Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và 9 điểm sáng tuyệt vời

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (1 bình chọn)
phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là một tỷ phú, doanh nhân người Việt Nam. Ông là người sáng lập và đưa thương hiệu VinGroup vươn tầm thị trường thế giới và trở thành niềm tự hào của người Việt. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nhân trẻ muốn học tập theo phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay về chủ đề này nhé!

1. Câu chuyện về Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và giấc mơ đem thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

Để đạt được thành công và đưa VinGroup đạt được vị thế như hiện tại, Phạm Nhật Vượng đã phải trải qua một hành trình rất dài. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay về hành trình lập nghiệp của Phạm Nhật Vượng nhé!

1.1 Phạm Nhật Vượng – Người Việt Nam đầu tiên lọt top 200 tỷ phú giàu nhất thế giới

Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện đang nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn VinGroup – Tập đoàn đa ngành phát triển bậc nhất Việt Nam. Ông Vượng là tỷ phú giàu nhất Việt Nam với khối tài sản lên đến 4,2 tỷ USD theo Forbes năm 2024 (giảm 0,3 tỷ USD so với thống kê tháng 01/2023).

Sự nổi tiếng của Phạm Nhật Vượng không chỉ “đóng khung” trong phạm vi nước nhà mà còn được thế giới nhiều lần công nhận. Theo đó, ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes công bố, Top 10 tỷ phú xuất sắc nhất năm 2013, Top 50 người ảnh hưởng nhất thế giới trong ngành công viên giải trí,…

phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng – Giới thiệu Phạm Nhật Vượng

1.2 Khởi nghiệp thành công và trở thành “Ông vua thức ăn chế biến”

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế địa chất, Phạm Nhật Vượng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh đầu tiên tại thủ đô Moskva (Nga). Sau đó, ông chuyển đến Kharkov (Ukraine), mở nhà hàng và thành lập công ty Technocom

Vào ngày 08/08/1993, ông Vượng cho ra đời thương hiệu mỳ ăn liền Mivina với quy trình sản xuất nhập khẩu từ quê nhà. Trong vòng 11 năm, thương hiệu Mivina đã chiếm lĩnh đến 97% thị phần tại Ukraine. Nối tiếp thành công, ông tiếp tục sản xuất thức ăn nhanh và các loại súp đóng gói và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành quả khác.

phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Phạm Nhật Vượng và thương hiệu mỳ Mivina

1.3 Xây dựng và phát triển VinGroup trở thành thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

Từ năm 2000, Phạm Nhật Vượng đưa Technocom về Việt Nam với 2 thương hiệu chiến lược là VinCom (kinh doanh bất động sản) và VinPearl (kinh doanh du lịch). Đến năm 2010, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng Technocom (Ukraine) cho Nestle, ông dốc toàn lực cho kinh doanh trong nước.

Đến tháng 1/2012, VinCom và VinPearl sáp nhập, đánh dấu sự ra đời của tập đoàn VinGroup lớn mạnh như hiện nay với vốn hóa thị trường gần 16 tỷ USD. VinGroup tập trung hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi với định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại hàng đầu khu vực.

Hiện nay, VinGroup đã sở hữu 11 thương hiệu ở mọi lĩnh vực từ bất động sản, du lịch, giáo dục, sức khỏe,…cụ thể:

  • VinFast
  • VinHomes
  • VinWonders
  • VinSmart
  • VinPearl
  • VinTech
  • VinSchool
  • VinMec
  • Vincom Retail
  • VinUniversity
  • VinID

Hiện nay, VinGroup cũng là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu taxi điện đầu tiên của Việt Nam – XanhSM. Ngoài ra, VinFast còn là tập đoàn Việt Nam nộp IPO tại Mỹ, tiến tới sứ mệnh đưa thương hiệu ra toàn cầu.

 

phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Tập đoàn VinGroup

>>> ĐỌC TIẾP: Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và 14 đặc điểm tạo nên thành công

2. Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng là gì?

Ông Vượng theo đuổi phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ, trao quyền cho nhân viên. Phong cách này không xuất phát từ sách vở mà từ chính những trải nghiệm và bài học tư duy độc đáo của ông.

Từng trải qua hoàn cảnh vất vả, Phạm Nhật Vượng luôn nung nấu trong bản thân mong muốn đổi đời. Đây là động lực khiến ông làm việc nghiêm túc và luôn giữ tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp. Chính điều đó đã khiến cho chất lượng của những công việc ông làm luôn ở mức tốt nhất.

phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng là gì?

3. 9 điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

Với sự lãnh đạo đúng đắn của mình, Phạm Nhật Vượng đã đưa VinGroup phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng, Fastdo sẽ giới thiệu cho bạn 9 điểm sáng trong tư duy đắt giá của ông ngay sau đây: 

3.1Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hoàn toàn tách biệt

Với Phạm Nhật Vượng, ông luôn phân biệt rạch ròi giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc. Khi làm việc, ông luôn giữ thái độ nghiêm túc, tự giác, không ngừng tự học hỏi, tìm tòi để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Nhưng khi đã vào thời gian nghỉ ngơi, ông luôn giữ bản thân ở trạng thái thoải mái, thư giãn tối đa.

Để có thời gian nghỉ ngơi thoải mái và tăng cường sức khỏe, ông còn chơi thể thao, tham gia đá bóng với nhân viên của mình với 100% tâm thái thoải mái, không xen lẫn công việc. Điều này giúp cho nhân viên có tinh thần thoải mái, không áp lực, giúp cho quá trình làm việc đạt hiệu quả cao.

3.2 Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân sự

Một trong những điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng chính là lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhân viên. Để có thể lắng nghe những ý kiến chân thực nhất từ nhân viên, ông vẫn luôn dùng bữa trưa cùng với nhân viên và tham gia các hoạt động của doanh nghiệp.

Khi lắng nghe ý kiến của nhân viên, ông vẫn luôn giữ thái độ tập trung, tôn trọng, ân cần và ghi nhận những điều mà nhân viên chia sẻ để hiểu rõ họ hơn. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách, tăng độ thiện cảm của nhân viên với lãnh đạo. Nhân viên cảm thấy được tôn trọng và luôn dốc hết sức mình vì sự phát triển của tập đoàn.

Ý kiến nhân sự luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược. Một chiến lược tốt phải dựa trên ý kiến từ nhân viên – những người trực tiếp thực thi kế hoạch. Tôn trọng ý kiến nhân sự chính là nền móng của những cải tiến trong công việc. Một trong những giải pháp số thúc đẩy văn hóa đóng góp và lắng nghe ý kiến trong doanh nghiệp là phần mềm cải tiến liên tục fKaizen. Đây là diễn đàn giúp tất cả mọi người có thể tạo lập, thảo luận và xem xét đưa những đề xuất vào thực tế.

XÂY DỰNG VĂN HÓA CẢI TIẾN CÙNG PHẦN MỀM fKAIZEN, TẠI ĐÂY

Phần mềm cải tiến liên tục fKaizen

3.3 Quản trị nhân sự tuyệt vời

Một mình Phạm Nhật Vượng không thể đạt được những thành tựu như ngày hôm nay mà còn nhờ vào sự cố gắng của toàn bộ nhân viên. Để xây dựng và vận hành một bộ máy nhân sự chất lượng không phải điều đơn giản. Những tư duy đắt giá của ông trong quản trị nhân sự gồm có:

  • Tin dùng phụ nữ: Triết lý này của Phạm Nhật Vượng có sự tương đồng với Jack Ma khi tại VinGroup có nhiều vị trí quan trọng đều do phụ nữ đảm nhận. Theo quan điểm của ông: “Phụ nữ có yêu cầu cao hơn, tốt hơn phù hợp với tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh”.
  • Thưởng phạt phân minh: Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “Đối với VinGroup hình ảnh thương hiệu là yếu tố thành công. Nhân viên chăm sóc tốt, khách hàng đến”. Vì thế, những nhân viên giỏi, làm việc tốt đều được đánh giá cao và nhận những chính sách khen thưởng tốt. 
phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Phạm Nhật Vượng giao những trọng trách quan trọng cho phụ nữ

3.4. Sở hữu tầm nhìn dài hạn

Một trong những tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng chính là tầm nhìn dài hạn. Việc này giúp ông đưa ra những kế hoạch dài hạn cũng như dự đoán được những cơ hội và thách thức có thể xảy ra trong tương lai để có thể chuẩn bị trước, tránh thụ động trước khó khăn.

Điều này có thể thấy rõ nhất vào năm 2017 khi Phạm Nhật Vượng cho ra thị trường thương hiệu ô tô VinFast. Đây được xem là bước ngoặt lớn đối với VinGroup. VinFast không chỉ nghiên cứu những dòng ô tô chạy bằng xăng mà còn nghiên cứu thêm những dòng ô tô chạy bằng điện thân thiện với môi trường.

>>> ĐỌC XEM: Phong cách lãnh đạo của Jack Ma – Tỷ phú người Trung Quốc

3.5 Tốc độ sánh đôi với chất lượng

Có nhiều người có suy nghĩ rằng “nhanh thì thường đi đôi với ẩu đoảng, chậm mới chắc, chất lượng mới tốt”. Nhưng quả thực đây là suy nghĩ rất phiến diện, thiếu tính khách quan. Chất lượng sản phẩm có tốt hay không nằm ở cách làm chứ không phải ở tốc độ.

Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ câu chuyện có thật tại tập đoàn của ông rằng có 2 dự án cùng khởi công, một nhóm làm việc nhanh hơn, kết quả tốt còn nhóm khác hoàn thành chậm so với dự kiến lại còn vướng nhiều lỗi. Vậy sự khác biệt của 2 nhóm này chính là sự nghiêm túc và quy trình làm việc hiệu quả.

Từ câu chuyện trên, có thể thấy rằng kết quả tốt hay tệ không nằm ở tốc độ làm việc. Nếu khi làm việc có sự nghiêm túc và quy trình làm việc hiệu quả không những đảm bảo được chất lượng mà còn hoàn thành công việc nhanh chóng. Quan điểm “ nhanh thì không hiệu quả” đơn giản là sự bao biện của người thiếu năng lực.

>>> XEM NGAY: Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?

3.6 Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng

Khách hàng là người đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của mình vì thế họ sẽ có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải biết lắng nghe những ý kiến của khách hàng để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trước đó.

Vì thế, người đứng đầu VinGroup cũng luôn chú trọng lắng nghe và học hỏi từ những nhận xét của khách hàng. Trong một buổi nói chuyện, Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng”.

Việc bảo thủ, cho rằng sản phẩm mình tốt cũng làm tư duy của người lãnh đạo đi theo lối mòn từ đó tạo ra những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tránh trường hợp này, Phạm Nhật Vượng đã sử dụng đa kênh để có thể lắng nghe những ý kiến đa chiều và toàn diện đến từ khách hàng của mình.

3.7 Học tập và nâng cấp bản thân không ngừng nghỉ

Không chỉ nhân viên cần học hỏi, nâng cấp bản thân mà bản thân lãnh đạo cũng cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn lãnh đạo. Bởi kiến thức là vô tận, bất cứ ai nếu không muốn tụt lùi thì phải không ngừng học tập, nâng cấp bản thân.

Vị tỷ phú này luôn tâm niệm rằng: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ không bao giờ có đỉnh”. Đây là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của VinGroup. Mặc dù, VinGroup đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng Phạm Nhật Vượng chưa từng xem đó là thành công. Ông không ngừng tìm tòi để phát triển bản thân nhiều hơn. 

3.8 Quan trọng việc đối nhân xử thế

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là ba yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Vì thế, Phạm Nhật Vượng rất chú trọng đến yếu tố “Nhân” bởi thiên thời, địa lợi là yếu tố bên ngoài, còn nhân hòa là chính từ cái tâm, cái tài của chúng ta từ đó tạo nên cái tầm.

Chính vì vậy, ông luôn chú trọng đến cách đối xử với nhân viên, ông được khắc họa là vị lãnh đạo hòa đồng khi tham gia hoạt động thể thao với nhân viên, luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên. Bên cạnh đó, ông cũng rất giản dị, khiêm tốn và luôn thôi thúc ban lãnh đạo không ngừng tự học và không thỏa mãn với những gì đã có.

3.9 Quản lý rủi ro và linh hoạt trong kế hoạch

Một trong những bước ngoặt của VinGroup là quyết định bán chuỗi siêu thị VinMart cho Masan vào năm 2023.

3.10 Làm việc theo lộ trình, quy trình rõ ràng

Một trong những điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng  chinh là làm việc theo lộ trình công việc rõ ràng. Không chỉ ông mà bất cứ lãnh đạo của VinGroup cũng phải nằm lòng điều này khi làm việc. Để bộ máy doanh nghiệp hoạt động tốt thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực.

Quan trọng nhất chính là quy trình phải có số liệu rõ ràng, cụ thể để dễ kiểm soát và phát hiện sớm những sai sót. Sự rõ ràng, cụ thể giúp cho quản lý có những đánh giá trực quan, xem xét những điểm chưa hợp lý để có những điều chỉnh kịp thời. Thông qua đó, lãnh đạo có thể đánh giá được chất lượng làm việc của nhân viên.

4. Bài học rút ra từ phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng được xây dựng từ những kinh nghiệm đắt giá, những bài học từ cuộc sống của ông. Cùng Fastdo rút ra những bài học từ tư duy quản trị đáng ngưỡng mộ của ông:   

  • Xây dựng môi trường làm việc tự do dân chủ, nghiêm túc, nói đi đôi với làm. 
  • Suy nghĩ thật kỹ trước khi làm bất cứ việc gì, luôn luôn học hỏi và tìm tòi để đưa ra những phương án tốt nhất để đạt hiệu quả cao.
  • Thưởng phạt phân minh.
  • Đối xử thân thiện với tất cả mọi người dù ở bất cứ cương vị nào. Tránh tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên hay giữa nhân viên với nhân viên nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện cho toàn bộ nhân viên.
  • Cần nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của nhân viên từ đó có hướng khắc phục các mặt còn hạn chế và tận dụng, phát huy ưu điểm.
  • Quan tâm và chăm sóc đời sống nhân viên.
phong cách lãnh đạo của phạm nhật vượng
Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng – Bài học rút ra

Trên đây là phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và 9 điểm sáng tuyệt vời trong phong cách lãnh đạo của ông. Mong rằng qua bài viết trên Fastdo đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất để các bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình từ bài học và kinh nghiệm của vị tỷ phú này.

>>> ĐỌC NGAY CÁC VIỆC KHÁC:

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo