Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là gì? 6 nguyên tắc cốt lõi

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (20 bình chọn)
sản xuất tinh gọn là gì

Sản xuất tinh gọn đang là phương pháp được nhiều Doanh nghiệp đang theo đuổi. Đây là hệ thống sử dụng các công cụ một cách tối ưu để giúp Doanh nghiệp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Trong bài viết này, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về phương pháp này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Thế nào là sản xuất tinh gọn?

Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là hệ thống gồm các phương pháp và công cụ quản lý quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và gia tăng sản lượng cho Doanh nghiệp. 

Nguyên tắc cốt lõi của Sản xuất tinh gọn là gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách loại bỏ liên tục các loại lãng phí trong giai đoạn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp.

sản xuất tinh gọn
Lean Manufacturing là công cụ quản lý quá trình sản xuất

>>> ĐỌC THÊM: Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết

2. 8 loại lãng phí mà sản xuất tinh gọn tập trung loại bỏ

Quá trình sản xuất tinh gọn sẽ tập trung loại bỏ những điều không cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và những nguồn lực của mình. Sau đây là 8 loại lãng phí chính mà quá trình sản xuất tinh gọn tập trung để loại trừ khỏi quy trình sản xuất của Doanh nghiệp:

  • Công tác vận chuyển không cần thiết: Doanh nghiệp nên loại bỏ việc vận chuyển nhân viên, công cụ và các thiết bị không cần thiết bằng cách tối ưu hóa và bố trí xây dựng nhà xưởng phù hợp.
  • Dư thừa tồn kho: Việc để hàng tồn kho dư thừa thường khiến doanh nghiệp khó kiểm soát hàng lỗi hoặc gia tăng thời gian của quá trình sản xuất. Chính vì vậy, bạn nên khắc phục vấn đề dư thừa để quá trình sản xuất trơn tru và ổn định hơn. 
  • Những hoạt động dư thừa của con người, máy móc: Trong quá trình hoạt động, việc dư thừa chuyển động giữa con người và máy móc dễ xảy ra. Doanh nghiệp nên tối ưu hóa việc này bằng cách tuân theo các kỹ thuật quản lý một cách khoa học. 
  • Chờ đợi: Nhân viên thường trống thời gian trong quá trình chờ nguyên vật liệu được sản xuất hoặc thiết bị ngưng hoạt động vì bảo trì. Điều này khiến nhân viên và máy móc gặp thời gian chết và không tận dụng được tối đa công suất. 
  • Dư thừa sản xuất: Doanh nghiệp không nên sản xuất sản phẩm bị dư thừa quá nhiều. Điều này khiến tồn đọng hàng tồn kho và trì trệ quá trình mua bán. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất lượng vừa đủ theo nhu cầu của khách hàng. 
  • Gia công lãng phí: Công ty cần giảm thiếu những tính năng và thành phần mà khách hàng không yêu cầu trong sản phẩm. Điều này giúp bạn tiết kiệm được nhân công và chi phí cho việc sản xuất. 
  • Các lỗi khiếm khuyết: Doanh nghiệp cần hạn chế tình trạng sản phẩm lỗi. Sự giảm thiểu này giúp tăng trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí cho quá trình thi công. 
  • Tài năng không được sử dụng: Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thường chú ý đến chất thải và quy trình mà quên mất ý kiến của nhân viên. Đây được xem là một loại lãng phí. Các chuyên gia thường gọi đây là “tài năng không được sử dụng”. Cụ thể là:
    • Mura: Đây là sự lãng phí do nhu cầu đầy biến động của thị trường. Khách hàng thường dễ thay đổi yêu cầu về sản phẩm. Điều này cũng có thể xuất phát từ một số dịch vụ mới. 
    • Muri: Đây là trường hợp doanh nghiệp kết hợp nhiều công việc cùng lúc và dần quá tải. Do đó, việc phân bổ nguồn tài nguyên trở nên quan trọng. Khi có quá ít nhân viên nhưng phải làm nhiều việc, người lao động sẽ mất thời gian để chuyển sang một nhiệm vụ khác. 
    • Muda: Trường hợp này chỉ đến quá trình lãng phí trong công việc dẫn đến giá trị không gia tăng. Chính vì vậy, sản xuất tinh gọn đóng vai trò như công cụ loại bỏ những điều không cần thiết. 
sản xuất tinh gọn
Doanh nghiệp nên trưng cầu ý kiến của nhân viên

>>> XEM NGAY: Quản trị sự thay đổi và 4 nguyên tắc cốt lõi để thành công

 

3. 6 nguyên tắc cốt lõi của sản xuất tinh gọn

Lean Manufacturing được xem là một trong những phương pháp quản trị vô cùng hiện đại. Doanh nghiệp sẽ loại bỏ những điều bất hợp lý và có chiến lược đúng đắn. Hãy để Fastdo giúp bạn tìm hiểu về 6 nguyên tắc chính của quá trình sản xuất tinh gọn nhé!

3.1 Nhận thức về những lãng phí

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu biết và nhận thức rõ ràng về sự lãng phí. Bạn nên xác định những hoạt động hoặc quá trình không giúp gia tăng giá trị từ góc nhìn của khách hàng. Cụ thể, nguyên vật liệu hoặc quy trình dư thừa có thể được loại bỏ. Nếu công ty làm về vận chuyển, bạn nên bố trí nhà xưởng hoặc thuê văn phòng ảo quận 1 hợp lý để tránh tốn chi phí cho việc di chuyển. 

nguyên tắc sản xuất tinh gọn
Bạn nên xác định hoạt động không giúp gia tăng giá trị

>>> THAM KHẢO THÊM: Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả

3.2 Chuẩn hóa hệ thống quy trình

Quá trình sản xuất tinh gọn yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn hóa mọi chi tiết. Cụ thể, bạn phải liệu kê được nội dung, thời gian, quy trình và kết quả cho mọi hoạt động của nhân viên. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và loại bỏ phần lớn sự khác biệt trong lúc người lao động làm việc. 

sản xuất tinh gọn
Doanh nghiệp phải chuẩn hóa mọi chi tiết

>>> ĐỌC NGAY: Quy trình đánh giá nhân viên và cách xây dựng đơn giản

3.3 Chú trọng quy trình liên tục

Doanh nghiệp nên thực hiện quá trình một cách liên tục. Bạn cần vạch rõ lộ trình và hạn chế sự lòng vòng giữa các khâu sản xuất. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải chờ đợi và hàng bị trả về khi chậm quy trình.  

sản xuất tinh gọn
Doanh nghiệp nên thực hiện quá trình một cách liên tục

3.4 Sản xuất Pull

Đối với nguyên tắc truyền thống (Nguyên tắc đẩy – Push) nhà quản lý sẽ thiết lập việc sản xuất tất cả vật liệu cần thiết sao cho phù hợp với khâu cuối cùng. Nhờ đó, mỗi bộ phận sẽ nhận nguyên vật liệu một cách đầy đủ và vào thời điểm thích hợp. Khi đã hoàn thành xong công việc tại một điểm, chi tiết lại chuyển tới nơi khác để xử lý.

 Tuy nhiên, nguyên tắc Pull lại thực hiện theo một cách khác: 

  • Đơn hàng sẽ bắt đầu từ phân đoạn cuối. Lệnh sản xuất của đơn sẽ được đưa đến cuối quá trình sản xuất khi khách hàng đặt đơn và cung cấp thông tin. 
  • Sản phẩm được sản xuất theo kiểu “kéo”, dựa trên nhu cầu của công đoạn sau. Mỗi công đoạn sản xuất được xem là khách hàng của công đoạn kề trước nó. Tóm lại, sẽ không có sản phẩm hay chi tiết nào được thực hiện ở công đoạn trước nếu không có yêu cầu từ công đoạn sau.
  • Tốc độ của việc sản xuất được quyết định bởi tốc độ tiêu thụ công đoạn sau. Cụ thể, mức độ gia công sẽ tương đương với nhu cầu của công đoạn sau.
sản xuất tinh gọn
Mỗi công đoạn liền kề đều quyết định tốc độ sản xuất

3.5 Chất lượng ngay từ gốc

Yêu cầu của sản xuất tinh gọn là việc đảm bảo chất lượng ngay từ gốc rễ. Bạn cần kỹ lưỡng ở bước đầu tiên để quy trình không phạm lỗi tránh việc sửa chữa hoặc làm lại. Điều này giúp việc sản xuất dễ kiểm soát và không mất thời gian làm lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng ở từng khâu cụ thể.

sản xuất tinh gọn là gì
Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng ngay từ gốc rễ

3.6 Không ngừng cải tiến

Lean Manufacturing là phương pháp yêu cầu doanh nghiệp cải tiến từng ngày. Bạn luôn phải loại bỏ những điều bất hợp lý hoặc dư thừa.Chính vì vậy, bậc quản lý và công ty phải hoạt động một cách tích cực và theo dõi tiến độ thường xuyên. Đồng thời, người lao động cũng phải nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.  

sản xuất tinh gọn
Công ty phải luôn không ngừng cải tiến

4. Vì sao nên sản xuất tinh gọn?

Theo công thức tính hiệu suất công việc

Hiệu suất công việc = Kết quả công việc đạt được / Tổng chi phí đã bỏ ra

Trong Tổng chi phí bao gồm 8 loại lãng phí. Do đó, khi Doanh nghiệp tối ưu hóa được yếu tố về chi phí, hiệu suất công việc sẽ gia tăng. Đó cũng chính là nguyên lý của sản xuất tinh gọn. Trong quá trình sản xuất, những lãng phí được loại bỏ sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và tạo được nhiều giá trị hơn.

Quá trình sản xuất tinh gọn đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp lớn nhỏ. Chính bởi ưu điểm nổi bật, phương pháp này được sử dụng rất phổ biến. Dưới đây là một số lợi ích của quy trình sản xuất tinh gọn ảnh hưởng đến sự phát triển thịnh vượng của một doanh nghiệp.

  • Cải thiện năng suất và tính linh hoạt

Người lao động sẽ tiết kiệm thời gian trong việc vận chuyển linh kiện ngay khi hoàn thành thay vì vận chuyển theo lô. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận giúp quy trình sản xuất trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn sẽ kịp thời đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.

  • Loại trừ các hao phí

Các vấn đề như dư thừa hàng tồn kho, thời gian chờ hoặc chuyển động thừa sẽ bị loại bỏ. Việc tinh gọn còn giúp giảm thiểu số lượng các bước di chuyển giữa từng quá trình. Đồng thời, các bộ phận cũng không phải tốn thời gian chờ đợi từng đoạn nghỉ giữa các bước sản xuất. 

  • Cải tiến chất lượng sản phẩm

Một số lượng lớn sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền sẽ không tránh khỏi tình trạng lỗi linh kiện, bộ phận. Chính vì vậy, sản xuất tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được những linh kiện lỗi và cải thiện tối đa chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, công nhân sẽ được cấp quản lý trao quyền ngưng sản xuất và tiến hành khắc phục lỗi chất lượng trong quá trình sản xuất. Các hoạt động sản xuất sẽ được hoàn thiện, đóng gói tại một khu vực theo mô hình work cell. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.

  • Giảm chi phí tồn kho 

Doanh nghiệp hướng tới phương pháp này để giảm thiểu chi phí tồn kho từ thành phẩm, bán thành phẩm. Đồng thời, việc hạn chế mua nguyên liệu thô giúp công ty cắt giảm được tiền thuê nhân công và nhà kho. 

Trái lại, các doanh nghiệp không hướng tới phương pháp tinh gọn sẽ mua nguyên liệu dựa trên phỏng đoán về nhu cầu khách hàng. Điều này sẽ khiến họ gặp tình trạng hao phí và gia tăng chi phí tồn kho,

  • Thúc đẩy tinh thần nhân sự

Chiến lược sản xuất tinh gọn tạo điều kiện cho nhân công tham gia phát triển chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, nhân sự sẽ có thêm động lực để cống hiến cho tổ chức hơn. Ngược lại, khi công nhân thiếu động lực, họ sẽ bị giảm năng suất, nghỉ việc nhiều và làm giảm doanh thu, lợi nhuận của tổ chức.

sản xuất tinh gọn
Cải thiện năng suất và tính linh hoạt rất quan trọng

5. 3 gợi ý giúp thực hiện quy trình sản xuất tinh gọn

Sau khi tìm hiểu các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, bạn đã có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, để quá trình diễn ra thuận lợi, bạn hãy cân nhắc những gợi ý sau nhé:

  • Xây dựng hệ thống sản xuất đơn giản: Doanh nghiệp nên phân nhỏ hệ thống thành từng bộ phận cụ thể. Điều này giúp việc nhà quản lý giám sát một cách chi tiết và hoạt động chất lượng hơn. 
  • Đa dạng hóa các phương pháp: Người lao động ở mỗi bộ phận cần được hỗ trợ để cải tiến cách thức làm việc. Doanh nghiệp nên cung cấp cho nhân viên bức tranh chung về nhiệm vụ để quá trình sản xuất tinh gọn được hiệu quả. 
  • Liên tục thực hiện những cải tiến về thiết kế: Sau khi liên tục tìm kiếm cải tiến, bạn cần đưa vào thực hiện và thay đổi dần. Doanh nghiệp cần lấy ý kiến từ nhân viên để sản xuất tinh gọn trở nên hiệu quả. Sau đó, bạn sẽ nhận được sự đồng tình từ người lao động và giải quyết vấn đề cụ thể.
  • Khách hàng là nhân viên: Doanh nghiệp nên đưa ra các giải pháp tinh gọn hiệu quả. Bạn cần có sự đồng tình từ người lao động. Đồng thời, ý kiến và phản hồi từ nhân viên sẽ giúp công ty có cái nhìn cụ thể hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đào tạo và cung cấp đủ kiến thức cho nhân viên về sản xuất tinh gọn.
sản xuất tinh gọn
Doanh nghiệp cần liên tục cải tiến về thiết kế

6. Khám phá quy trình sản xuất tinh gọn của Nike

Để hiểu rõ hơn về sản xuất tinh gọn, bạn hãy cùng Fastdo tìm hiểu về mô hình chuỗi cung ứng của hãng giày Nike. Nhãn hàng đã tận dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi bằng cách đặt nhà máy dưới sự điều hành của một bộ phận nhân viên. Nike chỉ thực hiện việc nghiên cứu, thiết kế và phân phối sản phẩm cho khách hàng. 

Cụ thể, nhãn hàng sẽ chỉ tập trung vào một vài giai đoạn. Những công việc không phải thế mạnh của Nike sẽ được giao cho bên khác quản lý với chi phí thấp. Nhờ đó, thương hiệu có thể tập trung vào phát triển marketing, thiết kế và quản lý sản phẩm.

Tính đến hiện tại, khoảng 85% thương hiệu về giày dép và 76% ngành hàng may mặc của Nike đều dựa trên sản xuất tinh gọn. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ hội tập trung hơn vào việc nâng cấp và đổi mới sản phẩm. Đồng thời, Nike sẽ dành thời gian và chi phí cho việc đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao. 

sản xuất tinh gọn
Thương hiệu Nike

Qua đó, Nike đã áp dụng sản xuất tinh gọn cho việc giảm thiểu chất thải và đổi mới chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, nhãn hàng còn đầu tư vào phương pháp và quá trình sản xuất hiện đại. 

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng được đào tạo bài bản để có thể sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới. Nhãn hàng đã trực tiếp trao quyền quản lý cho người lao động và nhân công. Nhờ đó, Nike đã tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu mà sản phẩm vẫn chất lượng.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn mô hình sản xuất tinh gọn. Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp loại bỏ các yếu tố không cần thiết. Nhờ đó, quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả và trải nghiệm khách hàng được tăng cao. Fastdo rất hy vọng doanh nghiệp có thể áp dụng tốt 6 nguyên tắc đã được đề cập để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng nhé!

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Đăng ký nhận Bản Demo phần mềm fWork

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (20 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo