Kỹ năng mềm được xem là loại kỹ năng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của mỗi người. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu kỹ năng mềm là gì và 12 kỹ năng mềm quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên rèn luyện trong bài viết sau đây!
1. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, thái độ, suy nghĩ, hành động trong việc giao tiếp giữa con người với nhau. Kỹ năng mềm bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phán đoán,… Loại kỹ năng này hoàn toàn không liên quan đến một kiến thức hay chuyên môn nào cụ thể.
Để thành công trong công việc, mỗi chúng ta cần sở hữu cho mình cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng sẽ cung cấp cho ta những nền tảng vững vàng để có thể phát triển trong công việc. Trong khi đó, kỹ năng mềm lại cho phép bạn giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1.1 Vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của con người
Một cuộc thống kê đã chỉ ra, sự thành công của con người được quyết định đến 75% bởi kỹ năng mềm và 25% bởi kỹ năng cứng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu, hơn 90% cá nhân nằm trong top người giàu nhất thế giới sở hữu những kỹ năng mềm nhất định. Những số liệu trên đã chứng minh được tầm quan trọng của việc sở hữu kỹ năng mềm.
Khó đo lường và không mang tính chất chuyên môn như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm đòi hỏi bạn phải học tập và đúc kết qua các trải nghiệm thực tế. Việc sở hữu kỹ năng mềm sẽ giúp bạn vận hành công việc hiệu quả, khéo léo hơn. Hơn nữa, có cho mình những kỹ năng mềm cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội tuyệt vời trong nghề nghiệp.
1.2 Hậu quả của việc thiếu kỹ năng mềm là gì?
Có rất nhiều người ra trường với tấm bằng giỏi hoặc xuất sắc song kỹ năng mềm chỉ là con số 0. Họ có thừa chuyên môn, làm việc miệt mài nhưng mãi dậm chân tại chỗ với vị trí nhân viên bình thường. Rất dễ thấy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm đã phần nào cản trở bước đường thăng tiến của họ trong công việc.
Thiếu đi kỹ năng mềm, dù có giỏi đến mấy, bạn cũng không thể hòa nhập và chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp. Dần dà, bạn cảm thấy tiêu cực và mệt mỏi, bạn không biết được mình là ai, không định vị được vị thế của mình trong tương lai như thế nào. Điều đó khiến bạn dần trở nên mất niềm tin và sụt giảm nhiệt huyết vào công việc và cuộc sống.
1.3 Thực trạng việc sở hữu kỹ năng mềm ở giới trẻ Việt Nam hiện nay
Rất dễ thấy là giới trẻ Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống ra sao. Nhiều người quá quan trọng bằng cấp chuyên môn và lầm tưởng rằng chỉ cần như vậy là đủ để họ có công việc tốt. Thực tế, bằng cấp chỉ là bước đệm ban đầu.
Nếu không có kỹ năng mềm, bạn rất khó hòa nhập với môi trường mới. Không có kỹ năng mềm, bạn không thể phối hợp với đồng nghiệp, cấp trên. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc cũng không như mong muốn. Do vậy, sinh viên phải luôn có ý thức rèn luyện kỹ năng mềm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
>>> ĐỌC THÊM: Kỹ năng cứng là gì? 8 Kỹ năng cứng quan trọng cần rèn luyện
2. 12 kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết cho sự thành công của mỗi người
Dưới đây là 12 kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết cho sự thành công của mỗi người mà Fastdo đã tổng hợp được:
2.1 Khả năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Bởi lẽ, nó là cầu nối giúp bạn kết nối và hòa nhập tốt với đồng nghiệp trong công ty. Người giao tiếp tốt hiển nhiên sẽ tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh. Từ đó, họ được giúp đỡ, đề bạt và thuận lợi hơn những khi làm việc nhóm, phối hợp cùng đồng nghiệp.
Giao tiếp tốt không có nghĩa bạn phải trở thành một nhà hùng biện xuất sắc. Giao tiếp tốt thực chất là nói đúng lúc, đúng chỗ, chọn lọc từ ngữ để nói được những gì người khác cần nghe. Giao tiếp tốt cũng bao hàm khả năng lắng nghe tích cực trong đó. Rèn luyện tốt khả năng lắng nghe sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn.
>>> XEM TIẾP: Kỹ năng giao tiếp là gì? 12 bí quyết giúp bạn giao tiếp hiệu quả
2.2 Khả năng thích nghi
Muốn thành công trong cuộc sống, bạn cần rèn luyện cho bản thân khả năng thích nghi tốt. Sở hữu kỹ năng này, bạn có thể rút ngắn thời gian làm quen, nhanh chóng hòa nhập. với môi trường mới. Từ đó, bạn có thể thực hiện công việc một cách trơn tru, hiệu quả.
Kiến thức học được từ giảng đường không có giá trị tuyệt đối. Bạn phải linh hoạt thay đổi liên tục để phục vụ cho công việc. Ví dụ như làm Marketing, bạn sẽ phải làm quen với các xu hướng tiếp thị mới.. Khả năng thích nghi nhanh sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt cấp trên, được đề bạt cho nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn.
2.3 Sáng tạo, tư duy đổi mới
Trong công việc, yếu tố sáng tạo cùng tư duy đổi mới là yếu tố mà mọi nhà lãnh đạo mong muốn nhân viên mình phải có. Có như thế thì công việc mới có nhiều sự cải tiến, không đi theo lối mòn, rập khuôn.
Việc thường xuyên lặp đi lặp lại một công việc từ ngày này qua ngày khác thường đem đến cho chúng ta cảm giác nhàm chán. Vậy thì tại sao bạn không thử tìm cách đổi mới, tìm ra những phương án tối ưu hơn cho công việc? Nếu không thử, bạn sẽ không biết được hiệu quả của nó. Vì thế, hãy thoải mái sáng tạo theo cách của bạn!
2.4 Sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận lời phê bình
Con người thường hay có những phản ứng bài xích và phản bác trước bất kỳ lời phê bình nào. Tuy nhiên, lắng nghe và chấp nhận bị phê bình cũng là kỹ năng mềm cần được rèn luyện mỗi ngày. Cái tôi cao chính là lý do cản trở bạn hoàn thiện hơn và biến bạn trở thành kẻ cứng đầu, bảo thủ trong mắt đồng nghiệp, cấp trên.
Thực tế, không phải ai cũng sẵn lòng góp ý cho bạn. Người ta thường chỉ nói một lần và sẽ không có lần thứ hai nếu bạn vẫn giữ sự cố chấp, bảo thủ. Hãy tiếp nhận những lời phê bình với một thái độ cầu thị nhất. Nhờ đó, bạn sẽ nhận được những lời góp ý chân thành hơn và người xung quanh sẽ càng thêm yêu quý và thích làm việc cùng bạn!
2.5 Kỹ năng hoạch định và tổ chức
Kỹ năng hoạch định và tổ chức là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Kỹ năng này sẽ giúp bạn sắp xếp cuộc sống một cách chu toàn. Trong công việc, người có kỹ năng hoạch định là người sở hữu tố chất quản lý tốt. Từ những thói quen nhỏ nhặt thường ngày, họ có thể lên kế hoạch, lên chiến lược để thực hiện các mục tiêu lớn hơn.
Hãy thường xuyên dành ra cho mình 15-20 phút mỗi ngày, lên danh sách những công việc cần làm, những công việc đã hoàn thành cũng như những ghi chú về các công việc còn đang tồn đọng cần phải giải quyết… Điều này sẽ giúp bạn có sự quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân, cũng như công việc không bị trì trệ.
2.6 Khả năng nhìn nhận và phân tích vấn đề
Những người có khả năng nhìn nhận và đánh giá tổng quan sẽ là người nổi bật và dễ thành công. Khi bạn nhìn nhận được một vấn đề bất kỳ, bạn có thể đánh giá được vấn đề đó ẩn chứa những nguy cơ, rủi ro nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết được nên xử lý ra sao để bảo toàn lợi ích cho tổ chức.
>>> XEM TIẾP: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả
2.7 Kỹ năng lãnh đạo
Từ lúc còn ngồi ở ghế nhà trường, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều một lần thể hiện tố chất lãnh đạo thông qua các hoạt động, bài tập nhóm. Khi đi làm thực tế, tố chất lãnh đạo ở mỗi người sẽ càng được trau dồi để trở nên hoàn thiện hơn. Một người muốn lên được vị trí quản lý, leader ắt phải có kỹ năng lãnh đạo đội nhóm tốt.
Để lãnh đạo được người khác, bạn phải bắt đầu với việc lãnh đạo chính mình. Bạn phải rèn luyện thói quen làm gì cũng có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Bên cạnh năng lực chuyên môn, bạn cũng cần thể hiện được kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp chu toàn. Sự rèn luyện hằng ngày sẽ chứng minh được rằng bạn có phải là lãnh đạo tiềm năng hay không.
2.8 Khả năng hợp tác và làm việc nhóm
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.” Làm việc nhóm là kỹ năng mềm bắt buộc giúp bạn có thể thích nghi và thành công với bất kỳ môi trường nào. Sự thành công đúng nghĩa không bao giờ thuộc về một cá nhân nào cả. Đó là cả một quá trình nỗ lực, phối hợp, trợ giúp lẫn nhau của một tập thể, một tổ chức đoàn kết.
Khi làm việc một mình, kết quả ra sao thì người chịu cũng chỉ có bạn. Nhưng, nếu đã làm việc nhóm, kết quả sẽ là kết quả chung của tập thể. Chỉ cần một phút giây lơ là, dựa dẫm của bạn sẽ ảnh hưởng đến những người ngày đêm cố gắng. Làm việc tập thể, kết quả cuối cùng là quan trọng nhất chứ không phải kết quả một phần của cả quá trình.
2.9 Khả năng đưa ra quyết định
Việc đưa ra một hay nhiều quyết định sau quá trình tìm hiểu, quan sát, phân tích sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu trong công việc. Điều này cũng sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến sự thành công của mình. Do vậy, đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi người cần phải có.
Hãy thường xuyên trau dồi, rèn luyện kỹ năng này bằng cách: nhìn nhận đánh giá khách quan, liệt kê các yếu tố ưu điểm – hạn chế, đưa ra các tình huống khác nhau cho một vấn đề,… rồi mới đưa ra quyết định.
2.10 Khả năng xử lý vấn đề
Kể cả công việc hay cuộc sống cũng không thể đảm bảo được lúc nào cũng bằng phẳng, suôn sẻ. Sẽ có những bất lợi, thậm chí là rủi ro có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Do đó, bạn phải trang bị và rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề. Đó chính là bí quyết giúp bạn ứng phó được những bất trắc trong công việc và cuộc sống.
Để rèn luyện được kỹ năng này, bạn phải là một người cực kỳ điềm tĩnh trước mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn có đủ thời gian để suy xét nguyên nhân, tìm phương án khắc phục tối ưu nhất. Đây là kỹ năng mềm cực kỳ cần thiết, giúp ta tồn tại được trong công việc và cả cuộc sống thường nhật!
2.11 Khả năng đối phó với áp lực
Con người sống và làm việc chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những áp lực, căng thẳng. Áp lực này không chỉ đến từ công việc mà còn là gia đình, xã hội, áp lực thi cử, gánh nặng tài chính. Nếu không kiểm soát được, bạn rất dễ bị căng thẳng, dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.
Vì vậy, hãy tập kiểm soát tốt áp lực bằng cách giữ vững sự tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu bạn rèn luyện được kỹ năng này, bạn có thể thích nghi và vượt qua được những khó khăn, áp lực nhất. Người bản lĩnh thật sự sẽ luôn tìm cách biến áp lực thành động lực để thành công trong công việc và cuộc sống.
2.12 Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian của bạn được thể hiện thông qua thói quen đúng giờ, khả năng phân chia công việc hợp lý. Ví dụ như đúng giờ trong mọi cuộc họp, tuân thủ đúng deadline nộp báo cáo như đã cam kết, lên kế hoạch công việc trong ngày phù hợp,..
Đây là kỹ năng cần phải rèn luyện để trở thành thói quen trong công việc và cả cuộc sống. Kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành người có nguyên tắc, có sự chỉn chu trong công việc. Nó cũng thể hiện sự nghiêm túc, chú tâm và thái độ tôn trọng người khác. Đây là nền tảng quan trọng để tạo dựng uy tín của bạn trong mắt đồng nghiệp, cấp trên.
3. Làm sao để rèn luyện và phát triển được kỹ năng mềm?
Những kỹ năng kể trên đều cần thiết để giúp mỗi người đạt được thành tựu nhất định trong cuộc sống. Sau đây, Fastdo gợi ý một vài cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả nhất!
Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Thường xuyên lắng nghe và quan sát sự việc, sự vật, con người nhiều hơn.
- Luôn trong tâm thế sẵn sàng thay đổi để học tập một cách tích cực.
- Thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, học tập thay đổi những cái mới.
- Thường xuyên đối thoại, giao tiếp với đồng nghiệp một cách thân thiện, lịch sự, hòa nhã.
- Luôn có thái độ cầu tiến, cởi mở đón nhận những nhận xét của mọi người xung quanh.
- Liên kết, xây dựng các mối quan hệ thiết thực, hữu ích.
- Tìm học những khóa học về kỹ năng mềm.
- Lựa chọn những kỹ năng phù hợp với bản thân để thường xuyên rèn luyện, trau dồi.
4. Phân biệt kỹ năng mềm với các loại kỹ năng khác
Kỹ năng mềm có gì khác với các kỹ năng khác
Vậy, làm sao để phân biệt được kỹ năng mềm là gì với các loại kỹ năng khác. Cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết nội dung bên dưới!
- Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa kỹ năng mềm – kỹ năng cứng
Kỹ năng mềm | Kỹ năng cứng |
Là những kỹ năng thuộc về phạm trù tính cách, suy nghĩ, phân tích của con người không có tính chuyên môn. | Là những kỹ năng để chỉ về trình độ, kiến thức chuyên môn được đúc kết theo thời gian, đòi hỏi tính logic, chặt chẽ và xây dựng tuần tự. |
- Kỹ năng mềm và kỹ năng sống
Kỹ năng mềm có khác gì kỹ năng sống hay không?
Kỹ năng mềm | Kỹ năng sống |
Là một phần của kỹ năng sống
Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng xã hội, giao tiếp, tư duy, thái độ được hình thành chủ yếu qua thói quen sinh hoạt, nếp sống, ảnh hưởng của những người xung quanh. |
Bao gồm kỹ năng mềm và các kỹ năng khác
Kỹ năng sống là hành vi giúp cá nhân có thể thích ứng và đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức trong cuộc sống. |
Thông qua nội dung bài viết này, Fastdo đã đem đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất về kỹ năng mềm là gì? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao những kỹ năng mềm để ứng dụng trong công việc cũng như cuộc sống.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Hướng dẫn 5 cách lắng nghe tích cực và lợi ích trong công việc
- 8 nguyên tắc quản lý thời gian “Vàng” của người thành đạt