3 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được đánh giá cao

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (62 bình chọn)
3 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được đánh giá cao

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc dựa trên các tiêu chí và phương pháp trực quan giúp các nhà quản lý theo dõi được chính xác năng lực làm việc của nhân viên. Vậy mục tiêu của công việc này là gì và tiêu chí nào đang được cấp quản lý đánh giá cao, hãy cùng Fastdo khám phá chi tiết hơn ngay sau đây.

1. Những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Ba tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà người lao động đã thực hiện là: mức độ (hay tần suất) làm việc, hiệu suất hoàn thành công việc và phát triển công việc như thế nào.

1.1 Mức độ (tần suất) làm việc

Nhà quản lý sẽ đánh giá nhân viên ở khía cạnh thời gian hoàn thành công việc được giao có đúng hạn hay không. Dựa vào mức độ làm việc của từng nhân viên theo thời gian và số liệu cụ thể, quản lý có thể theo dõi được tần suất làm việc tổng quan, đây cũng là cơ sở để đưa ra quyết định tăng lương, thăng chức, nộp phạt…

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Mức độ làm việc

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 Mẹo giúp kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp hơn

1.2 Mức độ hoàn thành công việc

Đây là tiêu chí đánh giá năng lực làm việc cơ bản nhất dành cho mọi loại vị trí, phòng ban trong công ty. Người quản trị sẽ nhìn vào mức độ hoàn thành công việc được giao, đặc biệt là kết quả mà người lao động mang lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Qua đó, doanh nghiệp hiểu rõ năng lực làm việc và những kỹ năng cần được trau dồi thêm của nhân viên.

Mặc dù mỗi công việc hoặc mỗi chức vụ có thể yêu cầu mức độ hoàn thành công việc được giao khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nhân viên đều cần được đánh giá hiệu suất làm việc dựa trên các tiêu chí nhất định. Dựa vào mục tiêu được đặt ra ban đầu và kết quả đạt được ở cuối kỳ, bạn có thể theo dõi được hiệu suất làm việc của mình đang ở mức nào.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Mức độ hoàn thành công việc

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Xây dựng bảng mô tả công việc đơn giản, đúng chuẩn

1.3 Phát triển công việc

Từ các tiêu chí tần suất và hiệu suất làm việc bên trên, người quản lý sẽ có cơ sở dữ liệu để đánh giá xem nhân viên có cơ hội phát triển trong công việc hay không. Việc đánh giá chất lượng công việc sẽ giúp nhà quản lý biết được nguyện vọng phát triển, mong muốn gắn bó với công ty… của nhân viên để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho từng cá nhân.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Phát triển công việc
 

>>> ĐỌC NGAY: Năng lực công tác là gì? Cách đánh giá chi tiết nhất

2. Vì sao cần thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Việc đánh giá kết quả công việc thường được thực hiện theo chu kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy theo cách vận hành kinh doanh. Việc tiến hành đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi ích như:

  • Rà soát, tìm ra các lỗ hổng trong quản lý nhân sự, vận hành công ty và hoạt động kinh doanh.
  • Phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp.
  • Giúp cải thiện chất lượng công việc và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
  • Giúp nhân viên nhìn nhận được ưu, nhược điểm của bản thân.
  • Đưa ra các quyết định thăng chức, khen thưởng, tăng lương hay kỷ luật, cảnh cáo, giáng chức, sa thải phù hợp.
đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Vai trò của việc đánh giá mức độ hoàn thiện công việc

>>> ĐỌC THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

3. Các phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Các phương pháp đánh giá công việc mà doanh nghiệp thường sử dụng gồm 3 hình thức cơ bản: phương pháp thang điểm, so sánh cặp, quản lý mục tiêu.

  • Phương pháp sử dụng thang điểm: Nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá theo từng tiêu chí với mức điểm tối đa là 10.
  • Phương pháp so sánh cặp: Nhà quản lý sẽ so sánh mức độ hoàn thiện công việc của hai nhân viên. Bên cạnh đó, hai nhân viên được ghép cặp sẽ tự đánh giá về đối phương và bản thân.
  • Phương pháp quản lý mục tiêu: Nhà lãnh đạo và nhân viên sẽ cùng nhau lên mục tiêu công việc trong tương lai. Sau đó, nhà quản lý sẽ lấy mục tiêu này để so sánh với kết quả công việc đã đạt được.
đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Các phương pháp đánh giá công việc

>>> TÌM HIỂU NGAY: Phương pháp Kanban và những lợi ích to lớn đem lại cho dự án của bạn

4. Những lưu ý khi đánh giá kết quả công việc

Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau trong quá trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc để tránh trường hợp sai sót, gây chảy máu chất xám và bỏ lỡ nhân viên tài năng.

4.1 Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí

Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà bài viết đã đưa ra trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng các yêu cầu đánh giá riêng phù hợp với công ty. Đồng thời, doanh nghiệp hãy dựa trên nhiều tiêu chí như: thái độ làm việc, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, kỹ năng mềm, chuyên môn… để đánh giá nhân viên một khách quan nhất.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí

>>> XEM THÊM: Trí tuệ xúc cảm – Yếu tố nâng tầm sự thành công

4.2 Nhà quản lý phải khách quan

Người quản lý cần phân định rạch ròi giữa chuyện cá nhân, cảm tính và công việc trong quá trình đánh giá nhân viên. Vì vậy, nhà quản lý cần phải có cách đánh giá minh bạch, rõ ràng, khách quan và không thiên vị bất cứ ai.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Nhà quản lý phải khách quan khi đánh giá

>>> XEM THÊM: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? 5 Bí quyết nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

4.3 Chế độ thưởng phạt rõ ràng

Đãi ngộ nhân viên là một bí quyết giữ nhân viên ở công ty lâu dài. Tuy nhiên, nếu có khen thưởng thì cũng nên có các phương án phạt hay kỷ luật rõ ràng. Vì vậy, người lãnh đạo nên thường xuyên lắng nghe, nhìn nhận sự việc một cách khách quan từ nhiều phía để quyết định thưởng, phạt rõ ràng và phù hợp.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Chế độ thưởng phạt rõ ràng

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công cụ hỗ trợ quản lý hoạt động của doanh nghiệp? Fastdo Work là lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ người dùng theo dõi từ tổng quan đến chi tiết tiến độ làm việc của từng phòng ban. Bằng việc tích hợp các công cụ lập kế hoạch, thiết kế nhiệm vụ hằng ngày, hay quản lý lịch họp, phần mềm quản lý quy trình toàn diện Fastdo Work sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.

Bạn đang quan tâm đến bộ công cụ quản trị doanh nghiệp Fastdo Work, hãy BẤM VÀO ẢNH để đăng ký và nhận được tư vấn kỹ hơn về phần mềm.

Phần mềm quản lý tiến độ dự án Fastdo Work
Phần mềm quản lý tiến độ dự án Fastdo Work

5. 2 Mẫu đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Để thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của nhân viên, bạn có thể sử dụng 2 biểu mẫu điển hình sau:

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Biểu mẫu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã có thể lựa chọn và thiết kế được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc dành cho nhân viên phù hợp với doanh nghiệp của mình. Theo dõi ngay Fastdo để cập nhật thêm nhiều kiến thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

>> KHÁM PHÁ NGAY:

3 tiêu chí đánh giá chất lượng công việc?

Ba tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc mà người lao động đã thực hiện là: mức độ làm việc, mức độ hoàn thành công việc và phát triển công việc như thế nào.

Vai trò của việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc?

Thứ nhất, rà soát, tìm ra các lỗ hổng trong quản lý nhân sự, vận hành công ty và hoạt động kinh doanh. Thứ hai, phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp. Thứ ba, giúp cải thiện chất lượng công việc và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Thứ tư, giúp nhân viên nhìn nhận được ưu, nhược điểm của bản thân.

Các phương pháp đánh giá công việc?

Thứ nhất, phương pháp sử dụng thang điểm. Thứ hai, phương pháp so sánh cặp. Thứ ba, phương pháp quản lý mục tiêu.

5/5 - (62 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo