Mô hình 5m là phương pháp được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng. Áp dụng 5m một cách thông minh sẽ mang đến nhiều lợi ích không thể phủ nhận cho việc vận hành doanh nghiệp cũng như hiệu suất công việc. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu về mô hình 5m nhé!
>>>> XEM THÊM:
- Mô hình ASK là gì? Cách đánh giá năng lực theo mô hình ASK
- 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party
- Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết
- Chứng chỉ PMP là gì? Các thông tin cần thiết về kỳ thi PMP
1. Định nghĩa mô hình 5m
Mô hình 5m là khái niệm dùng để chỉ phương pháp quản lý lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Trong đó, 5m được lấy từ 5 chữ cái đầu tiên của 5 yếu tố gồm:
- Material: Nguyên vật liệu, linh kiện
- Machine: Thiết bị, máy móc
- Method: Phương pháp, thao tác
- Man: Người thực hiện
- Measurement: Kiểm tra, đo lường
Mô hình 5m được đánh giá cao bởi tạo nên sự ổn định trong tiến trình sản xuất, đáp ứng quy luật cung -cầu trên thị trường.
>>> XEM NGAY: Phong cách lãnh đạo dân chủ: Sức mạnh của trao quyền
2. Nội dung mô hình 5m
Mô hình 5m được tạo nên bởi 5 yếu tố sau đây:
2.1 Material: Nguyên vật liệu, linh kiện
Nguyên vật liệu, linh kiện là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi quy trình sản xuất, tạo ra các hàng hóa cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu, linh kiện là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu. Bởi bất kỳ sai sót về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu sẽ làm thay đổi chất lượng và công năng của các sản phẩm được tạo ra.
Bên cạnh đó, nguyên vật liệu, linh kiện còn ảnh hưởng đến vấn đề lắp ráp các thiết bị hay gia công hàng hóa. Nếu bạn sử dụng sai loại nguyên vật liệu, linh kiện sẽ khiến ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất, gây ra lỗi nghiêm trọng với hàng hóa khi hoàn thành. Điều này dẫn đến các chi phí phát sinh do hàng hóa không đạt yêu cầu.
Chính vì các vấn đề trên nên yêu cầu đặt ra đối với Material cụ thể như sau:
- Các cá nhân quản lý, điều hành quá trình sản xuất của doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng về thể loại, số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu, linh phụ kiện. Để tiện cho việc kiểm soát, doanh nghiệp nên đưa ra các quy định, tiêu chuẩn riêng dựa vào lĩnh vực kinh doanh.
- Đối với các lỗi phát sinh từ yếu tố nguyên vật liệu, linh kiện; các cá nhân phải tiến hành kiểm tra để phát hiện nguyên nhân, nguồn gốc lỗi. Nếu lỗi xuất phát từ nhà cung ứng; doanh nghiệp phải kịp thời làm việc lại để nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, linh kiện đó. Trường hợp lỗi nghiêm trọng thì buộc nhà cung ứng phải nhận lại nguyên vật liệu kém chất lượng và bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
>>> ĐỌC THÊM: POLC – Nền tảng cốt lõi quyết định sự tồn tại của Doanh nghiệp
2.2 Machine: Thiết bị, máy móc
Công năng của thiết bị, máy móc ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng, thời gian tạo ra hàng hóa, sản phẩm. Vì thế, nhà quản lý phải không ngừng đưa ra các giải pháp để cải tiến thiết bị nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành sản xuất.
Để đảm bảo các thiết bị, máy móc tại doanh nghiệp được đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp cần:
- Xem xét tính ổn định, công năng, tính chính xác của các loại máy móc trong quá trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm.
- Đặt ra các tiêu chuẩn nhất định và áp dụng chúng khi tiến hành kiểm tra máy móc.
- Định kỳ phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo quá trình vận hành sản xuất hàng hóa được thông suốt, không gián đoạn.
>>> ĐỌC NGAY: 11 phương pháp quản lý công việc hiệu quả nhất mà bạn cần ghi nhớ
2.3 Man: Người thao tác
Nguyên vật liệu, linh kiện chất lượng; thiết bị, máy móc tân tiến nhưng nếu người thao tác không có chuyên môn tốt thì mọi thứ đều trở về con số 0. Vì thế, người thao tác máy móc, thiết bị phải được đào tạo kỹ lưỡng, nắm bắt được các quy trình vận hành máy móc. Đồng thời, người thao tác còn phải nắm được các kiến thức chuyên môn để có thể linh hoạt xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.
Vậy nên, doanh nghiệp phải thường xuyên và tạo điều kiện để người thao tác được trau dồi các kiến thức chuyên môn bằng các buổi huấn luyện, tập huấn, …
>>> ĐỌC NGAY: Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn
2.4 Method: Phương pháp thao tác
Có được phương pháp thao tác tốt giúp việc vận hành tạo ra hàng hóa, sản phẩm được tối ưu. Một phương pháp tốt sẽ giúp nhà sản xuất không vượt khỏi quy chuẩn, quy trình sản xuất chuẩn. Điều này giúp gia tăng năng suất, tối ưu hàng hóa, sản phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp sẽ đưa ra bảng tiêu chuẩn riêng cho một phương pháp chuẩn chỉnh. Và nó sẽ được sử dụng như một thước đo. Điều này giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hạn chế sự cố, rủi ro.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên
2.5 Measurement: Kiểm tra, đo lường
Đây là bước cuối cùng trong mô hình 5m. Nó được xem là “cổng ngõ cuối cùng” trước khi hàng hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường.
Bước kiểm tra, đo lường đóng vai trò khẳng định lần cuối về chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng hóa trước khi đưa chúng đến tay người tiêu dùng.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và tầm quan trọng
3. Lợi ích của mô hình 5m
Từ sự phân tích các yếu tố tạo nên mô hình 5m của nhà lãnh đạo, bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng mang lại những lợi ích dưới đây:
- Đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra thông suốt, giảm thiểu rủi ro. Tức từ các bước đầu vào đến bước đầu ra đều được phân định nhiệm vụ rõ ràng, có sự kiểm tra về tính đáp ứng tiêu chuẩn, chuẩn hóa theo thứ tự. Vì thế, mọi sai sót đều được kịp thời phát hiện và khắc phục.
- Nâng cao năng suất làm việc: công việc được vận hành một cách trơn tru, công tác phối hợp nhịp nhàng, các vấn đề nhanh chóng được phát hiện và giải quyết.
- Thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa nhân viên với nhân viên, giữa cấp quản lý với nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Vì giảm thiểu được các sự cố, quy trình vận hành trơn tru nên tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí để khắc phục sự cố và các vấn đề bên lề của quy trình vận hành, sản xuất.
Chính vì những lợi ích trên nên không quá bất ngờ khi rất nhiều nhà quản lý các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mô hình 5m.
>>>> ĐỌC NGAY: 9 cách lấy lại tinh thần hiệu quả khi mất động lực làm việc
4. Những yếu tố tác động đến mô hình 5m
Ngoài 5 yếu tố chính tạo nên mô hình 5m của nhà lãnh đạo, mô hình 5m còn chịu sự tác động, ảnh hưởng từ một số yếu tố dưới đây:
- Môi trường xung quanh: Đó là những yếu tố như: nhiệt độ, điều kiện thời tiết, … Các yếu tố này tưởng chừng như không liên quan nhưng lại có sự tác động không nhỏ đến tiến trình sản xuất và chất lượng, số lượng của các sản phẩm, hàng hóa. Thậm chí, chúng còn có thể ảnh hưởng đến sự vận hàng của các loại máy móc, nguyên liệu, linh kiện trong các điều kiện nhất định.
- Yếu tố chủ quan từ sự quản lý của các cấp quản lý: Quy trình vận hành, sản xuất có thể thay đổi theo những chỉ đạo từ cấp quản lý. Kéo theo đó, chất lượng, số lượng của hàng hóa được tạo ra sẽ cũng khác đi so với quỹ đạo ban đầu. Do đó, trên thực thế, không ít quy trình sản xuất bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực bởi ý chí chủ quan của cấp lãnh đạo.
Áp dụng mô hình 5m một cách đúng đắn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vì thế, ở vai trò của một cấp lãnh đạo, bạn đừng ngại tìm hiểu và áp dụng mô hình này tại doanh nghiệp của mình. Hy vọng FASTDO sẽ sớm nhận được các phản hồi tích cực của bạn sau khi áp dụng mô hình 5m tại doanh nghiệp!
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/
>>> ĐỌC NGAY KIẾN THỨC VỀ DOANH NGHIỆP:
- 13 kỹ năng quản lý dự án giúp bạn thành công trong công việc
- 4 hình thức quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay
- Tổng hợp top 08 kỹ năng lãnh đạo cần có năm 2024
- Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty