Nguyên tắc là khái niệm quan trọng, dẫn đến sự thành công. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay nguyên tắc là gì và 14 nguyên tắc quản lý của Henry Fayol thông qua bài viết sau đây!
1. Nguyên tắc là gì?
Nguyên tắc là luận điểm gốc, tư tưởng chỉ đạo, quan điểm về một sự vật sự việc nào đó. Những tư tưởng, quan điểm đó sẽ là cơ sở định hướng hành vi của một chủ thể xác định (cá nhân, tổ chức, máy móc,…).
Ngoài ra, nguyên tắc còn đóng vai trò như là nền tảng cốt lõi, nhằm định hướng sự phát triển trong một giai đoạn nhất định. Do đó, nguyên tắc bắt buộc tất cả tổ chức, cơ quan, cá nhân phải nghiêm túc tuân thủ.
Một số ví dụ về nguyên tắc:
- Nguyên tắc điển hình trong Doanh nghiệp Việt Nam như: Đi làm đúng giờ, không yêu đương chốn công sở…
- Nguyên tắc trong trường học: Tôn trọng giáo viên, mặc đồng phục đúng quy định, …
2. Hiểu thêm về khái niệm Nguyên tắc theo quy định của Pháp luật
Nguyên tắc trong ngành luật chính là tư tưởng cốt lõi, quan điểm cốt lõi được trình bày dưới dạng các bộ luật, quy định, chế tài,… Chúng có vai trò điều chỉnh, đảm bảo tính ổn định, nhất quán của xã hội theo từng lĩnh vực riêng biệt. Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu cho bạn đọc về khái niệm nguyên tắc ứng với từng bộ luật tại Việt Nam:
2.1 Nguyên tắc trong bộ Luật hình sự
Bộ luật hình sự được lập ra với mục đích kiểm soát, đảm bảo trị an trong nước. Đối tượng chính của Bộ Luật hình sự là nhà nước và tội phạm. Mọi điều luật trong bộ luật đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Thể hiện được quyền lực của nhà nước.
- Định ra hình phạt hợp lý, đúng người, đúng tội.
- Đảm bảo được quyền lợi của người phạm tội.
2.2 Nguyên tắc trong Bộ Luật dân sự
Bộ Luật dân sự ra đời với mục đích điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Bộ luật hướng tới đối tượng là công dân Việt Nam, có mối quan hệ dân sự với nhau.
Những nguyên tắc trong Bộ Luật dân sự bao gồm:
- Nguyên tắc về sự bình đẳng giữa mọi cá nhân, pháp nhân.
- Nguyên tắc sự tự nguyện, tự do trong cam kết, thỏa thuận.
- Nguyên tắc về sự trung thực, thiện chí.
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người.
- Nguyên tắc về chịu trách nhiệm dân sự.
- Các nguyên tắc về tinh thần tôn trọng đạo đức, truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Nguyên tắc về khuyến khích hòa giải.
2.3 Nguyên tắc trong Bộ Luật hành chính
Bộ Luật hành chính có phạm vi quản lý là bộ máy hành chính nhà nước. Bộ nguyên tắc tại luật hành chính sẽ là căn cứ tiên quyết để phát triển thành những điều luật cụ thể. Đồng thời, bộ nguyên tắc này cũng quyết định cách xử lý, ứng phó với mỗi tình huống xung đột hoặc các hành vi ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Có ba mối quan hệ xã hội được bộ Luật hành chính quản lý, bao gồm:
- Mối quan hệ phát sinh giữa các cơ quan thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh từ nguyên tắc các cấp thẩm quyền thấp hơn phải thi hành mệnh lệnh mà thẩm quyền cấp cao đưa ra. Ví dụ như Ủy ban nhân dân thành phố phải thực hiện theo chỉ thị của quốc hội.
- Mối quan hệ phát sinh trong việc xây dựng, củng cố bộ máy cơ quan nhà nước: Chủ thể có thẩm quyền cấp cao hơn có quyền ảnh hưởng đến việc sắp xếp các chức vụ ở cơ quan cấp thấp. Ví dụ: chánh án thuộc tòa án nhân dân tối cao có quyền can thiệp vào việc bổ nhiệm thẩm phán ở tòa án cấp thành phố.
- Mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý các hoạt động hành chính theo Luật định. Ví dụ như đội quản lý trật tự đô thị, đội cảnh sát cơ động bảo vệ an ninh tại các sự kiện hệ trọng của quốc gia…..
Nhìn chung, nguyên tắc trong Bộ Luật hành chính là quy phạm, chế tài pháp luật hành chính. Chúng có ý nghĩa làm căn cứ, định hướng cốt lõi để đưa ra những quyết định trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
3. Hiểu về mối quan hệ giữa Nguyên lý và Nguyên tắc
Trong thực tế nguyên lý và nguyên tắc là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn là một, bởi chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Cụ thể như sau:
- Nguyên lý được hình thành trong quá trình tiến hóa về nhận thức của con người trong thời gian dài phát triển. Nó là cơ sở lý luận, luận điểm được xuất phát từ một học thuyết lý luận mà trong đó tính chân lý của nó là sự thật hiển nhiên, không cần giải thích hay chứng minh.
- Nguyên tắc là hệ thống tư tưởng, quan điểm được xây dựng xuất phát từ cơ sở của nguyên lý. Hoặc hiểu theo cách khác, nguyên lý được biểu đạt thông qua luận điểm của nguyên tắc. Do đó, hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
4. 14 nguyên tắc quản lý Doanh nghiệp theo Henry Fayol
Henry Fayol (1841-1925) từng làm việc tại một công ty khai thác mỏ lớn của Pháp. Ông là một nhà quản lý và là lý thuyết gia về quản trị xuất chúng. Những lý thuyết về quản trị của ông là nền tảng cho khái niệm hiện đại về quản lý.
Năm 1949, sau khi rời vị trí giám đốc, ông giới thiệu 14 nguyên tắc quản lý trong cuốn sách “Administration Industrielle et Générale” (Quản lý công nghiệp và tổng quát). Đến thời điểm hiện tại, bộ 14 nguyên tắc này vẫn là một trong những lý thuyết toàn vẹn nhất giúp tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Cụ thể 14 nguyên tắc của Henry Fayol như sau:
4.1 Nguyên tắc 1: Chuyên môn hóa và phân bổ lao động phù hợp
Nguyên tắc này chú trọng sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong chu trình công việc. Đây là nguyên tắc giúp nhân sự tập trung được kỹ năng chuyên môn của họ, từ đó phát huy toàn bộ thế mạnh và gia tăng năng suất làm việc.
Khi không được phân công phù hợp, nhân sự sẽ cảm thấy mơ hồ về công việc của mình, tạo ra hiệu quả công việc không cao. Ngoài ra, khi không phân bổ nhân lực hợp lý, sẽ có tình trạng chênh lệch lớn giữa trách nhiệm, nhiệm vụ của nhân viên. Điều này làm giảm hiệu suất của bộ máy tổ chức và tạo ra hiệu quả thấp.
4.2 Nguyên tắc 2: Quyền hạn luôn song hành cùng trách nhiệm
Các nhà quản lý có quyền ra lệnh cho cấp dưới, nhưng phải nhớ rằng quyền hạn là thứ luôn song hành cùng với trách nhiệm. Một người quản lý giỏi không chỉ cần chuyên môn cao mà còn phải quán xuyến được khối lượng công việc lớn trong thời gian quy định.
Một quản lý có trách nhiệm sẽ là tấm gương cho nhân viên noi theo. Nếu cấp lãnh đạo chỉ lợi dụng quyền hạn mà không thể hiện được năng lực hay trách nhiệm thì khó lòng nhận được sự tin tưởng từ nhân viên. Qua đó, những bất mãn dần tích tụ, dẫn đến mâu thuẫn ngày một lớn hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung.
>>> XEM NGAY: Tầm hạn quản trị là gì? 3 yếu tố tác động đến tầm hạn quản trị
4.3 Nguyên tắc 3: Kỷ luật là bí quyết để bộ máy hoạt động trơn tru
Một tổ chức luôn cần có kỷ luật. Kỷ luật giúp giữ gìn trật tự, nề nếp để mỗi cá nhân đều làm việc nghiêm túc, tạo dựng giá trị tối đa cho tổ chức. Nếu ví Doanh nghiệp như cây cổ thụ thì kỷ luật là yếu tố giúp gốc rễ vững chắc.
Nếu không có kỷ luật, nội bộ tổ chức sẽ mất cân bằng và trở nên tiêu cực. Do đó, kỷ luật chính là nền tảng vững vàng đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của Doanh nghiệp.
4.4 Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất về mệnh lệnh
Từ xưa đến nay, các nguyên tắc về quản lý điều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe theo mệnh lệnh của một người lãnh đạo duy nhất. Thế nhưng ngày nay, với sự ra đời của nhiều cơ cấu tổ chức, dẫn đến một nhân viên phải nghe theo mệnh lệnh từ nhiều cấp lãnh đạo, thậm chí là cả khách hàng
Nếu các cấp lãnh đạo và khách hàng đưa ra yêu cầu trái ngược thì nhân viên sẽ rơi vào thế khó, gây gián đoạn công việc. Vì vậy, một tổ chức muốn thành công cần phải đảm bảo được tính nhất quán trong mệnh lệnh.
4.5 Nguyên tắc 5: Chung một chí hướng
Các nhân viên trong cùng đội ngũ cần tuân theo chỉ đạo và hoạch định chung của một người quản lý hoặc leader duy nhất. Người này đã hiểu rõ mục tiêu hiện tại của Doanh nghiệp và họp bàn với cấp bậc cao hơn để quyết định công việc họ cần làm.
Sau đó, họ tiến hành truyền đạt mục đích, ý muốn của lãnh đạo với đội ngũ nhân viên dưới quyền. Trách nhiệm của họ là phân công công việc, dẫn dắt và giám sát đội nhóm hoàn thành mục tiêu đề ra. Đây cũng là người đại diện cho đội nhóm, chịu mọi trách nhiệm sau cùng.
4.6 Nguyên tắc 6: Luôn ưu tiên lợi ích tập thể
Khi đã gia nhập vào tổ chức, mọi thành viên đều phải cống hiến hết mình vì lợi ích chung. Nguyên tắc này bắt buộc mọi cá nhân đều tuân thủ, đặc biệt là cấp lãnh đạo. Nếu trong nội bộ tồn tại một vài thành phần chỉ biết tư lợi riêng, nội bộ sẽ bất ổn và tổ chức sẽ ngày càng thụt lùi.
Tuy nhiên, không dễ dàng để Doanh nghiệp tạo được sự đoàn kết, đồng lòng trong tổ chức. Nhân viên chỉ cống hiến hết mình khi họ cảm nhận được lợi ích và giá trị của họ được tôn trọng. Do vậy, lãnh đạo phải đề ra chính sách nhân sự hợp lý, cùng sự khen thưởng, khích lệ phù hợp để cổ vũ tinh thần làm việc của cấp dưới.
4.7 Nguyên tắc 7: Tính công bằng về thù lao
Thù lao chính là động lực lớn để các cá nhân trong Doanh nghiệp cống hiến. Nó bao gồm lương thưởng và những lời tán dương, động viên. Thù lao phải công bằng và hợp lý thì mới có thể thỏa mãn nhân viên và thúc đẩy sự phát triển đồng đều cho tập thể.
Nếu như mức thù lao không tương xứng với năng lực, hoặc sự cố gắng miệt mài của nhân viên không được công nhận, nhân sự rất dễ nản lòng và rời bỏ tổ chức. Một khi không còn tính công bằng về thù lao sẽ không có bộ máy nhân sự tận tâm, tận lực vì sứ mệnh chung của tổ chức nữa.
4.8 Nguyên tắc 8: Tập trung hóa
Nguyên tắc này cho rằng quyền hành trong Doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một số người mà thôi. Trong quá trình phát triển Doanh nghiệp đi kèm với việc cơ cấu tổ chức chính là sự tập trung hóa quyền lực, đây là điều tất yếu giúp củng cố bộ máy cầm quyền của Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc trao quyền tập trung cho một vài cá nhân cũng phải nhận được sự đồng tình của số đông. Bởi có rất nhiều người không đủ tài, đức và sức ảnh hưởng đến tập thể sẽ tạo ra làn sóng bất mãn, phản kháng ngầm trong nội bộ.
>>> ĐỌC THÊM: Trao quyền cho nhân viên và những điều nhà quản lý cần biết
4.9 Nguyên tắc 9: “Xích lãnh đạo”
Bộ máy Doanh nghiệp được phân cấp bởi các chức vụ từ cao tới thấp và giữa các cấp cần có “mắt xích” gọi là “xích lãnh đạo”. Cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên theo quy trình và mọi quyết định đều tuân theo nguyên tắc.
Bộ máy Doanh nghiệp có thể được ví như đường ray xe lửa. Để đạt được mục đích cuối cùng hay để bộ máy hoạt động trơn tru thì mỗi cá nhân, mỗi cấp lãnh đạo phải đi đúng đường ray đó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhân sự cần có sự linh động để xử lý vấn đề, không nhất thiết phải quá quy tắc, cứng nhắc.
4.10 Nguyên tắc 10: Đảm bảo tính trật tự
Trật tự trong tổ chức là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính ổn định trong công ty. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần nắm vững nguyên tắc này để sắp xếp và sử dụng nhân sự một cách hợp lý.
Mỗi nhân viên trong cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp cần nhận thức được vị trí và vai trò riêng. Như vậy họ mới cảm thấy tự tin trong môi trường của Doanh nghiệp, từ đó đảm bảo được tính trật tự trong Doanh nghiệp.
4.11 Nguyên tắc 11: Sự công bằng là ưu tiên cốt lõi
Lãnh đạo cần đặt sự công bằng lên hàng đầu trong ứng xử cũng như mọi quyết định bổ nhiệm, thăng cấp của nhân viên. Nhiệm vụ của lãnh đạo chính là giao phó, điều hành và đánh giá quá trình làm việc của nhân viên.
Thiên vị là điều tối kỵ cần tránh trong quá trình đánh giá năng lực. Bởi thiên vị sẽ khiến cấp lãnh đạo vô tình đánh giá sai về năng lực làm việc của cá nhân. Điều đó sẽ tạo nên sự bất mãn ngầm trong nội bộ và dẫn đến quyết định rời bỏ của nhiều nhân tài.
>>> ĐỌC THÊM: Học thuyết công bằng (Equity theory) của Stacy Adams
4.12 Nguyên tắc 12: Đảm bảo tính ổn định trong nhiệm vụ của nhân sự
Nhà lãnh đạo cần đảm bảo duy trì tính ổn định trong nhiệm vụ của nhân sự. Nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi bộ phận trong tổ chức có thể vận hành bền vững, có mục tiêu rõ ràng. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ giúp cho nhân sự có thời gian để làm quen và thực hiện công việc hiệu quả nhất.
4.13 Nguyên tắc 13: Khuyến khích các sáng kiến
Nhân viên là người nắm rõ quy trình làm việc của mình. Bởi vậy những sáng kiến của họ có thể sẽ giúp ích cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc được thể hiện những ý tưởng riêng cũng giúp nhân viên tự tin và nhiệt huyết hơn trong công việc.
Do đó, các nhà quản trị cần quan tâm, lắng nghe và khuyến khích những sáng kiến của nhân viên. Điều này sẽ khiến nhân sự của bạn có động lực làm việc hơn, nâng cao tinh thần cầu tiến và cống hiến cho Doanh nghiệp những ý tưởng tốt hơn.
4.14 Nguyên tắc 14: Đoàn kết chính là sức mạnh
Từ xưa đến nay, các nhà quản trị đều cho rằng tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh to lớn tạo nên sự bền vững của Doanh nghiệp. Các lãnh đạo cần phải biết móc nối các nhân viên trong công ty với nhau, đảm bảo sự hòa hợp trong các mối quan hệ công việc.
Như vậy, qua bài viết trên Fastdo đã giúp quý Doanh nghiệp hiểu rõ nguyên tắc là gì và giới thiệu đến quý Doanh nghiệp 14 nguyên tắc quan trọng trong quản lý Doanh nghiệp của Henry Fayol. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý Doanh nghiệp trong quá trình phát triển công ty của mình!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại
- Quản trị hiện đại: Lý thuyết và xu hướng quản trị hiện nay