Việc nắm vững các hình thức quản lý dự án sẽ giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp hoàn thành dự án một cách trôi chảy và tạo nhiều cơ hội phát triển trong tương lai khác. Qua bài viết sau đây, FASTDO sẽ giới thiệu 4 hình thức phổ biến mà bạn nên sử dụng trong quản lý dự án giúp mang lại hiệu quả cao. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Quản lý dự án là gì?
Theo Luật xây dựng năm 2014, tại Khoản 15 Điều 3, quản lý dự án là áp dụng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và các công cụ để thực hiện các công việc nhằm thiết kế ra kế hoạch, phương pháp để hiện thực hóa các mục tiêu. Mỗi dự án bao gồm các hoạt động cần làm trong một khoảng thời gian, nguồn nhân lực và điều kiện tài chính nhất định.
2. Một số hình thức quản lý dự án
Xét về vai trò của chủ đầu tư trong việc điều hành và kiểm soát dự án, có một số hình thức quản lý dự án sau:
2.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Quản lý trực tiếp là hình thức quản lý dự án được nhiều chủ đầu tư sử dụng. Hình thức này được ứng dụng khi chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực dự án và có thể theo sát tiến trình hoạt động từ lúc bắt đầu tới khi dự án kết thúc. Trên thực tế, chủ đầu tư sẽ tiến hành quản lý dự án trực tiếp theo 2 loại sau:
- Loại 1: Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải thông qua bản quyết định về việc giao nhiệm vụ và quyền hạn quản lý cho phòng ban, cá nhân nào đó.
- Loại 2: Chủ đầu tư quyết định thành lập ban quản lý để tiến hành giám sát, hoàn thiện dự án. Những thành viên nằm trong ban quản lý dự án này đều là những người có đủ điều kiện về mặt chuyên môn, pháp lý, nghiệp vụ dựa trên yêu cầu mà dự án đề ra.
Hình thức trực tiếp quản lý dự án này sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chủ đầu tư thực hiện dự án có quy mô lớn, đòi hỏi chuyên môn về kỹ thuật cao và chuyên nghiệp.
- Chủ đầu tư cùng một lúc thực hiện nhiều dự án.
2.2 Chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý dự án
Đây là một trong những hình thức quản lý dự án theo hướng thuê bên thứ ba hoặc chủ nhiệm để thay mặt hoàn thành dự án. Hình thức thuê bên thứ ba để thực hiện công tác quản lý sẽ bao gồm hai loại sau:
- Tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng: Tổ chức được thuê sẽ có thể đảm nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung dự án tùy theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
- Ban quản lý dự án chuyên ngành: Được thực hiện khi dự án được Chính phủ giao cho các cơ quan ban ngành, Bộ, Ủy hoặc ban nhân dân tỉnh quản lý.
Trường hợp áp dụng hình thức chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý dự án là:
- Chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn cũng như trình độ kỹ thuật.
- Dự án có vốn đầu tư công của Nhà nước hoặc ngân sách nguồn vốn nước ngoài.
- Dự án mang tính chất đặc thù, chuyên ngành.
2.3. Chìa khóa trao tay
Hình thức quản lý dự án theo hướng chìa khóa trao tay có nghĩa là chủ đầu tư dự án phải có đủ điều kiện năng lực, chuyên môn, cơ sở pháp lý để tự tổ chức đấu thầu dự án. Chủ đầu tư sẽ tự chọn ra nhà thầu có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Khi áp dụng hình thức quản lý này, nhà đầu tư sẽ chỉ cần cung cấp ngân sách như ban đầu hai bên ký kết và ban quản lý dự án sẽ là người trực tiếp xây dựng, hoàn thành dự án theo thời gian đã đặt ra. Nhà thầu được chọn sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về mọi hoạt động quản lý dự án của mình.
Trường hợp thường áp dụng hình thức chìa khóa trao tay là:
- Khi dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
2.4 Tự thực hiện dự án
Hình thức quản lý dự án tự thực hiện khác hoàn toàn với hình thức nhà đầu tư trực tiếp quản lý. Tại đây, chủ đầu tư sẽ sử dụng nguồn lực của mình để xây dựng một ban quản lý chuyên trách về dự án và thực thi theo kế hoạch đã đề ra. Chủ đầu tư sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi việc liên quan đến dự án như: giá cả vật liệu xây dựng, quá trình sản xuất, tiến độ thi công…
Vì phải chịu trách nhiệm đối pháp luật về giá thành và chất lượng sản phẩm nên chủ đầu tư cần phải tiến hành giám sát mọi vấn đề hết sức chặt chẽ. Chủ đầu tư chỉ nên áp dụng hình thức quản lý này khi đã có đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng phù hợp với công việc đảm nhận.
Những trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện dự án là
- Có đủ năng lực để cải tạo và sửa chữa dự án quy mô nhỏ.
- Thực hiện các dự án liên quan đến cộng đồng.
3. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Bên cạnh việc phân loại hình thức tổ chức quản lý dự án theo vai trò của chủ đầu tư, luật pháp còn phân loại theo quy mô, nguồn vốn và điều kiện thực hiện dự án. Theo luật Xây dựng 2014 hiện nay, có một số hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- (1) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
- (2) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
- (3) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
- (4) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
(Luật Xây dựng 2014)
4. Hướng dẫn lựa chọn hình thức quản lý dự án xây dựng theo luật pháp
Bộ Xây dựng cũng hướng dẫn 2 trường hợp về lựa chọn hình thức quản lý dự án xây dựng như sau:
Hình thức
|
Hình thức 1
|
Hinh thức 2
|
Nội dung
|
Lựa chọn hình thức quản lý (1) dựa trên cơ sở về tiến độ, số lượng và tiến độ thực hiện dự án trong chung chuyên ngành, khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu bên tài trợ vốn | Lựa chọn hình thức quản lý (2); (3) hoặc (4) trong trường hợp không áp dụng hình thức (1) |
5. Bộ phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng FastdoWork
Để nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công, nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay đã ứng dụng các giải pháp phần mềm vào quy trình quản lý dự án, bao gồm cả việc lập và theo dõi nhật ký thi công. Một trong những giải pháp nổi bật là Bộ phần mềm FastdoWork của Fastdo, cung cấp các công cụ toàn diện hỗ trợ quản lý tiến độ, quy trình, kế hoạch và công việc.
FastdoWork bao gồm 4 công cụ chính:
- Phần mềm nhắc việc fTodolist: Giúp tạo và phân chia danh sách công việc chi tiết, giao việc và theo dõi tiến độ thực hiện từng đầu việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn. Mọi công việc từ: kế hoạch, quy trình, cuộc họp,… đều được tập trung tại một nơi duy nhất, tránh tình trạng quên việc.
- Phần mềm quản lý kế hoạch fPlan: Hỗ trợ lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực cho dự án, xây dựng biểu đồ Gantt, phân tích đường găng, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác.
- Phần mềm quản lý quy trình fWorkflow: Cho phép xây dựng và tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu sai sót, tăng tính minh bạch và kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công.
- Phần mềm quản lý cuộc họp fMeeting: Hỗ trợ tổ chức và quản lý các cuộc họp dự án hiệu quả, giúp các thành viên trong nhóm luôn kết nối và cập nhật thông tin.
Mức giá sử dụng phần mềm:
- Quy mô >200 users: 25.000 VNĐ/user/tháng
- Quy mô 101 – 200 users: 30.000 VNĐ/user/tháng
- Quy mô 61 – 100 users: 35.000 VNĐ/user/tháng
- Quy mô 31 – 60: 40.000 VNĐ/user/tháng
- Quy mô 15 – 30: 45.000 VNĐ/user/tháng
- Quy mô 5 – 14: 50.000 VNĐ/user/tháng
Trên đây là những thông tin cụ thể về 4 hình thức quản lý dự án phổ biến và được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp áp dụng. Mong rằng bài viết của Fastdo sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức quản lý phù hợp nhất cho các dự án. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết!
>>>> THAM KHẢO THÊM:
- 15+ Phần mềm quản lý dự án tốt nhất giúp kiểm soát tiến độ hiệu quả
- 15+ Phần mềm lập tiến độ thi công xây dựng hiệu quả cho công ty
- 13 kỹ năng quản lý dự án giúp bạn thành công trong công việc
- Chứng chỉ PMP là gì? Các thông tin cần thiết về kỳ thi PMP
- Chi phí quản lý dự án là gì? 8 cách tiết kiệm chi phí hiệu quả 2024
Hình thức quản lý trực tiếp dự án là gì?
Quản lý trực tiếp dự án là hình thức được nhiều chủ đầu tư sử dụng. Hình thức này được ứng dụng khi chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực dự án và có thể theo sát tiến trình hoạt động từ lúc bắt đầu tới khi dự án kết thúc.
Chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý dự án là gì?
Đây là một trong những hình thức tổ chức quản lý dự án theo hướng thuê bên thứ ba hoặc chủ nhiệm để thay mặt hoàn thành dự án. Hình thức thuê bên thứ ba để thực hiện công tác quản lý sẽ bao gồm hai loại sau: Tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng; Ban quản lý dự án chuyên ngành.
Trường hợp nào nên áp dụng hình thức "Chìa khoá trao tay"?
Trường hợp thường áp dụng hình thức chìa khóa trao tay là: Khi dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Dự án sử dụng ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.