy đi vòng quanh và sử dụng cử chỉ, điệu bộ một cách vừa phải để thu hút, kết nối tốt hơn với người nghe
- Trước khi sự kiện bắt đầu, bạn có thể thực hành các “tư thế quyền lực”. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả trước khi bước vào diễn thuyết
4.3. Cách truyền tải nội dung
Nếu bạn đã có thể kiểm soát giọng nói và có sự hỗ trợ bởi ngôn ngữ hình thể, nhưng bạn không có cách truyền tải phù hợp, khán giả sẽ không thể kết nối được với bạn.
Hãy tham khảo các mẹo sau để cải thiện cách bạn truyền tải thông điệp đến người nghe:
- Hãy diễn thuyết với một tốc độ của một cuộc trò chuyện bình thường. Hạn chế việc nói quá nhanh vì sẽ khiến mọi người lạc vào “mê cung” thông tin mà bạn đưa ra. Tương tự, bạn cũng cần tránh nói quá chậm vì sẽ khiến người nghe nhàm chán.
- Thường xuyên có những “điểm dừng” trong bài nói. Điều này sẽ giúp người nghe có thời gian tiếp thu những thông điệp từ bạn. Không những thế, việc thường xuyên tạm dừng cũng sẽ khiến phong thái của bạn trở nên tự tin hơn.
- Hãy nói một cách tự tin và rõ rành. Tránh nói “lí nhí”, “lầm bầm” trong miệng.
- Tránh tạo những âm thanh ngắt quãng như “umm” hay “ahh” giữa các câu hay các từ. Nếu bạn chưa kịp nghĩ ra điều gì nên nói tiếp, hãy tạm dừng một chút và biến tấu câu chuyện theo một hướng phù hợp hơn.
4.4. Sự tương tác với người nghe
Nếu bạn muốn khán giả kết nối với bài diễn thuyết của mình, hãy thu hút họ ngay từ lúc bắt đầu bài trình bày. Hãy tham khảo những cách sau để kết nối với khán giả tốt hơn:
- Bắt đầu bởi một nụ cười và lời chào thân thiện. Đừng quên gửi lời cám ơn đến họ vì đã dành thời gian cho bạn ngày hôm nay. Bằng cách này, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt và tạo nên một không khí thân thiện cho buổi trình bày.
- Hãy tìm kiếm những người tương tác hào hứng với bạn trong buổi nói chuyện và thường xuyên kết nối với họ.
- Luôn giao tiếp bằng mắt với mọi người – nó sẽ giúp bạn thiết lập được các kết nối cá nhân với khán giả.
Kỹ năng nói trước đám đông và việc quản lý công việc trong doanh nghiệp đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức. Khi bạn tự tin thuyết trình, bạn không chỉ thuyết phục được người nghe mà còn giúp củng cố uy tín của bản thân trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển kỹ năng này, bạn cần có một hệ thống quản lý công việc hiệu quả, giúp bạn tổ chức thời gian, theo dõi tiến độ công việc, và giảm thiểu áp lực trong công việc.
Đó là lý do tại sao Fastdo Work trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp SMEs. Với Fastdo Work, bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch, quản lý công việc hàng ngày, và theo dõi kết quả một cách hiệu quả và nhất quán. Nhờ vào sự linh hoạt và tính năng trực quan hóa quy trình công việc, bạn có thể đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng tiến độ, từ đó giảm bớt những lo lắng không cần thiết và tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của mình.
Bên cạnh đó, Fastdo Work còn cung cấp một nền tảng làm việc thống nhất, kết nối tất cả các bộ phận và phòng ban trong doanh nghiệp, giúp bạn tránh được những tình huống mất kiểm soát do thiếu thông tin chính xác hay những quyết định sai lầm từ quản lý. Điều này rất quan trọng, đặc biệt khi bạn phải đối mặt với những thách thức trong việc trình bày ý tưởng trước đám đông, nơi mà việc kiểm soát nội dung và thời gian là yếu tố quyết định.
5. 11 phương pháp để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông
Bất kỳ ai cũng có thể làm chủ được kỹ năng nói trước đám đông. Sau đây là 11 “mẹo” mà bạn có thể bỏ túi để cải thiện khả năng trình bày trước mọi người của mình:
5.1. Hãy chuẩn bị thật cẩn thận
Để có thể thật tự tin trình bày trước đám đông, điều bắt buộc bạn làm trước tiên đó chính là bước lập kế hoạch.
Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu kỹ về chủ đề bạn muốn nói và xác định những thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền tải thông qua buổi diễn thuyết. Sau đó, bạn cần tìm kiếm các dữ kiện, số liệu thống kê liên quan để thể hiện những lập luận, quan điểm của mình một cách chính xác, mạch lạc và thuyết phục.
Hãy căn chỉnh thời gian cho mỗi phần của bài nói và luyện tập để điều chỉnh sao cho phù hợp. Đừng quên dự đoán những câu hỏi có thể được đặt ra xung quanh bài trình bày của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch về hậu cần cho buổi trình bày của mình. Hãy dành thời gian tham quan địa điểm tổ chức sự kiện để làm quen với môi trường. Đồng thời, hãy lập kế hoạch về những yêu cầu kỹ thuật bạn cần, ví dụ như micro hoặc máy chiếu,…
Mọi người thường có xu hướng chuẩn bị các công cụ trình chiếu trực quan như Powerpoint, hỗ trợ cho bài thuyết trình trở nên sinh động hơn. Bạn có thể cân nhắc, chuẩn bị vấn đề này. Tuy nhiên, nếu việc nhấp và chuyển các trang trình bày khiến bạn trở nên lúng túng và khó khăn thì đừng ngần ngại bỏ qua nó bởi nó chỉ mang tính hỗ trợ bạn chứ không bắt buộc.
5.2. “Practice makes perfect”
Đừng bỏ qua việc thực hành và luyện tập nhiều lần trước khi sự kiện diễn ra. Nếu bạn không đủ tự tin để luyện tập với bạn bè, đồng nghiệp, hãy ghi âm lại bài nói của mình hoặc luyện tập nói trước gương, sau đó xem lại và đánh giá.
Bạn cần phân tích tốc độ nói, ngữ điệu giọng nói và phát âm để đảm bảo mình sẽ truyền đạt thông điệp một cách mạch lạc, rõ ràng và không gây hiểu lầm hay khó khăn khán giả. Ngoài ra, hãy để ý cả ngôn ngữ hình thể, nét mặt và rút ra những điểm cần cải thiện.
Bạn cũng nên thử nghiệm các kỹ thuật trình bày khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với mình. Bên cạnh đó, hãy tận dụng tất cả những cơ hội để có thể rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông như thuyết trình trong buổi họp, diễn thuyết ở câu lạc bộ,…
5.3. Trang bị tư duy tích cực và sự tự tin
Để chuẩn bị một tư duy tích cực, hãy tưởng tượng đây là bài phát biểu có ý nghĩa nhất của cuộc đời bạn. Hãy thể hiện như đây là lần cuối bạn được làm. Bằng cách như vậy, bạn có thể trang bị cho bản thân một tâm thế sẵn sàng, tư duy tích cực và “cháy” hết mình với buổi diễn thuyết.
Hãy hình dung mỗi lần bạn thuyết trình như một cơ hội đặc biệt và thể hiện hết mình như đây là bài phát biểu quan trọng nhất trong đời. Điều này không chỉ giúp bạn sẵn sàng mà còn tạo ra một tâm thế tích cực, giúp bạn “cháy” hết mình trong buổi diễn thuyết.
Ngoài ra, tự tin là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một bài nói trước đám đông. Vì vậy, thay vì để nỗi sợ hãi và những suy nghĩ tiêu cực làm suy giảm sự tự tin, hãy sử dụng các lời khẳng định tích cực để nâng cao tinh thần. Trước khi thuyết trình, hãy tưởng tượng bạn đã thành công, cảm nhận niềm vui sau khi hoàn thành bài phát biểu và các tác động tích cực mà bạn mang lại cho khán giả.
Những lời khẳng định như “Tôi sẽ làm tốt!”, “Tôi rất biết ơn vì tôi đã có cơ hội giúp đỡ khán giả của mình” sẽ giúp bạn củng cố niềm tin vào bản thân, từ đó trình bày một cách tự tin và hiệu quả hơn. Việc luyện tập thường xuyên và tham gia các khóa học chuyên nghiệp cũng là cách tuyệt vời để nâng cao sự tự tin khi nói trước đám đông.
5.4. Chọn trang phục phù hợp và thoải mái
Trang phục chuyên nghiệp thể hiện sự chăm sóc, tôn trọng và chuyên môn của người nói. Khi mặc trang phục phù hợp, bạn sẽ có xu hướng diễn thuyết rõ ràng và mạnh mẽ hơn, giúp bạn tập trung vào nội dung của bài trình bày mà không bị phân tâm bởi sự không thoải mái.
Vì vậy, khi diễn thuyết hoặc nói trước đám đông, hãy chọn trang phục chỉn chu để tự tin hơn và tạo ấn tượng tích cực ban đầu với khán giả. Tuy nhiên, hãy đảm bảo trang phục được chọn phù hợp với bạn và khiến bạn cảm thấy thoải mái. Tránh mạo hiểm thử nghiệm bất cứ thứ gì khác với phong cách hàng ngày của bạn.
5.5. Bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện
Khi bạn bắt đầu bài trình bày của mình, bạn chỉ có một phút để gây ấn tượng với khán giả. Một phút này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó có thể quyết định thái độ của mọi người trong suốt thời gian bạn trình bày.
Hãy bắt đầu với một câu chuyện, một giai thoại, thậm chí là một câu hỏi nhỏ để có thể khơi gợi sự tò mò của mọi người và lôi kéo được sự theo dõi của họ. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ thân thiện, gần gũi, đặt câu hỏi để tương tác với họ. Bạn cũng có thể sử dụng các ví dụ thực tế, hoặc kể những câu chuyện thú vị để thu hút sự chú ý của khán giả.
5.6. Bình tĩnh đối diện với nỗi sợ khi thuyết trình
Khi phải nói trước đám đông, bạn có thể tưởng tượng ra vô vàn tình huống tồi tệ, như quên hết những gì đã chuẩn bị, ngất xỉu vì lo lắng, hay thậm chí mất việc vì trình bày tệ hại. Nhưng những điều đó đều là những nỗi lo vô căn cứ do bạn tự tạo ra và hầu như không bao giờ xảy ra.
Để không run khi thuyết trình, hãy cố gắng ngừng tập trung vào bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào mong muốn và nhu cầu của khán giả. Nhớ rằng bạn đang cố gắng giúp đỡ hoặc mở rộng tầm nhìn của họ, và thông điệp bạn mang đến quan trọng hơn nỗi sợ hãi đang tồn tại trong bạn.
Nếu có thời gian, hãy thực hành các bài tập thở sâu để làm chậm nhịp tim và cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là ngay trước khi bắt đầu nói. Hít thở sâu từ bụng, giữ hơi vài giây và từ từ thở ra.
Nói trước đám đông thường có vẻ đáng sợ hơn so với việc nói chuyện với một người duy nhất. Vì thế, hãy xem bài phát biểu của bạn như một cuộc trò chuyện với chỉ một người. Dù khán giả có thể lên tới hàng trăm người, hãy tập trung vào một gương mặt thân thiện và nói chuyện với người đó như thể họ là người duy nhất trong phòng.
5.7. Duy trì việc giao tiếp bằng mắt với khán giả
Giao tiếp bằng mắt là một công cụ cần thiết để thu hút khán giả, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu quả của kỹ năng nói trước đám đông. Tuy nhiên, một sai lầm mà rất nhiều người “sợ sân khấu” mắc phải đó chính là việc nhìn quá nhiều vào màn hình, kịch bản hoặc ghi chú mà bỏ quên sự tương tác với ánh mắt của người nghe.
Mẹo để giải quyết vấn đề này là: Khi đọc một bài phát biểu, bạn cần tránh đọc hết cả trang hoặc đọc từng chữ từ giấy ghi chú. Hãy tự mình chuẩn bị một dàn ý chi tiết. Đặc biệt, nếu đã thành thạo, hãy cố gắng ghi nhớ những gì bạn sẽ nói. Nếu không, hãy vạch ra những điểm nổi bật trong bài nói để có thể ứng biến linh hoạt khi trình bày mà không cần quá phụ thuộc vào kịch bản.
5.8. Đừng ngại mắc lỗi
Khi nói trước đám đông, việc mắc lỗi, kể cả với những diễn giả dày dạn kinh nghiệm, là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì lo lắng và bất an, bạn cần giữ bình tĩnh và tiếp tục phần trình bày của mình.
Bởi lẽ, khán giả thường không chú ý đến những lỗi nhỏ mà bạn mắc phải. Thực tế, họ chỉ tập trung vào nội dung chính của bài nói. Thậm chí, đôi khi chỉ có bạn mới nhận ra mình đã mắc lỗi, vì khán giả không biết trước bạn sẽ nói gì tiếp theo. Việc bạn tiếp tục tự tin và không dừng lại giữa chừng sẽ giúp duy trì sự chú ý của khán giả và giữ cho bài thuyết trình trôi chảy.
Hãy nhớ rằng những lỗi lầm nhỏ có thể là cơ hội để bạn thể hiện sự chân thực và tạo sự gắn kết với khán giả. Thay vì cố gắng che giấu hoặc cảm thấy xấu hổ, hãy xem đó là một phần tự nhiên của bài thuyết trình. Khả năng xử lý những tình huống bất ngờ một cách tự tin không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói trước đám đông mà còn làm tăng sự tin tưởng từ phía khán giả.
5.9. Đừng cố gắng để giống một ai
Nhiều người có xu hướng bắt chước các diễn giả thành công hoặc tạo ra một hình tượng khác biệt để gây ấn tượng với khán giả. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể làm mất đi tính chân thực và cản trở khả năng kết nối với người nghe.
Sự chân thực là chìa khóa trong việc nói trước đám đông. Khi bạn cố gắng bắt chước phong cách của người khác, bài thuyết trình của bạn có thể trở nên gượng gạo và thiếu tự nhiên, khiến bạn mất đi những đặc điểm riêng biệt, hấp dẫn. Khán giả thường bị thu hút bởi những diễn giả chân thành và dễ gần, chứ không phải những người có vẻ đang diễn hoặc ẩn sau một vỏ bọc nào đó.
Thay vì cố gắng sao chép, hãy tập trung phát triển phong cách riêng của bạn. Học hỏi từ những người khác, nhưng chỉ áp dụng những gì phù hợp với bản thân một cách tự nhiên. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng sự tự tin mà còn tạo ra một mối liên kết chân thực với khán giả, khiến thông điệp của bạn trở nên có sức ảnh hưởng và dễ nhớ hơn.
Nhớ rằng, trải nghiệm và phong cách riêng của bạn chính là những yếu tố làm nên sự khác biệt. Hãy đón nhận chúng và sử dụng để tạo ra những bài thuyết trình độc đáo mà chỉ bạn mới có thể thực hiện. Đừng cố gắng trở thành phiên bản của bất kỳ ai khác, hãy tự hào là chính mình và thể hiện bạn là duy nhất khi đứng trước đám đông.
5.10. Ghi nhận các phản hồi từ người nghe
Ghi nhận phản hồi từ người khác là một bước quan trọng để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông. Mặc dù bạn có thể tự đánh giá về khả năng của mình nhưng phản hồi từ người khác cung cấp một góc nhìn khách quan và toàn diện hơn. Những ý kiến này giúp bạn nhận ra cả những điểm mạnh và yếu mà bạn có thể chưa nhận thức được.
Khi nhận phản hồi, hãy lắng nghe với tâm thế cởi mở và không phòng thủ để tiếp thu những lời góp ý một cách hiệu quả. Cuối cùng, đừng chỉ dừng lại ở việc nhận phản hồi, hãy áp dụng chúng vào các lần thuyết trình sau. Lần lượt cải thiện các khía cạnh cụ thể của bài thuyết trình, từ cách diễn đạt đến sự tương tác với khán giả sẽ giúp bạn dần dần hoàn thiện kỹ năng trình bày và tự tin hơn khi nói trước đám đông.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
Bấm vào ảnh để đăng ký dùng thử phần mềm fTrain ngay nhé!
5.11. Tự ghi và xem lại bài thuyết trình của chính mình
Bất cứ khi nào có thể, hãy ghi và xem lại các bài thuyết trình của mình. Việc này giúp bạn cải thiện kỹ năng nói trước đám đông nhờ nhận ra các điểm yếu mà có thể bạn không nhận thấy khi trình bày trực tiếp, chẳng hạn như việc sử dụng từ đệm như “à”, “ừm”, cử chỉ gượng ép hay các thói quen khi lo lắng như đi qua đi lại, lắc lư, nghiêng người.
Phân tích kỹ lưỡng hơn về cách phát âm hay tốc độ nói khi nghe hoặc xem lại. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng, khi căng thẳng, bạn có xu hướng nói nhanh hơn, vấp váp hoặc nói những điều không mong muốn. Hãy kiểm soát bản thân bằng cách nói chậm lại, hít thở sâu, và không ngại tạm dừng để suy nghĩ trước khi tiếp tục.
Thêm vào đó, hãy chú ý cách bạn xử lý những tình huống gián đoạn bất ngờ, như hắt hơi hoặc nhận được câu hỏi ngoài dự kiến từ khán giả. Khuôn mặt của bạn có thể vô tình biểu lộ sự ngạc nhiên, do dự, hoặc khó chịu. Nếu bạn nhận thấy điều này, hãy luyện tập để kiểm soát cảm xúc tốt hơn trong những tình huống như vậy, nhằm đảm bảo buổi thuyết trình sau diễn ra suôn sẻ hơn.
Bạn cũng nên so sánh những bản ghi trước đây với những lần ghi âm sau để thấy rõ sự tiến bộ của mình. Điều này giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, vì bạn biết rằng bạn đã làm việc chăm chỉ để cải thiện kỹ năng và khắc phục các hạn chế của mình.
Cuối cùng, để hoàn thiện kỹ năng của mình, bạn có thể tham khảo các video của những diễn giả mà bạn ngưỡng mộ. Học hỏi những phong cách mà bạn cảm thấy phù hợp và thực hành cho đến khi bạn thành thục.
Kỹ năng nói trước đám đông không chỉ là một kỹ năng mềm mà còn là một nghệ thuật quý giá giúp bạn tỏa sáng trong cả công việc lẫn đời sống cá nhân. Với hơn 10 mẹo và phương pháp trên, Fastdo hy vọng đã giúp bạn biến nỗi sợ hãi thành động lực, tự tin đứng trước đám đông và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong mỗi bài thuyết trình. Theo dõi và đón đọc thêm những thông tin hữu ích khác từ Fastdo nhé!
>>> Tham khảo các chủ đề liên quan khác:
- 9 cách lấy lại tinh thần hiệu quả khi mất động lực làm việc
- 9 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp
Những lỗi thường gặp khi nói trước đám đông là gì và làm sao để khắc phục?
Những lỗi thường gặp bao gồm lo lắng, nói lắp, thiếu tự tin, giọng nói không rõ ràng, thiếu giao tiếp bằng mắt, và sử dụng ngôn ngữ cơ thể không hợp lý. Để khắc phục, cần luyện tập kiểm soát giọng nói, giao tiếp bằng mắt, sử dụng ngôn ngữ hình thể hiệu quả, và luyện tập thường xuyên.
Tại sao kỹ năng nói trước đám đông lại quan trọng trong công việc và cuộc sống?
Kỹ năng nói trước đám đông là yêu cầu cơ bản trong nhiều ngành nghề, giúp bạn truyền đạt thông điệp rõ ràng, xây dựng lòng tin, và tạo ấn tượng tích cực. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân và tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng nói trước đám đông?
Bốn yếu tố chính bao gồm kiểm soát giọng nói, sử dụng ngôn ngữ hình thể, cách truyền tải nội dung, và sự tương tác với khán giả. Mỗi yếu tố đều quan trọng trong việc giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và thu hút người nghe.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông?
Bạn có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hành thường xuyên, trang bị tư duy tích cực, lựa chọn trang phục phù hợp, và học cách bình tĩnh đối diện với nỗi sợ hãi. Ngoài ra, việc duy trì giao tiếp bằng mắt và không ngại mắc lỗi cũng rất quan trọng.
Làm sao để giữ được sự tự tin khi nói trước đám đông?
Sự tự tin đến từ việc chuẩn bị kỹ càng, thực hành nhiều lần, và duy trì tư duy tích cực. Hãy tập trung vào thông điệp bạn muốn truyền tải hơn là nỗi sợ hãi, và sử dụng các kỹ thuật thở sâu để giữ bình tĩnh. Việc chấp nhận và sửa chữa lỗi lầm một cách tự nhiên cũng giúp bạn giữ vững sự tự tin khi thuyết trình.