KIẾN THỨC OKRs

Google sử dụng OKRs như thế nào để tạo ra hiệu quả nhất quán nhất?

Facebook
Twitter
LinkedIn
5/5 - (3 bình chọn)

Hơn hai thập kỷ sau khi được giới thiệu bởi CEO huyền thoại của Intel – Andrew Grove, phương pháp quản trị OKR vẫn là bí quyết thành công của những gã khổng lồ công nghệ như Google, Oracle, Microsoft, LinkedIn, LG, v.v. Vậy Google sử dụng OKRs như thế nào? Liệu đâu là bí mật giúp Google khai thác tối đa giá trị của phương pháp quản trị này và gặt hái được những thành quả phi thường? Hãy cùng FASTDO khám phá bí ẩn đằng sau sự thống trị của Google trong bài viết dưới đây!

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Google sử dụng OKRs như thế nào?

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
Google sử dụng OKRs như thế nào?

Đối với Google, OKRs là minh chứng cho việc sử dụng thời gian và nỗ lực của các cá nhân một cách thấu đáo và sáng suốt để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Tiếp cận và áp dụng chỉ 1 năm thành lập công ty vào năm 1999 với 40 nhân viên, mô hình OKR đóng vai trò then chốt trong sự thành công của Google nhờ cách cung cấp một phương pháp thiết lập mục tiêu rõ ràng, có cấu trúc, nhấn mạnh sự minh bạch, tính liên kết và các kết quả có thể đo lường.

Thành công của Google nằm ở việc các nhà sáng lập của Google: Larry Page, Sergey Brin và CEO Eric Schmidt, đã hoàn toàn đón nhận phương pháp quản trị OKR ngay khi được John Doerr giới thiệu.  hiểu rằng việc thiết lập mục tiêu rõ ràng là cần thiết để mở rộng quy mô và đổi mới. Vì vậy, họ cam kiên trì và quyết liệt dọn dẹp mọi chướng ngại vật, để vượt qua sự kháng cự và hoài nghi của một số nhân viên khi phải công khai, minh bạch về mục tiêu cá nhân và biến OKR thành một vũ khí bí mật giúp Google thống trị thị trường.

Cụ thể, để thúc đẩy quá trình ứng dụng OKR, Google để các quản lý trực tiếp nhắc nhở công khai những nhân viên không cập nhật OKR bằng cách gửi email hàng loạt trong bộ phận. Điều này gây áp lực toàn thể nhân sự, để mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị mục tiêu theo OKR và nhanh chóng thay đổi, tư duy, văn hóa làm việc.

Hiện tại Google vẫn sử dụng OKRs để quản lý hiệu suất, lập kế hoạch về những gì các thành viên sẽ làm và theo dõi tiến độ của việc thực hiện các kế hoạch đó. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng OKRs để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu thật sự quan trọng để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, rao đổi minh bạch về thành tựu giữa cá nhân và đội nhóm làm việc. Việc  cho OKRs cũng giúp nhân sự trong tổ chức tập trung vào , từ đó giúp ti.

>>> ĐỌC NGAY: 22 Lợi ích của OKRs mang lại cho doanh nghiệp

2. Tại sao Google sử dụng OKRs?

Ban lãnh đạo của Google cho rằng, phần lớn thành công mà họ đạt được đến từ việc ứng dụng OKRs hiệu quả. Sau đây là một vài lý do giải thích vì sao OKRs là một hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu tuyệt vời cho tất cả Doanh nghiệp:

2.1 OKRs mang lại sự rõ ràng

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs mang lại sự rõ ràng

Đôi khi, nhân viên không biết điều gì là cần thiết hoặc những gì Doanh nghiệp thực sự mong đợi ở họ. Hoặc, thậm chí các đội nhóm làm việc không rõ ràng về mục tiêu của họ là gì. Đó là lý do tại sao các tổ chức cần OKRs để đảm bảo sự rõ ràng và cụ thể trong việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu của họ. Khung OKRs cung cấp những hoạt động cụ thể cho các kết quả chính để nhằm đạt được mục tiêu.

Với Google, đơn vị này đã công khai OKR của mình để mọi người biết mục tiêu cao nhất ở cấp độ công ty là gì. Nhờ đó, cá nhân, nhóm và tổ chức có thế xác định những gì quan trọng và những gì không quan trọng để đầu tư thời gian, nguồn lực cho việc đặt ra và đạt được các mục tiêu một cách hợp lý.

>>> XEM THÊM: 7 Sai lầm phổ biến khi sử dụng OKRs và cách phòng tránh?

2.2 OKRs yêu cầu sự tập trung và tính liên kết

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs yêu cầu sự tập trung và tính liên kết

Trong khuôn khổ OKRs, những mục tiêu của cá nhân và đội nhóm có thể được liên kết với các mục tiêu tổng thể của toàn tổ chức. Vì tất cả những ưu tiên có thể được tra cứu từ các mục tiêu bao trùm của công ty, do đó cần đảm bảo sự tập trung và tính liên kết trong toàn bộ tổ chức.

Các nhà lãnh đạo của Google cho biết, trong quá trình tạo OKRs, họ sử dụng các mối liên kết từ trên xuống và từ dưới lên, nhằm kết nối các mục tiêu riêng lẻ với bức tranh toàn cảnh của toàn bộ Doanh nghiệp.

>>> ĐỌC NGAY: Check-in hàng tuần trong OKRs là gì?

2.3 OKRs thúc đẩy việc thiết lập và quản lý mục tiêu một cách liên tục

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs thúc đẩy việc thiết lập và quản lý mục tiêu một cách liên tục

Khung quản trị mục tiêu OKRs có chu kỳ được lặp lại và thực thi một cách liên tục. Khi một quý kết thúc, một tập hợp OKRs khác sẽ tiếp tục được xây dựng cho quý tiếp theo . Các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện OKRs trước sẽ là nền tảng để xem xét khi tạo ra các mục tiêu mới. Chính những điều đó sẽ là tiền đề giúp các thành viên có thể tiếp tục xây dựng dựng tiến trình của mình, đồng thời đạt được nhiều thành tựu hơn trong tương lai.

Thông thường, FASTDO sẽ dành ra 2 tuần kể từ khi hoàn thành OKRs của quý trước nhằm xây dựng OKRs. Quá trình xác định OKRs cho quý tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 25 của tháng cuối cùng vào quý cũ và kết thúc vào ngày 8 thuộc tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Phương pháp OKRs sẽ đem lại những kết quả phi thường nếu ban lãnh đạo có thể tích hợp nó vào văn hoá của công ty mình.

2.4 OKRs tuân theo một công thức chuẩn

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs tuân theo một công thức chuẩn

Việc triển khai OKRs rất đơn giản và tuân theo cùng một công thức mẫu, cho dù OKRs bạn đang xây dựng nằm ở cấp độ cá nhân hay tổ chức. Vì vậy, mọi thứ có vẻ khá suôn sẻ và rõ ràng trong quá trình thực hiện OKRs. Đây là điều giúp Google và những “ông lớn” khác luôn đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thành công từ quý này sang quý khác trong quá trình áp dụng và triển khai OKRs.

3. Google nắm bắt quá trình tạo OKR như thế nào?

Mục tiêu của công ty thường được đặt ra từ trên xuống dưới. Ví dụ, trong cuộc họp hội đồng quản trị hàng quý, Giám đốc điều hành và các thành viên hội đồng quản trị xác định mục tiêu quan trọng nhất trong quý tiếp theo là gì.

Đây là cách tiếp cận từ trên xuống dưới để thiết lập mục tiêu.

  • Mục tiêu của công ty
  • Mục tiêu của bộ phận
  • Mục tiêu của nhóm
  • Mục tiêu cá nhân

Các mục tiêu của công ty được truyền đạt dưới dạng biểu đồ và mỗi cấp độ sẽ điều chỉnh mục tiêu của nó phù hợp với mục tiêu của công ty.

Mục tiêu cá nhân thường xuất phát từ các cuộc thảo luận hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và lãnh đạo để xác định cách điều chỉnh những gì mỗi cá nhân muốn thực hiện với các mục tiêu thực tế của nhóm hoặc cấp công ty. Tuy nhiên, thay vì chỉ là thảo luận từ trên xuống, nó thường trở thành một chu kỳ trao đổi ý tưởng tích cực. Ví dụ, khi nhân viên đặt ra mục tiêu, cô ấy sẽ trao đổi chúng với trưởng nhóm. Họ có thể cùng nhau đồng ý về những mục tiêu mang tính cá nhân mong muốn này, đồng thời, phù hợp với mục tiêu của công ty.

Đây chính xác là cách Gmail được tạo ra bởi một trong những nhân viên của Google. Anh ấy cảm thấy thất vọng với tình trạng của ứng dụng email, vì vậy anh ấy quyết định làm cho email có thể tìm kiếm được. Anh ấy đã thông báo mục tiêu này với trưởng nhóm của mình và cuối cùng, Gmail đã trở thành một trong những sản phẩm cốt lõi của Google.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách OKR thúc đẩy sự đổi mới.

5. Google chấm điểm OKRs của họ thế nào?

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
Google chấm điểm OKRs của họ thế nào?

Có rất nhiều lý do giải thích cho sự thành công của Google. Nhưng yếu tố đóng vai trò cốt lõi và có ý nghĩa lớn nhất chính là “Tính nhất quán”.

Các nhân viên ở Google chấm điểm các KRs của họ trên thang điểm từ 0-1 vào cuối mỗi quý. Các mục tiêu OKRs thường rất thách thức và đầy tham vọng. Vì vậy, nếu một kết quả chính nào đó nhận được điểm “1”, điều này cho thấy KR đó quá đơn giản và không đủ tham vọng như tinh thần mà OKRs đề ra. Việc nhận được điểm số từ 0.6-0.7/ KR là một tín hiệu tốt cho thấy mục tiêu của bạn đang đi đúng hướng, cao cả và đầy thách thức.

Việc chấm điểm OKRs, tuy chỉ mất khoảng vài phút vào cuối quý, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Tiến trình chấm điểm này sẽ giúp các cá nhân hiểu rõ được khả năng của họ trong một chu kỳ OKRs nhất định và cách họ nên xây dựng mục tiêu dài hạn trong quý tiếp theo.

Google tổ chức các cuộc họp hàng quý toàn công ty để thảo luận về kết quả hoạt động của họ trong quý vừa qua. Chủ sở hữu của một OKR nhất định, thường là trưởng nhóm, sẽ giải thích cấp độ cho từng OKR. Điều quan trọng là phải thảo luận lý do tại sao OKR lại nhận được điểm đó trước toàn bộ tổ chức và họ dự định thực hiện điều gì khác biệt trong quý tới. Đây là quy trình cuối cùng nhằm giúp công ty luôn được cập nhật thông tin, minh bạch và hiểu biết hơn nhờ những thông tin mới được chia sẻ.

Cuối cùng, để triển khai quy trình chấm điểm, Google sử dụng Google Sites hoặc Google Sheets, trong đó mỗi thành viên trong nhóm phải liệt kê OKR của mình để theo dõi tiến trình và vào cuối quý, họ sẽ chấm điểm OKR của mình. Nhưng yếu tố quan trọng nhất đối với Google không phải là các công cụ được sử dụng để thực hiện quy trình chấm điểm mà là cam kết của toàn bộ tổ chức trong việc theo dõi OKR của họ và cập nhật chúng trước cuối quý. Vì OKR của mọi người đều minh bạch nên rõ ràng rằng việc theo dõi và phân loại OKR thực sự quan trọng đối với Google.

Cách mà Google sử dụng OKRs đã trở thành một trong những ví dụ kinh điển khi nhắc về OKRs hiện nay. Bài học rút ra là: Chấm điểm công khai OKRs của công ty trong các cuộc họp hàng quý toàn công ty. Đây là cách tốt nhất để cùng nhau học hỏi từ những sai lầm và thành công và không ngừng cải thiện. Hy vọng những thông tin mà FASTDO vừa chia sẻ về câu chuyện Google sử dụng OKRs như thế nào sẽ giúp bạn có thêm niềm tin vào phương pháp này, từ đó áp dụng thật hiệu quả vào tổ chức của mình nhé!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *