Quản lý vi mô là phong cách làm việc mà ai đã từng làm trong các doanh nghiệp đều biết đến. Tuy nhiên, phong cách này có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách áp dụng của doanh nghiệp. Bài viết này FASTDO sẽ chia sẻ với bạn khái niệm quản lý vi mô và khi nào cần áp dụng phong cách này. Hãy cùng theo dõi nhé!
>>>> XEM THÊM:
- Mô hình ASK là gì? Cách đánh giá năng lực theo mô hình ASK
- Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững
- Founder là gì? 6 Phẩm chất cần có ở một người làm Founder
1. Quản lý vi mô là gì?
Quản lý vi mô (Micromanagement) là cách thức quản lý nhân viên cực đoan, tập trung vào các chi tiết nhỏ. Các micromanager sẽ không hướng dẫn cách thực hiện công việc và đặt ra thời hạn cho nhân viên. Họ chỉ chú ý đến mọi hành động của nhân viên, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá và phê bình các nhân viên này.
>>>> ĐỌC NGAY: Quản trị khủng hoảng & Kỹ năng giải quyết “Khủng Hoảng”
2. Ảnh hưởng của phong cách quản trị vi mô trong doanh nghiệp
Dưới đây là những ảnh hưởng của phong cách quản trị vi mô trong doanh nghiệp.
2.1 Năng suất giảm
Nếu nhà quản lý cứ giám sát và chỉ việc cho nhân viên, họ sẽ bị lệ thuộc và trở nên thụ động hơn. Từ đó làm giảm tính linh hoạt của nhân viên, đồng thời khiến quản lý trở nên bận rộn để giải quyết công việc.
>>> ĐỌC THÊM: Năng suất là gì? 2 Tiêu chí đánh giá năng suất hiệu quả
2.2 Tinh thần sa sút
Nhân viên khi làm việc cũng cần có sự tự chủ. Tuy nhiên, mọi quyết đinh mà họ đưa ra đều phải được sự đồng ý của nhà quản lý. Do đó, nhân viên sẽ cảm thấy rất khó chịu, có thể chống đối và không muốn làm việc nữa.
>>> KHÁM PHÁ NGAY: Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Những điều cần biết về nhà lãnh đạo và nhà quản lý
2.3 Giảm sự sáng tạo, đổi mới
Nhân viên nhận thấy các ý kiến của họ không tốt, thường bị phê bình, vậy nên họ cũng rất ngại đóng góp ý kiến, làm giảm khả năng sáng tạo. Nhân viên chỉ làm theo những gì quản lý sắp xếp sẵn và làm theo cách mà nhà quản lý yêu cầu.
>>> ĐỌC THÊM: Tư duy chiến lược và 8 kỹ thuật rèn luyện hiệu quả
2.4 Mất lòng tin
Những nhà quản lý có phong cách vi mô thường bị nhân viên đánh giá là một người luôn áp đặt công việc. Họ nghĩ rằng nhà quản lý không tin tưởng vào khả năng làm việc của họ, cảm thấy bị mất lòng tin và không nhận thấy giá trị, đóng góp của họ đối với công ty.
>>> ĐỌC NGAY: Tất tần tật những điều cần biết về nhóm tính cách ESFP
2.5. Mất đi các nhân tài
Không có nhân viên nào muốn làm việc trong một doanh nghiệp mà mọi hoạt động của mình đều bị giám sát, đặc biệt là những nhân viên có năng lực tốt. Họ muốn làm việc thoải mái, có thể đóng góp ý kiến để doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
>>> ĐỌC NGAY: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả
2.6 Ngăn cản đánh giá các kỹ năng
Các nhà quản lý không để cho nhân viên tự thực hiện công việc, vậy nên rất khó để đánh giá các kỹ năng mà họ đang có. Bên cạnh đó, nhân viên không thể biết được công việc nào được sắp xếp sẵn, thành tích nào nhân viên tự đạt được để đánh giá cho chính xác.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 10 phương pháp đánh giá nhân viên chính xác, hiệu quả nhất
2.7 Cản trở sự phát triển và học tập
Khác với phong cách quản lý vĩ mô, Micromanagement đòi hỏi sự kiểm soát một cách chi tiết. Sự kiểm soát quá nhiều khiến nhân viên không thể thể hiện được năng lực thật sự của họ trong công việc. Họ không muốn học hỏi, trau dồi bản thân thêm nữa vì năng lực của họ dù thế nào cũng không được nhà quản lý xem trọng.
Quản lý vi mô chỉ mang lại kết quả nếu được áp dụng trong ngắn hạn, còn về lâu dài thì thực sự không ổn. Việc quản lý quá chặt như vậy sẽ bị phản tác dụng, ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây bất lợi cho sự phát triến của doanh nghiệp sau này. Do đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp không áp dụng phong cách quản lý này.
>>>> XEM NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
3. Dấu hiệu nhận biết quản lý vi mô trong doanh nghiệp
Micromanagement có một số dấu hiệu rất rõ để bạn có thể nhận biết được. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết quản lý vi mô trong doanh nghiệp:
- Các micromanager không để nhân viên làm việc độc lập. Họ sẽ giám sát quá trình làm việc, sau đó đưa ra các đánh giá, nhận xét, đề xuất,… Ngoài ra, các micromanager thường tham gia vào tất cả các nhiệm vụ của nhân viên.
- Nhà quản lý vi mô không quan tâm đến việc kinh doanh của họ mà chỉ chú ý đến các chi tiết nhỏ. Nếu micromanager thấy một lỗi nhỏ nào đó, họ sẽ thu lại công việc vừa giao và cố gắng tự hoàn thành.
- Các micromanger không muốn nhân viên đóng góp ý kiến cũng như tự đưa ra quyết định. Vì vậy, trong nhiều trường hợp các ý kiến và quyết định của họ bị phản tác dụng.
- Một dấu hiệu khác là các micromanager thường xuyên can thiệp vào công việc của người khác. Họ kiêu ngạo rằng họ biết mọi thứ nên đánh giá thấp chuyên môn của người khác.
>>>> XEM NGAY: HR Business Partner là gì? Vai trò trong Doanh nghiệp
4. Micromanagement nên được áp dụng khi nào?
Micromanagement không phải hoàn toàn là xấu. Do đó, nhà quản lý cần phải biết cách áp dụng phong cách này một cách hợp lý. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết được khi nào nên áp dụng quản lý vi mô nhé!
4.1. Tuyển dụng ứng viên
Để tuyển chọn được ứng viên tài năng và gắn bó lâu dài, doanh nghiệp cần có một quy trình đánh giá năng lực kỹ lưỡng. Việc đánh giá kỹ lưỡng như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian khi loại những ứng viên không phù hợp ngay từ đầu.
>>> ĐỌC NGAY: 5 lưu ý để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả
4.2. Định hướng, onboarding nhân viên mới
Quy trình định hướng, onboarding nhân viên mới cần sự quản lý vi mô từ những người giàu kinh nghiệm. Họ cần được hướng dẫn cụ thể ngay từ đầu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hơn trong tương lai.
>>> ĐỌC NGAY: Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả
4.3. Bắt đầu một dự án mới, quy trình mới
Khi cần triển khai một dự án mới hoặc một quy trình mới, bạn nên áp dụng phương pháp quản lý vi mô. Bởi phong cách này sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình triển khai và khắc phục kịp thời.
>>> ĐỌC NGAY: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả
4.4. Có nhân viên bị “gắn cờ đỏ”
Khi có nhân viên bị “gắn cờ đỏ”, có nghĩa là họ sắp bị thôi việc, bạn nên triển khai phương pháp này. Hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được giám sát chặt chẽ, từ đó cải thiện chất lượng làm việc của họ tốt hơn.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Business Model Canvas là gì? Cách sử dụng mô hình Canvas
4.5. Giải quyết các vấn đề tài chính hoặc pháp lý
Quản lý vi mô là giải pháp tối ưu nhất khi doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn về tài chính hoặc pháp lý. Các vấn đề sẽ được rà soát lại kỹ lưỡng, giúp bạn nhanh chóng khắc phục được những vấn đề này.
>>>> TÌM HIÊU NGAY: Sơ đồ tổ chức công ty & Cách vẽ cơ cấu DN đơn giản kèm mẫu
4.6. Thay đổi chiến lược
Micromanagement sẽ là sự lựa chọn phù hợp nếu doanh nghiệp của bạn đang thay đổi chiến lược hoạt động. Quản lý vi mô sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình làm việc cũng như vai trò và nhiệm vụ của họ trong chiến lược mới.
>>> XEM THÊM: 10 Phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần biết
4.7. Thay đổi quản lý cấp cao
Quản lý vi mô được áp dụng đối với các nhà quản lý cấp cao mới. Điều này sẽ giúp họ thích nghi với môi trường làm việc nhanh chóng hơn, nhờ có sự hướng dẫn tận tâm và đánh giá kỹ lưỡng của cấp trên.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng
4.8. Tham gia các hoạt động rủi ro cao
Micromanagement sẽ phù hợp với các ngành công nghiệp nguy hiểm hoặc những hoạt động có rủi ro cao. Phong cách này sẽ giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình làm việc, đảm bảo sự an toàn cho nhân viên.
>>> XEM NGAY: Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO là gì? 5 Bí quyết nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ
5. Cách áp dụng micromanagement thành công?
Nhiều người đã biết được những trường hợp có thể áp dụng phong cách quản lý micromanagement, tuy nhiên để áp dụng một cách thành công thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây các cách áp dụng micromanager thành công:
5.1 Có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp
Micromanagement sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp. Bạn sẽ nhận ra các vấn đề dễ dàng hơn và hướng dẫn lại cho nhân viên cách để khắc phục các vấn đề đó.
5.2 Lắng nghe nhân viên
Nhân viên là những người hiểu rõ về vấn đề của họ nhất. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe nhân viên nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ những kỳ vọng của mình ở nhân viên của mình để họ có thể tự thay đổi và phát triển tốt hơn.
5.3 Đặt mục tiêu rõ ràng
Cần phải xác định rõ mục tiêu và kết quả mà bạn mong đợi ở nhân viên. Như vậy, bạn đã có một khung tiêu chuẩn đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên tự chủ trong công việc một cách dễ dàng.
5.4 Tôn trọng và kết nối với nhân viên
Tích cực tương tác là yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn micromanagement là một phương pháp quản lý tốt trong công ty. Nhà quản lý cần phải hướng dẫn nhân viên tận tình, không phê bình hay chỉ trích họ. Bên cạnh đó, bạn tôn trọng và kết nối với nhân viên nhiều hơn.
6. Mẹo xử lý thông minh nếu doanh nghiệp tồn tại phong cách quản lý vi mô
Dưới đây là các mẹo xử lý thông minh nếu doanh nghiệp tồn tại phong cách micromanagement:
6.1 Đối với một micromanager
Nếu bạn là người áp dụng quản lý vi mô với nhân viên, họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và không muốn làm việc với bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thay đổi phong cách làm việc này:
- Thay đổi thái độ của bạn đối với nhân viên.
- Không quá để tâm vào các chi tiết nhỏ.
- Không nên ra lệnh cho nhân viên, chỉ nên cho họ lời khuyên để họ có thể tự sửa đổi tốt hơn.
- Tương tác và lắng nghe nhân viên nhiều hơn.
- Tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ ý kiến, vấn đề,….
- Tin tưởng bàn giao công việc cho nhân viên.
- Phân chia công việc cho đúng người.
- Cho nhân viên biết bạn đang kỳ vọng gì ở họ.
6.2 Đối với người bị micromanage
Sẽ rất ngột ngạt và khó chịu nếu bạn phải làm việc với cấp trên có phong cách làm việc này. Đây là một số cách giúp bạn thoát ra khỏi tình trạng này:
- Đề xuất thay đổi cách làm việc với nhà quản lý.
- Thông cảm cho quan điểm của nhà quản lý .
- Tự nhìn nhận thái độ và năng suất làm việc của bản thân.
- Chứng minh năng lực của bạn với nhà quản lý.
- Tình nguyện làm thêm các nhiệm vụ khác.
- Thường xuyên cập nhật thông tin để nhà quản lý dễ theo dõi quá trình làm việc của bạn.
- Chủ động báo cáo, phản hồi,… công việc với nhà quản lý.
- Luôn tuân thủ các nguyên tắc làm việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về quản lý vi mô mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Fastdo hi vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về phong cách làm việc này và cân nhắc khi áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: