KIẾN THỨC OKRs

Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận tài chính

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
5/5 - (1 bình chọn)

Phòng tài chính là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong Doanh nghiệp vì các hoạt động của họ liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của một tổ chức. Do đó, mọi công việc của phòng tài chính cần được theo dõi và đo lường kỹ lưỡng. 

Việc áp dụng và triển khai OKRs cho bộ phận tài chính sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc của bộ phận quan trọng này, từ đó trực tiếp tác động đến toàn bộ Doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay cách viết OKRs cho nhóm tài chính đơn giản nhất thông qua bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Ý nghĩa của việc áp dụng OKRs cho bộ phận tài chính

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Ý nghĩa của việc áp dụng OKRs cho bộ phận tài chính

Khung OKRs đã và đang chứng minh hiệu quả của nó trong việc thiết lập và thực hiện các mục tiêu kể từ thập niên 1970 (OKRs được giới thiệu lần đầu vào năm 1970 bởi Andy Grove – người đồng sáng lập Intel). Đặc biệt, phương pháp luận của OKRs cực kỳ hữu ích cho các mục tiêu liên quan đến lĩnh vực tài chính.

Bộ phận tài chính nổi tiếng với kho tàng các số liệu và chỉ tiêu KPIs vô cùng đa dạng. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi khi áp dụng OKRs cho bộ phận tài chính.

Nhóm tài chính là bộ phận kiểm soát dòng tiền, tạo ra lợi nhuận và doanh thu cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, các công việc của phòng/ ban này cần được giám sát một cách chặt chẽ. Do đó, việc triển khai OKRs là vô cùng cần thiết để có thể hỗ trợ bộ phận tài chính cũng như Doanh nghiệp trong việc đo lường những gì thực sự quan trọng.

Vì đặc thù của công việc gắn liền với hoạt động đánh giá, đo lường các chi phí, doanh thu và dòng tiền của công ty. Do đó, bộ phận tài chính phải chịu trách nhiệm phân tích tình hình tiền tệ của các phòng/ ban riêng lẻ khác trong Doanh nghiệp. Quá trình này sẽ được đơn giản hoá hơn nhờ sự hỗ trợ của OKRs và các phần mềm OKRs.

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Phần mềm fOKRs của FASTDO

Công cụ fOKRs của FASTDO hỗ trợ bạn trong việc xây dựng và đo lường tiến độ thực hiện mục tiêu OKRs một cách hiệu quả. Với giao diện trực quan và cách sử dụng đơn giản, bạn có thể thiết lập cũng như theo dõi OKRs của các cá nhân và bộ phận khác trong tổ chức một cách dễ dàng nhấy.

2. Mục tiêu OKRs cho bộ phận tài chính ứng với từng vị trí công việc

Dù cùng làm việc trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên việc triển khai OKRs cho bộ phận tài chính sẽ được cụ thể hoá đối với mỗi vị trí khác nhau. Sau đây là hướng dẫn cách xác định mục tiêu OKRs cho từng vị trí trong bộ phận tài chính:

2.1 OKRs cho Kiểm soát viên/ Giám đốc tài chính

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
OKRs cho Kiểm soát viên/ Giám đốc tài chính

Kiểm soát viên/ Giám đốc tài chính là những vị trí nắm rõ các hoạt động hàng ngày của công ty bạn. Đối với một Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, Kiểm soát viên/ Giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình tài chính của toàn bộ công ty. Ở các tổ chức lớn hơn, vị trí này sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát một đơn vị kinh doanh cụ thể, có thể được chia theo lĩnh vực hoạt động hoặc khu vực địa lý.

Việc thiết lập OKRs cho bộ phận tài chính ứng với vị trí Kiểm soát viên/ Giám đốc tài chính cần chú trọng đến các mục tiêu mang tính chiến thuật và ngắn hạn.

>>> THAM KHẢO NGAY: Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận Sales

2.2 VP Finance/ CFO

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
OKRs cho phó chủ tịch tài chính hoặc giám đốc tài chính

Đây là những vị trí chịu trách nhiệm điều hành, phụ trách toàn bộ lĩnh vực tài chính của một tổ chức. Điều đó đòi hỏi họ phải cân bằng giữa việc hiểu các kiến thức kinh doanh thực tế hàng ngày và hướng tới các mục tiêu tài chính trong những tháng, quý tiếp theo.

VP Finance/ CFO cần có cái nhìn bao quát về những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với tình hình tài chính của toàn Doanh nghiệp. Họ là những “cánh tay phải” đắc lực, hỗ trợ CEO trong việc điều hành toàn bộ tổ chức.

OKRs cho VP Finance/ CFO cần hướng tới các mục tiêu giúp họ nắm rõ cách thức hoạt động của nhóm mà mình quản lý, thay vì đi quá sâu vào các công việc do nhân viên thực hiện.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận Marketing

2.3 OKRs cho thủ quỹ

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
OKRs cho thủ quỹ

Thủ quỹ là vị trí được giao phó quản lý các khoản quỹ của công ty. Thông thường, Giám đốc tài chính (CFO) cũng là người nắm giữ vị trí này. Đối với thủ quỹ, điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được tình hình tiền mặt của Doanh nghiệp, cũng như nhu cầu tăng thêm về nguồn tiền dự trữ hoặc đầu tư phát triển.

Do đó, OKRs cho thủ quỹ cần phải bám theo nhiệm vụ chính mà chức danh này chịu trách nhiệm.

>>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn viết OKRs: 10 ví dụ OKRs cho nhóm ngành bảo hiểm

2.4 OKRs cho hội đồng quản trị

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
OKRs cho bộ phận quản trị

Hội đồng quản trị có thể truy cập vào OKRs cho nhóm tài chính của toàn bộ tổ chức. Những thành viên trong hội đồng quản trị cần nắm được tình hình sức khoẻ tài chính của toàn bộ Doanh nghiệp. Họ sẽ không tham gia quá chi tiết vào công việc kinh doanh ở tổ chức. Vì vậy, bạn không nên cung cấp cho những thành viên trong Hội đồng quản trị các số liệu chi tiết theo ngày hay tuần.

OKRs cho Hội đồng quản trị cần tập trung vào các số liệu tổng quát như tổng doanh thu, tổng chi phí, mức tăng trưởng doanh thu, tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Trong Hội đồng quản trị sẽ có một Ủy ban kiểm toán riêng, bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trong việc truy cập các chỉ số chi tiết

3. Ví dụ về OKRs cho bộ phận tài chính

Sau đây là một số mẫu OKRs cho nhóm tài chính mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Giảm trách nhiệm về thuế

Thuế là nghĩa vụ đối với mọi Doanh nghiệp. Việc thực hiện các công việc liên quan đến thuế là một trong những chức năng của phòng tài chính. Để có thể giảm bớt gánh nặng cho Doanh nghiệp, bộ phận tài chính có thể triển khai OKRs như sau:

Mục tiêu: Giảm trách nhiệm về thuế.

Kết quả chính:

  • Tăng đầu tư ưu đãi về thuế từ 70% lên 100%.
  • Giảm nợ ngắn hạn từ 40% xuống 10% vào cuối quý 3.
  • Giảm 60% chi phí khấu hao so với mức hiện tại.
okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Mẫu OKRs giảm trách nhiệm về thuế

3.2 Cải thiện dòng tiền của Doanh nghiệp

Cải thiện dòng tiền của Doanh nghiệp là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng mà bộ phận tài chính của bất cứ tổ chức nào cũng hướng tới. Sau đây là mẫu OKRs có thể giúp bạn thực hiện được mục tiêu đó:

Mục tiêu: Cải thiện dòng tiền của Doanh nghiệp.

Kết quả chính:

  • Kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho không vượt quá 30%.
  • Tối ưu chi phí mua hàng hoá còn 30%.
  • Cùng bộ phận Kinh doanh đàm phán thành công 5 hợp đồng B2B.
okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Mẫu OKRs cải thiện dòng tiền Doanh nghiệp

3.3 Các mẫu OKRs cho nhóm tài chính khác: 

okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Mẫu OKRs cho bộ phận tài chính số 3
okrs-cho-bo-phan-tai-chinh
Mẫu OKRs cho bộ phận tài chính số 4

Việc áp dụng và triển khai OKRs cho nhóm tài chính có thể đem lại rất nhiều lợi ích giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Hy vọng những thông tin mà FASTDO vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của việc triển khai cũng như cách viết OKRs cho nhóm tài chính trong Doanh nghiệp nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *