Để có thể triển khai và áp dụng OKRs thật sự hiệu quả, bạn cần tìm hiểu những điều kiện cần để áp dụng OKRs. Khi quản lý mục tiêu bằng OKRs, các thành viên trong Doanh nghiệp có thể sẽ phải thay đổi cách làm việc và thói quen vốn có của mình. Tất cả các đầu việc sẽ được xử lý theo trình tự một kế hoạch có cấu trúc chặt chẽ, nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chính đã đề ra.
Những câu hỏi mà FASTDO liệt kê sau đây sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ sẵn sàng của Doanh nghiệp trong việc triển khai và áp dụng công cụ quản trị mục tiêu OKRs. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Tổ chức của bạn có tham vọng không?
Một trong những lợi ích hiệu quả mà OKRs đem lại đó chính là khả năng thúc đẩy những kỳ vọng của nhóm và tổ chức. Khi bạn thực hành xây dựng OKRs của mình, những mục tiêu mà bạn thiết lập cần được cân nhắc dựa trên năng lực của nhóm, sau đó bạn cần thêm một vài điều chỉnh nhỏ để giúp họ cảm thấy được truyền lửa và trở nên tham vọng hơn.
Mặc dù việc xây dựng OKRs thoạt nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo tôn trọng những nỗ lực của các thành viên – những người sẽ “kề vai sát cánh”, cam kết hỗ trợ thực hiện mục tiêu mà bạn đã đề ra.
>>> ĐỌC NGAY: 7 Sai lầm khi áp dụng OKRs vào Doanh nghiệp mà bất cứ tổ chức nào cũng cần biết
2. Ban lãnh đạo có ủng hộ việc áp dụng OKRs không?
Tương tự như việc triển khai hoặc áp dụng bất cứ đổi mới nào, lần đầu khi nghe về OKRs chắc chắn cũng sẽ khiến những thành viên cảm thấy hoài nghi và không đủ tin tưởng. Cho dù sẽ có những người nhận ra được mặt hiệu quả của công cụ, tuy nhiên thì với số đông, việc áp dụng những đổi mới vẫn khiến họ đề phòng, cảnh giác hoặc thậm chí là có những phản ứng gay gắt, tiêu cực.
Điều quan trọng mà bạn cần đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ từ phía ban lãnh đạo, đặc biệt là ở các trưởng bộ phận/ phòng ban. Khi có đủ sự ủng hộ từ các nhân vật có quyền lực và vị trí đặc biệt, bạn mới có thể được tiếp thêm sức mạnh, từ đó khai thác triệt để những hiệu quả khi mở rộng việc áp dụng OKRs đến các mục tiêu của tổ chức.
>>> THAM KHẢO NGAY: 22 Lợi ích của OKRs mang lại cho doanh nghiệp khi áp dụng và triển khai OKRs
3. Mục đích mà công ty bạn đã xác định có rõ ràng hay không?
Hãy nhớ rằng, OKRs sẽ giúp xác định các mục tiêu của bạn ở mọi cấp độ quy mô, từ những mục tiêu vi mô cho đến vĩ mô. Một tổ chức xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh quá mơ hồ, sẽ không thể cung cấp một hệ quy chiếu rõ ràng cho bạn trong việc thiết lập những mục tiêu thông qua OKRs. Những mục đích (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị) rõ ràng của công ty chính là nền tảng để bạn có thể xây dựng hiệu quả mục tiêu của chính bản thân mình.
Sự mơ hồ và thiếu rõ ràng là các tác nhân gây ra những sự nhầm lẫn. Đó là lý do tại sao khi viết OKRs, bạn không nên lạm dụng quá nhiều từ viết tắt hoặc các thuật ngữ chuyên môn. Trong trường hợp nhóm của bạn tổ chức để thảo luận về việc xây dựng OKRs, hãy đảm bảo giải thích chi tiết cho tất cả mọi người về những mục tiêu và kết quả then chốt mà bạn đã đặt ra.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 2 Lý do tại sao các Startup nên sử dụng OKRs?
4. Bạn đã sẵn sàng cho việc cam kết và tuân thủ với những gì OKRs yêu cầu hay chưa?
Phương pháp OKRs thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng nó là một minh chứng cho nguyên lý: “Sự đơn giản và sự dễ dàng hoàn toàn không giống nhau”. Áp dụng OKRs vào việc quản lý mục tiêu sẽ đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian, công sức, các nguồn lực khác từ phía bạn và các thành viên trong nhóm.
Trước khi tiến hành triển khai OKRs, hãy đánh giá mức độ sẵn sàng của nhân viên với việc thực hiện các cam kết quan trọng. Công cụ quản trị mục tiêu OKRs sẽ đem lại một kết quả vô cùng ấn tượng nếu bạn sở hữu một đội ngũ nhân sự tận tâm, kiên nhẫn và có ý chí cần tiến.
5. Ai sẽ là đại sứ cho OKRs của tổ chức?
Tất cả các dự án lớn đều cần một sự lãnh đạo mạnh mẽ để có thể đạt được thành công, OKRs cũng không phải là một ngoại lệ.
Để việc triển khai OKRs trong tổ chức đạt được tính hiệu quả, bạn cần xác định một đầu mối liên hệ duy nhất cho mọi OKRs trong Doanh nghiệp. Đây sẽ là người có trách nhiệm xử lý, giải quyết và hỗ trợ khi các thành viên khác gặp khó khăn hay có bất kỳ nhu cầu được trợ giúp nào trong quá trình thực hiện mục tiêu và các kết quả then chốt mà mình đặt ra.
Nói cách khác, trước khi bạn quyết định áp dụng OKRs, hãy cân nhắc về việc cử ai đó làm đại sứ OKRs trong tổ chức.
6. Công ty của bạn có áp dụng những phương pháp để theo dõi KPI không?
Bạn cần phải ghi nhớ, mục đích cơ bản của phương pháp OKRs chính là xác định, cấu trúc, quản lý tiến độ theo một cách có thể đo lường. Nếu công ty của bạn không có những cách để quản lý, theo dõi và khai thác những giá trị từ các chỉ số KPI; rất tiếc khi phải nói rằng, Doanh nghiệp của bạn chưa sẵn sàng để áp dụng công cụ quản trị mục tiêu OKRs.
Tuy nhiên, nếu bạn đơn thuần chỉ sử dụng OKRs để quản lý các mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó như một phương pháp để theo dõi và quản lý các chỉ số KPI của tổ chức.
7. Bạn đã sẵn sàng cho sự minh bạch mọi thứ với các thành viên trong tổ chức hay chưa?
Mặc dù các tổ chức đều tuyên bố và khẳng định về việc duy trì sự minh bạch với các nhân viên của mình, tuy nhiên OKRs sẽ yêu cầu một mức độ cao hơn của sự mình bạch, có thể khiến các Doanh nghiệp cảm thấy sốc và chưa sẵn sàng để xử lý.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn đã sẵn sàng để chia sẻ công khai và thường xuyên về các số liệu như doanh thu, lợi nhuận, lỗ, tiến độ hoàn thành KPI với các thành viên trong công ty mình chưa? Đây chắc chắn là một yếu tố cần phải cân nhắc kỹ để đánh giá mức độ sẵn sàng của Doanh nghiệp trong việc áp dụng.
8. 6 mẹo bổ trợ các điều kiện cần để áp dụng OKRs hiệu quả
- Điều chỉnh OKR cho phù hợp với văn hóa và mục tiêu kinh doanh của công ty bạn
- Thay vì triển khai OKR cho toàn công ty ngay lập tức, hãy bắt đầu với một vài nhóm được chọn. Sử dụng chu kỳ ngắn (30 ngày) với mục tiêu nhỏ hơn để dễ dàng làm quen.
- Giải thích cho nhân viên hiểu rõ lợi ích của OKR, giúp họ hiểu “tại sao” và “làm thế nào” áp dụng OKR hiệu quả.
- Sử dụng các cuộc họp định kỳ (hàng tuần) để theo dõi tiến độ, điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết và đảm bảo trách nhiệm cho từng cá nhân/nhóm.
- Sử dụng phần mềm OKR để hỗ trợ theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh mục tiêu kịp thời.
- Ban lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mục tiêu để đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh.
Hãy nhớ rằng: OKR là một hệ thống linh hoạt, có thể điều chỉnh theo thời gian. Điều quan trọng là theo dõi và đánh giá tiến độ thường xuyên, đồng thời đảm bảo trách nhiệm cho từng cá nhân/nhóm. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần cởi mở, OKR có thể trở thành công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng,
Việc áp dụng công cụ OKRs vào việc quản trị mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các thành viên trong tổ chức đều thật sự chuẩn bị và sẵn sàng cho việc triển khai OKRs. Hy vọng những thông tin trên mà FASTDO vừa cung cấp về những điều kiện cần để áp dụng OKRs sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình thực hiện triển khai phương pháp OKRs vào tổ chức của mình!
>>> ĐỌC CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ OKRs: