Động lực là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của một cá nhân. Khi có động lực, một cá nhân sẽ cảm thấy được sự hạnh phúc, vui vẻ khi làm việc. Từ đó, họ cống hiến hết mình cho công việc và tổ chức. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay động lực là gì và 15 bí quyết giúp gia tăng động lực cho nhân sự trong bài viết sau đây nhé!
1. Tổng quan về động lực và động lực làm việc
Có nhiều yếu tố cấu thành nên động lực, nó liên quan đến bản năng của con người hoặc các loài khác, cảm xúc, nhu cầu sinh lí, xã hội. Người luôn có động lực sẽ là người luôn có những năng lượng tích cực trong công việc cũng như trong cuộc sống.
1.1 Động lực là gì?
Động lực là yếu tố giúp định hướng, thúc đẩy và duy trì hành vi của một cá nhân có chủ đích, nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó. Động lực ở mỗi người được cấu thành bởi các nhu cầu liên quan đến cảm xúc, bản năng, nhu cầu xã hội hay sinh lý.
Nói một cách dễ hiểu hơn, động lực chính là sức mạnh bên trong con người. Đó là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục hướng tới và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
1.2 Động lực làm việc là gì?
Động lực làm việc là những yếu tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy con người hành động, nỗ lực và vượt qua thử thách để hoàn thành tốt công việc. Nó là nguồn năng lượng nội tại thúc đẩy sự đam mê, tâm huyết của cá nhân với công việc.
Do đó, người có động lực làm việc thường luôn tràn đầy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Họ sẵn sàng dồn hết sức lực, tập trung cao độ để đạt được mục tiêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Họ không ngại khó khăn mà xem đó là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
Họ sở hữu tinh thần thép, luôn giữ vững niềm tin vào bản thân và luôn không ngừng tìm kiếm những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy, các quản lý luôn mong muốn nhân sự của mình luôn có động lực làm việc, để tối ưu chất lượng công việc và phát triển công ty mình.
1.3 3 mục tiêu quan trọng thúc đẩy động lực làm việc
Những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy động lực là gì? Sau đây là 3 mục tiêu giúp hình thành động lực làm việc ở mỗi người:
- Mục tiêu cải thiện nguồn thu nhập
Cải thiện thu nhập là mục tiêu đầu tiên tạo nên động lực ở mỗi người. Đây chính là yếu tố giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người trong cuộc sống. Thu nhập chính là nền tảng để con người gầy dựng các mục tiêu to lớn các cho bản thân.
- Mục tiêu phát triển bản thân
Khi con người đã được thỏa mãn về mức thu nhập, họ sẽ có những mục tiêu để hoàn thiện, phát triển bản thân hơn nữa thông qua các hoạt động xã hội.
- Mục tiêu thể hiện bản thân
Thể hiện bản thân là một trong các nhu cầu được đề cập trong học thuyết về tháp nhu cầu Maslow. Khi các mục tiêu cơ bản như thu nhập và phát triển bản thân được thỏa mãn, con người sẽ khao khát và có động lực được khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
>>> TẢI NGAY: Phần mềm fCheckin quản lý chấm công một cách thông minh và chính xác
2. 2 Yếu tố để phân loại động lực là gì?
Động lực cần có những yếu tố để phân biệt. Vậy những yếu tố để phân biệt động lực là gì?
Các yếu tố để phân loại động lực là gì?
2.1 Theo nguồn gốc
Động lực theo nguồn gốc thường sẽ được chia làm hai loại như sau:
- Động lực bên ngoài:
Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation) là động lực cấu thành bởi các yếu tố từ môi trường làm việc, thúc đẩy nhân sự hành động hướng tới mục đích đã đề ra hoặc hoàn thành những mục tiêu bản thân đề ra. Các Doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức như phần thưởng, hình phạt để thúc đẩy động lực bên ngoài của nhân viên.
- Động lực bên trong:
Động lực bên trong (Intrinsic motivation) là động lực xuất phát từ chính sự hài lòng, thỏa mãn của bản thân về công việc đang làm. Loại động lực này thường được hình thành khi nhân sự thực hiện tốt công việc, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và nhận ra tầm quan trọng của bản thân đến tổ chức như thế nào.
>>> ĐỌC THÊM: Động lực nội tại và 3 phương pháp thúc đẩy động lực bên trong
2.2 Theo hình thái
Động lực theo hình thái được chia làm hai loại như sau:
- Động lực mang hình thái tích cực:
Động lực tích cực là loại động lực khuyến khích dựa trên phần thưởng. Các Doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích sự nỗ lực của nhân sự và thúc đẩy họ hoàn thành các mục tiêu của mình. Những hình thức phổ biến thường sử dụng: Tăng lương, thăng chức, tặng ưu đãi, ghi nhận thành tích,…
- Động lực mang hình thái tiêu cực:
Động lực tiêu cực là loại động thực được cấu thành bởi các yếu tố kích thích sự sợ hãi, đề phòng ở nhân viên. Theo đó, sự sợ hãi, tiêu cực sẽ định hướng hành động của nhân sự theo một hướng phù hợp nhất. Trong trường hợp họ không làm đúng, họ có thể nhận các hình phạt như cách chức, trừ lương, sa thải,…
Loại động lực này có thể khiến cho nhân sự cảm thấy thất vọng và tức giận, từ đó có thể khiến họ sẽ có những hành vi chống đối Doanh nghiệp. Các công ty nên cân nhắc về việc sử dụng loại động lực này với nhân viên của mình.
