Khi nhắc đến các công cụ quản trị mục tiêu và quản lý hiệu suất, các Doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến KPI (Key Performance Indicator) bởi sự đơn giản của nó. Trong những năm gần đây, một phương pháp mới có tên là OKRs (Objective and Key Results) – sử dụng các kết quả then chốt để thực hiện mục tiêu và truyền cảm hứng cho nhân viên – đang ngày càng trở nên phổ biến và gây được sự chú ý lớn đối với các Doanh nghiệp. Vậy OKRs có thể thay thế cho KPI không? Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. OKRs và các phương pháp quản lý KPI
Như đã đề cập, có rất nhiều người thắc mắc liệu OKRs có thể thay thế cho KPI không và ngược lại. Câu trả lời cho vấn đề này sẽ là: “KHÔNG, OKRs không thay thế cho KPI.”
Nói một cách dễ hiểu nhất, cả OKRs và KPI phục vụ cho những mục đích khác nhau, vì vậy để trả lời cho câu hỏi: “OKRs có thay thế cho KPI không?” thì câu trả lời sẽ là: “Không“. Nhưng, bạn có thể sử dụng OKRs để thay thế cho một số phương pháp quản lý KPI ở Doanh nghiệp của mình.
KPI và các mục đích của công cụ này cho biết hiệu suất hoạt động của tổ chức cũng như các bộ phận trong Doanh nghiệp của bạn như thế nào.
Bạn có thể hình dung rằng, OKRs là một quá trình lấy các giá trị của một KPI từ A đến B. Khi hiểu theo định nghĩa này, bạn có thể nhận thấy rõ ràng, OKRs hoạt động dựa trên KPI và không thay thế chúng theo bất kỳ cách nào.
Có rất nhiều phương pháp nổi tiếng để quản lý KPI. Một số ví dụ có thể kể đến như:
1.1 WIG (Wildly Important Goals).
Đề cập đến việc lựa chọn số ít các mục tiêu quan trọng phải đạt được bằng mọi giá. Phương pháp này sẽ giúp tổ chức tăng tính tập trung, hạn chế việc lãng phí nguồn lực khi thực hiện quá nhiều mục tiêu mà không đem lại giá trị và hiệu quả.
>>> XEM NGAY: KPI và OKRs – So sánh sự khác biệt giữa hai chỉ tiêu đo lường
1.2 V2MOM (Vision, Values, Methods, Obstacles, Measures).
Đây một mô hình thiết lập mục tiêu theo tầng, được cấu thành từ: Tầm nhìn, giá trị, phương pháp, trở ngại, biện pháp. Hệ thống mục tiêu xếp tầng thường bắt đầu từ các mục tiêu to lớn cho tổ chức của ban lãnh đạo, sau đó ban hành đến các cấp độ giảm dần trong công ty. Mục đích của V2MOM là để truyền đạt mục tiêu của công ty và đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu và kỳ vọng của các cấp quản lý và nhân viên trong Doanh nghiệp.
Trên thực tế, có rất nhiều cách tiếp cận để quản lý KPI trong nhiều năm. Mặc dù mỗi phương pháp đều đem lại những giá trị riêng, nhưng OKRs đã thể hiện được những lợi ích vô cùng to lớn và được thử nghiệm theo thời gian bởi các “gã khổng lồ” về công nghệ như Google và Intel. Vì vậy, về cơ bản, OKRs chỉ thay thế cho những phương pháp này, chứ không thay thế cho KPI.
>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Giải thích sự khác biệt giữa KPI và OKRs là gì?
2. Hướng dẫn chuyển đổi KPI sang OKRs
Nếu bạn đang sử dụng KPI để quản trị mục tiêu trong Doanh nghiệp của mình và đang mong muốn tìm hiểu về OKRs, 4 bước sau đây sẽ giúp bạn thực hiện chuyển đổi KPI sang OKRs vô cùng đơn giản:
2.1 Thiết lập mục tiêu
Bạn cần lưu ý rằng, mục tiêu trong OKRs không mang tính đo lường, vì vậy bạn không thể sao chép nguyên bản từ KPI. Hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ càng về các chỉ số KPI, sau đó sắp xếp chúng vào nhóm các mục tiêu có thể truyền cảm hứng.
>>> ĐỌC THÊM: Thiết lập mục tiêu OKRs hiệu quả cho người mới bắt đầu
2.2 Xây dựng các kết quả quan trọng từ KPI
Sau khi đã thiết lập được mục tiêu, bạn có thể đưa các KPI vào mô hình OKRs ở vai trò là những kết quả then chốt.
Mỗi mục tiêu trong OKRs chỉ nên có từ 3-5 kết quả then chốt. Vì vậy, bạn cần lưu ý về số lượng KPI sẽ đưa vào, nhằm tránh trường hợp mục tiêu trong OKRs của bạn bị quá tải.
2.3 Xác định các kết quả then chốt cho OKRs
Các kết quả then chốt của bạn cần đảm bảo được những nguyên tắc trong mô hình SMART (tính cụ thể, có thể đo lường, khả năng có thể đạt được, tính liên quan và có thời hạn). Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo khi thiết lập các kết quả chính như sau:
- Specific – Tính cụ thể: Các kết quả then chốt của bạn có được xác định cụ thể và dễ hiểu đối với mọi người hay không?
- Measurable – Khả năng đo lường: Các kết quả then chốt bạn đặt ra có thể đo lường được mức độ thành công hay thất bại hay không?
- Achievable – Khả năng đạt được: Những kết quả này có thể đạt được trong thực tế không?
- Relevant – Tính liên quan: Những kết quả then chốt có phù hợp với mục tiêu chính bạn đặt ra không?
- Time-bound – Có thời hạn: Bạn có đặt ra thời hạn để hoàn thành các mục tiêu không? (chu kỳ thông thường của một OKRs là theo hàng quý).
2.4 Sử dụng công cụ hỗ trợ giám sát việc triển khai phù hợp
Tuy có vẻ đơn giản nhưng quá trình áp dụng OKRs sẽ có một vài khó khăn trong thời gian đầu. Những trở ngại này xuất phát từ 2 khía cạnh sau:
- Con người: Khả năng của mỗi nhân sự là khác nhau và không phải tổ chức nào cũng có được chất lượng nguồn nhân lực như Google hay Intel. Những khía cạnh về kỷ luật trong công việc, văn hoá tổ chức hay sự cam kết của các Doanh nghiệp Việt Nam còn kém xa so với những công ty hàng đầu thế giới.
- Phương pháp: Quá trình áp dụng OKRs thường có các khó khăn từ giai đoạn thiết lập đến quá trình thực hiện. Để có thể làm đúng “nguyên tắc OKRs” không phải là một điều dễ dàng. “Thế nào là mục tiêu phải truyền cảm hứng?”,” Thế nào là KR có thể đo lường?”, “Làm sao để nhận biết KR của người này là O của người khác?” là những câu hỏi mà nhiều người thường gặp phải trong khi triển khai OKRs.
Một cách hiển nhiên, “thời gian là vàng bạc”, Doanh nghiệp không thể chờ vài tháng hoặc vài quý để học được cách áp dụng OKRs đúng đắn nhất. Vì vậy, các công ty cần một công cụ hỗ trợ trong việc xây dựng, theo dõi và đánh giá OKRs một cách khoa học nhất. Hãy tìm hiểu và tham khảo ngay một công cụ phù hợp nhất, có thể giúp ích cho công ty của bạn khi triển khai OKRs.
Hy vọng những thông tin mà FASTDO vừa chia sẻ đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “OKRs có thể thay thế cho KPI không?”. Đừng quên để lại 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC: