Hiện nay, quy mô được biết đến là thuật ngữ chỉ mức độ, kích thước, lớn nhỏ,… Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực, quy mô sẽ có ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm quy mô là gì trong Doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Tổng quan về khái niệm quy mô là gì?
1.1 Quy mô là gì?
Quy mô là thuật ngữ dùng để chỉ kích thước, mức độ, trình độ phát triển về độ lớn nhỏ hay rộng hẹp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dễ bắt gặp thuật ngữ này trong lĩnh vực kinh tế.
Ví dụ: Quy mô kinh tế, quy mô ngành, quy mô sản xuất, quy mô dự án…
1.2 Đối với Doanh nghiệp, quy mô là gì?
Vẫn giữ đúng bản chất của định nghĩa “quy mô”, thuật ngữ quy mô trong Doanh nghiệp đề cập đến việc phân loại tổ chức thành:
- Doanh nghiệp nhỏ.
- Doanh nghiệp vừa.
- Doanh nghiệp lớn.
Việc phân loại này thường xác định theo số lượng nhân sự, quy mô nguồn vốn,… Để xác định quy mô phù hợp trước khi bắt tay vào xây dựng Doanh nghiệp cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguồn tài lực, nguồn vốn, kinh nghiệm chuyên môn,… Quy mô sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức cũng như các khía cạnh về tài chính, đầu tư,…
2. Phân loại Doanh nghiệp theo quy mô
Như đã trình bày, các Doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều được phân chia theo 3 loại: Doanh nghiệp quy mô nhỏ, Doanh nghiệp quy mô vừa và Doanh nghiệp quy mô lớn. Dưới đây là bảng phân loại doanh nghiệp theo quy mô về số lượng nhân viên hoặc theo nguồn vốn:
Loại doanh nghiệp
|
Số lượng nhân sự
|
Số vốn
|
Doanh nghiệp siêu nhỏ
|
<10 nhân sự | |
Doanh nghiệp nhỏ
|
10 – 49 nhân sự | < 20 tỷ đồng cho ngành nông, lâm, ngư, công nghiệp xây dựng < 50 tỷ đồng cho ngành thương mại dịch vụ |
Doanh nghiệp vừa
|
50 – 249 nhân sự | < 100 tỷ đồng cho ngành nông, lâm, ngư, công nghiệp xây dựng < 200 tỷ đồng cho ngành thương mại dịch vụ |
Doanh nghiệp lớn
|
>250 nhân sự | > 100 tỷ đồng cho ngành nông, lâm, ngư, công nghiệp xây dựng > 200 tỷ đồng cho ngành thương mại dịch vụ |
2.1 Doanh nghiệp quy mô nhỏ
Doanh nghiệp quy mô nhỏ thường là lựa chọn của các công ty vừa mới khởi nghiệp, khi nguồn vốn của họ chưa lớn và chưa có nhiều kinh nghiệm quản trị.
2.1.1 Đặc điểm của Doanh nghiệp quy mô nhỏ
Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhỏ thường đơn giản, số lượng nhân viên của Doanh nghiệp quy mô nhỏ không nhiều chỉ khoảng từ 1 đến 50 nhân viên. Các nhân viên của Doanh nghiệp quy mô nhỏ thường đảm nhiệm rất nhiều công việc cùng 1 lúc. Do đó, các nhân viên phải có kỹ năng và khả năng riêng biệt, có thể chịu được áp lực lớn và khả năng thích nghi tốt nhất.
Khi mới bắt đầu kinh doanh, lượng khách hàng của Doanh nghiệp nhỏ có thể còn ít. Tuy nhiên, khi bước vào hoạt động ổn định, khách hàng từ đó cũng tăng theo thời gian.
Ngoài ra, Doanh nghiệp nhỏ cũng cần gia tăng số lượng nhân sự để có thể đáp ứng các công việc tốt nhất. Việc phân công nhân sự rõ ràng theo chuyên môn cụ thể cũng sẽ khiến cho hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp nhỏ được gia tăng.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động phù hợp
Doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ phù hợp với các lĩnh vực sau đây:
- Hoạt động lĩnh vực sản xuất
- Sửa chữa ô tô, xe máy,….
- Mua bán các sản phẩm nông nghiệp như gạo, trái cây, gia súc, gia cầm,….
- Tham gia làm đại lý mặt hàng tiêu dùng như bia, rượu, bánh kẹo,…
- Kinh doanh các loại hình như: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,…
- Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, vật liệu xây dựng,…
- Sản xuất sản phẩm hàng tiêu dùng, thực phẩm, lương thực,…
- Các sản phẩm, dịch vụ khác.
2.2 Doanh nghiệp quy mô vừa
Là doanh nghiệp với quy mô, cơ cấu, đầu tư, nhân viên và doanh số lớn hơn so với quy mô nhỏ. Đồng thời, các đặc điểm và lĩnh vực hoạt động của nó được thể hiện như sau:
2.2.1 Đặc điểm của Doanh nghiệp quy mô vừa
Số lượng nhân sự trong Doanh nghiệp vừa giao động từ 51-1000 người. Những Doanh nghiệp này cần phải sở hữu các quy chuẩn và quy trình đơn cử cụ thể. Các nhân sự trong loại Doanh nghiệp này cần đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với vị trí.
Người làm chủ doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quản trị và chuyên môn nhất định. Doanh nghiệp thường đã có quy trình, cơ chế hoạt động tương đối rõ ràng. Các kế hoạch về KPI cho các phòng ban rõ ràng.
Ngân sách khởi đầu để xây dựng Doanh nghiệp vừa thường rất cao, bao gồm: Ngân sách về nhân sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,… Đồng thời, việc hợp tác cần phải được Doanh nghiệp vừa đề cao nhằm hỗ trợ tổ chức được phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, không đơn giản như Doanh nghiệp nhỏ, chủ sở hữu của các Doanh nghiệp vừa phải là người có kinh nghiệm nâng cao trong lĩnh vực quản trị và bắt đầu thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Đây sẽ là yếu tố giúp họ có thể điều phối, sắp xếp tốt nhất bộ máy của mình nhằm đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.
2.2.2 Lĩnh vực hoạt động phù hợp
Cũng như doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp quy mô cũng kinh doanh và phát triển trong các lĩnh vực như:
- Sản xuất các thiết bị gia dụng, đồ điện tử,…
- Sản xuất và kinh doanh các thực phẩm, lương thực như lúa gạo, gia súc, gia cầm,…
- Sản xuất và kinh doanh các đồ tiêu dùng như nệm, quần áo, giày dép,…
- Các loại hình dịch vụ khác.
- Sửa chữa, mua bán ô tô, xe máy,…
2.3 Doanh nghiệp quy mô lớn
Doanh nghiệp quy mô lớn có nguồn vốn lớn, số lượng nhân viên nhiều, doanh số cao và đầu tư nhiều hơn. Hơn nữa, quy mô lớn thì cũng có những đặc điểm và lĩnh vực hoạt động khác nhau:
2.3.1 Đặc điểm của Doanh nghiệp quy mô lớn
Doanh nghiệp quy mô lớn sở hữu số lượng nhân sự lên đến hoặc vượt hơn 1000 người. Trong thực tế, những Doanh nghiệp quy mô lớn thường là các tập đoàn lớn, có sức mạnh và nền tảng tài chính, kinh tế vững vàng.
Với lợi thế to lớn về mặt kinh tế, Doanh nghiệp quy mô lớn đang là “giấc mơ” của các Doanh nghiệp Việt. Mặc dù chỉ chiếm 5% tổng số Doanh nghiệp hợp phát tại Việt Nam, các Doanh nghiệp lớn thường có thị phần rất cao và giữ vai trò then chốt trong việc tăng trưởng nền kinh tế của nước nhà.
Đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của đất nước, các Doanh nghiệp lớn cũng sẽ là nhóm Doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại nhất trước các rủi, ro khủng hoảng kinh tế. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo phải thật sự mạnh mẽ để có thể đảm bảo tính bền vững của tổ chức.
Với trọng trách cao cả cùng với năng lực kinh tế mạnh mẽ, các Doanh nghiệp quy mô lớn cần nhanh chóng tiếp xúc và ứng dụng các tiến bộ về khoa học – kỹ thuật trên thế giới. Đây sẽ là “bàn đạp” vững chắc giúp thúc đẩy nền tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
2.3.2 Lĩnh vực hoạt động phù hợp
Những lĩnh vực hoạt động phù hợp với Doanh nghiệp quy mô lớn, bao gồm:
- Nông nghiệp và khai thác.
- Kinh doanh các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, ngân hàng,…
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh các ngành dịch vụ như khách hàng, nhà hàng,…
- Kinh doanh, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
Dù quy mô doanh nghiệp nhỏ hay lớn, một phần mềm quản lý kế hoạch cũng là công cụ 4.0 đắc lực định hình nước đi cho doanh nghiệp. Phần mềm quản lý kế hoạch fPlan cho phép người dùng tạo kế hoạch, phân công nhiệm vụ, quản lý tiến độ và giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp.
Với đa dạng chế độ xem như: sơ đồ Gantt, Bảng, Lịch và Danh sách, các nhà quản lý có thể xem xét tổng quan toàn bộ dự án và kiểm soát tiến độ hiệu quả. fPlan cho phép người dùng kết nối các kế hoạch với mục tiêu cụ thể, giúp họ theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng họ đang đi đúng hướng. Phần mềm cũng tự động tạo báo cáo hiệu suất công việc, giúp người dùng theo dõi tiến độ và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Tìm hiểu thêm về giải pháp này tại đây:
3. Các khái niệm quy mô trong lĩnh vực kinh tế
Ngoài tìm hiểu về ý nghĩa của quy mô trong doanh nghiệp thì các bạn cần tìm hiểu một số khái niệm của quy mô trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, hiểu rõ các khái niệm của chúng mới biết được tầm quan trọng của nó như thế nào. Vì thế, các bạn có thể tham khảo cách giải thích ở dưới đây như sau:
3.1 Quy mô của thị trường
Quy mô thị trường (Market size) là một thuật ngữ bao gồm tổng doanh số, doanh thu, người bán và người mua tiềm năng,… trong một thị trường nào đó. Định nghĩa quy mô thị trường thường gắn liền với một địa phương, quốc gia, khu vực quốc tế và đi kèm với một ngành hàng nhất định. Ví dụ, chúng ta có thể nói quy mô thị trường ngành dệt may châu Á, quy mô thị trường ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, quy mô thị trường ngành phần mềm quản lý công việc Việt Nam,…
Đây là yếu tố quan trọng giúp Doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, đưa ra quyết định về số lượng dịch vụ, sản phẩm cần sản xuất. Việc phân tích quy mô thị trường có thể mang lại lợi thế rất lớn cho Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng hay sản phẩm mới. Đây là công việc tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển bền vững của Doanh nghiệp trên thị trường. Một số lợi ích của việc phân tích quy mô thị trường như:
- Đánh giá cơ hội kinh doanh
- Lựa chọn khách hàng phù hợp
- Đánh giá tiềm năng của đối thủ cạnh tranh
3.2 Quy mô của nền kinh tế nội bộ
Quy mô của nền kinh tế nội bộ được hiểu nôm na là sự thay đổi, cải tiến trực tiếp bên trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, nhờ quá trình thay đổi góp phần làm cho năng suất và sản lượng ngày một tăng hơn.
Quy mô của nền kinh tế nội bộ được chia thành 6 phần, bao gồm: trình độ kỹ thuật, tài chính, lao động, tiếp thị, chiết khấu và nguồn khách hàng.
3.3 Quy mô của nền kinh tế
Quy mô của nền kinh tế được thể hiện bằng tổng doanh thu, tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập bình quân đầu người và tổng sản phẩm bình quân đầu người. Đây là một chỉ số quan trọng, nó phản ánh “sức khỏe” và khả năng phát triển trong tương lai của nền kinh tế khu vực.
Có nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá quy mô của nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập quốc dân (NNI). Từ các chỉ số cơ bản này, người ta cũng tính toán thêm một số chỉ số khác để phản ánh đúng sự phát triển của quy mô nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/người) hay tốc độ tăng trưởng GDP.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà Fastdo đã tổng hợp về chủ đề quy mô là gì và các loại quy mô trong doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ của Fastdo sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và xác định quy mô phù hợp khi có ý định xây dựng Doanh nghiệp!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 10 cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (So sánh chi tiết)
- Học thuyết công bằng (Equity theory) của Stacy Adams
Tại sao quy mô của doanh nghiệp lại quan trọng?
1. Khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp lớn thường có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào nghiên cứu phát triển, marketing, và mở rộng thị trường.
2. Truy cập vào nguồn vốn: Doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn như ngân hàng, nhà đầu tư hơn so với doanh nghiệp nhỏ.
3. Rủi ro kinh doanh: Doanh nghiệp lớn thường có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn nhờ đa dạng hóa sản phẩm và thị trường.
4. Ảnh hưởng đến nền kinh tế: Doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Làm thế nào để xác định quy mô phù hợp cho doanh nghiệp của mình?
1. Mục tiêu kinh doanh: Bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển đến mức nào?
2. Nguồn lực: Bạn có bao nhiêu vốn, nhân lực, và tài nguyên khác?
3. Thị trường: Thị trường của bạn có đủ lớn để hỗ trợ một doanh nghiệp quy mô lớn không?
4. Khả năng quản lý: Bạn có đủ khả năng để quản lý một doanh nghiệp lớn không?
Những thách thức nào mà doanh nghiệp quy mô nhỏ thường gặp phải?
1. Khó khăn trong tiếp cận vốn: Việc vay vốn ngân hàng hoặc tìm kiếm nhà đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ thường khó khăn hơn.
2. Cạnh tranh khốc liệt: Doanh nghiệp nhỏ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực hơn.
3. Khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế: Doanh nghiệp nhỏ thường không có đủ tài chính để đầu tư vào công nghệ mới.
4. Rủi ro cao: Doanh nghiệp nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường hơn.