>>> Xem chi tiết tại: 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19
3. Tầm quan trọng của việc tạo ra động lực để làm việc
Tạo động lực làm việc cho nhân sự có ý nghĩa rất quan động, giúp họ cải thiện được năng suất và hiệu quả công việc của mình. Cụ thể, tầm quan trọng của việc tạo ra động lực là gì?
3.1 Khai thác tối đa năng suất làm việc của nhân viên
Nhân viên sẽ cảm thấy chán nản khi không có một động lực làm việc cụ thể. Điều này sẽ khiến họ chủ cống gắng làm cho xong việc rồi về mà không thật sự cống hiến. Việc hình thành động lực sẽ thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên ở mức tối đa.
3.2 Gia tăng sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên là một trong những điều quan trọng, giúp công ty tăng trưởng tích cực. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên gồm: Chính sách lương thưởng, môi trường làm việc cùng với các cơ hội thăng tiến,…
Bên cạnh đó, việc ghi nhận thường xuyên cũng sẽ giúp nhân sự cảm thấy hạnh phúc, tự hào từ bên trong, Từ đó, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để cống hiến cho công việc.
>>> ĐỌC TIẾP: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
3.3 Cải thiện sự trung thành của nhân viên
Tạo cho nhân viên động lực làm việc sẽ giúp họ sẽ cố gắng hết mình vì công việc và hoàn thành tốt các công việc được giao. Động lực là yếu tố giúp nhân viên cảm thấy có niềm vui trong công việc. Do đó, họ sẽ lựa chọn gắn bó thay vì rời bỏ Doanh nghiệp. Động lực là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên.
3.4 Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên
Động lực là yếu tố giúp nhân sự theo đuổi và cố gắng đạt được các mục tiêu cá nhân của mình. Khi các mục tiêu đã được hoàn thành, nhân sự sẽ nhận thấy được mối liên hệ rõ ràng giữa kết quả đạt được với sự nỗ lực không ngừng của bản thân. Từ đó, họ sẽ có thêm cảm hứng để làm việc mạnh mẽ hơn nữa.
3.5 Cải thiện hiệu quả công việc của nhân sự
Một công ty muốn phát triển bền vững, phải sở hữu được những nhân sự có thể cân bằng giữa khả năng làm việc và mức độ sẵn sàng nhận việc. Khi sở hữu đồng thời cả hai yếu tố này, nhân sự sẽ có thể gia tăng năng suất, từ đó cải thiện được hiệu quả các công việc được giao.
4. 15 Bí quyết giúp gia tăng động lực làm việc hiệu quả
Phần mềm ghi nhận – khen thưởng fRecognize của Fastdo cho phép các nhà quản trị ghi nhận, khen thưởng nhân sự có thành tích xuất sắc trong công việc, đóng góp ý kiến cho tổ chức. fRecognize hỗ trợ xây dựng văn hóa ghi nhận lẫn nhau trong tổ chức, thúc đẩy đạt được mục tiêu, gia tăng động lực cho nhân sự hiệu quả.
Bấm vào ảnh để đăng ký dùng thử fRecognize ngay hôm nay!
Nếu là một nhà lãnh đạo thì vai trò quan trọng nhất chính là thúc đẩy động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả. Công ty luôn mong muốn hiểu được nhu cầu của nhân viên và giải quyết chúng. 15 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tăng động lực thành công và làm việc hiệu quả. Giúp các công ty, doanh nghiệp và tổ chức thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn:
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thú vị.
- Luôn trung thực, tôn trọng và sẵn lòng hỗ trợ nhân viên.
- Tạo động lực bằng các chính sách khen thưởng, đãi ngộ hấp dẫn.
- Xây dựng lộ trình thăng tiến minh bạch, cụ thể.
- Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, đổi mới của nhân sự.
- Ghi nhận thành tích của nhân sự.
- Bày tỏ lòng biết ơn đến nhân sự.
- Xây dựng mục tiêu minh bạch, rõ ràng với toàn bộ tổ chức.
- Chia nhỏ và quản trị mục tiêu theo từng tuần.
- Quan tâm đến những định hướng, mong muốn trong tương lai của nhân viên.
- Lắng nghe những tâm tư, nhu cầu của nhân viên.
- Xây dựng văn hóa giao tiếp tích cực với nhân sự.
- Trao quyền tự chủ cho nhân sự trong công việc.
- Cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên.
- Cho phép nhân viên dẫn dắt các cuộc họp quan trọng.
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ đến các bạn thông tin về động lực là gì và có tầm quan trọng như thế nào trong công việc. Hy vọng với những chia sẻ của Fastdo trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và cũng như kinh nghiệm cho bản thân.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 8+ Giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên
- Xác định 10 niềm tin giới hạn và cách khắc phục chúng