KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Macro Management Là Gì? Trao Quyền Hay Là Sự Bỏ Mặc

Facebook
Twitter
LinkedIn

Macro management là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm nhất lúc này. Phong cách quản lý này được biết đến với khả năng gia tăng sự tin cậy, sự gắn bó và quyền sở hữu trong đội nhóm. Quản lý vĩ mô có nhiều lợi thế, nhưng việc trở thành một nhà quản lý vĩ mô cũng cần rất nhiều thời gian và công sức.

Trong bài viết này, Fastdo sẽ giới thiệu cho bạn nội dung cụ thể của loại phong cách này cùng với 6 mẹo hữu ích để phát triển bản thân trở thành nhà quản lý hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

1. Khái niệm Macro Management – Quản lý vĩ mô là gì?

Macro Management là một phong cách lãnh đạo mang lại cho nhân viên quyền kiểm soát và quyền tự chủ trong công việc. Thay vì cung cấp phản hồi trực tiếp về các nhiệm vụ riêng lẻ, các nhà quản lý hỗ trợ  thành viên của mình trong việc tự tìm hiểu về công việc.

Bằng cách làm rõ mục tiêu, các nhà lãnh đạo vĩ mô giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, các nhà quản lý vĩ mô tập trung vào kết quả và mục tiêu, cho phép nhân viên của họ quyết định cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó.

Macro management là gì
Macro Management – Quản lý vĩ mô là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Quản lý vi mô (micromanagement) là gì? Khi nào cần áp dụng?

2. Vai trò của Macro Management – Quản lý vĩ mô là gì?

Phương pháp quản lý vĩ mô cung cấp cho các nhà quản lý một tầm nhìn tổng thể. Theo đuổi phong cách quản lý vĩ mô, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định và trao quyền cho nhân viên trong việc hoàn thành các dự án. Điều này không có nghĩa là họ sẽ bỏ mặc nhân sự của mình. Trái lại, các nhà quản lý vĩ mô luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên của mình trong các tình huống cần thiết và khi có yêu cầu trợ giúp từ nhân viên.

Để trở thành một nhà quản lý vĩ mô giỏi, bạn cần hội tụ rất nhiều kỹ năng. Vậy những kỹ năng quan trọng mà bạn cần để trở thành một nhà quản lý vĩ mô là gì?

  • Ủy quyền công việc.
  • Trao quyền cho nhân viên.
  • Dẫn dắt bằng ví dụ.
  • Xây dựng niềm tin.
macro-management-la-gi
Vai trò của Macro management – Quản lý vĩ mô là gì?

>>> ĐỌC THÊM: Quản trị là gì? 8 căn cứ phân biệt Quản trị và Quản lý

3. Ưu, nhược điểm của phong cách Quản lý vĩ mô là gì?

Để có thể khai thác toàn bộ những giá trị của phong cách quản lý vĩ mô, bạn cần nắm rõ được những ưu – nhược điểm của nó. Sau đây, hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay một vài ưu – nhược điểm của phong cách quản lý vĩ mô nếu bạn lựa chọn trở thành một macro manager!

3.1 Ưu điểm phong cách quản lý vĩ mô

Quản lý vĩ mô được đánh giá là có lợi và phù hợp với các tầng trên của hệ thống phân cấp trong một tổ chức. Bởi lẽ, phong cách cho phép nhân viên làm việc với quyền tự chủ nhiều hơn.

Chẳng hạn, quản lý của một bộ phận trong tổ chức có thể giao nhiệm vụ cho các nhân viên cấp dưới tuân thủ kế hoạch chiến lược tổng thể nhưng họ phải tự đưa ra cách tốt nhất để thực hiện chiến lược đó.  Một ví dụ khác, giám đốc của một công ty có thể đưa ra những ý tưởng tổng quát cho đội ngũ điều hành. Từ đó, mỗi cá nhân trong ban điều hành dựa vào chuyên môn để lên kế hoạch chi tiết cho ý tưởng đã được đưa ra.

macro-management-la-gi
Ưu điểm của Macro management – Quản lý vĩ mô là gì?

>>> XEM THÊM: 11 kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả cần có của một leader team

3.2 Nhược điểm phong cách quản lý vĩ mô

Người giám sát của bạn có thể ở xa và không được thông báo trực tiếp về các vấn đề hàng ngày mà nhóm phải đối mặt. Đôi khi, người quản lý có thể mất nhiều thời gian trước khi nhận thức được các thách thức mà nhóm phải đối phó.

Thêm vào đó, sự giám sát trực tiếp tối thiểu của quản lý với nhân viên cấp dưới có thể được đánh giá là sự thiếu hiểu biết về công việc mà mỗi nhân viên được yêu cầu thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành những cột mốc quan trọng nếu người quản lý không nắm rõ về các vấn đề có thể cản trở khả năng hành động của nhóm.

macro-management-la-gi
Nhược điểm của phong cách quản lý vĩ mô là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao

4. Tại sao Macro Management lại hiệu quả hơn?

Có rất nhiều nguyên do giúp cho Macro Management hiệu quả hơn so với Micro Management. Trong số đó có 3 nguyên nhân chính sau:

4.1 Nhân viên có quyền tự chủ cao hơn

Đối với một nhà quản lý vĩ mô, kết quả công việc là yếu tố mà họ quan tâm nhất. Nhà lãnh đạo có thể diễn giải những ý tưởng cho đội ngũ nhân viên và đề nghị họ dựa vào chuyên môn cá nhân để triển khai thay vì đưa ra những bước đi chi tiết. Khi đi theo nhà quản lý này, nhân viên sẽ có cơ hội được giải phóng năng lực của mình, có không gian và thời gian để rèn luyện và phát triển bản thân.

Một người trưởng nhóm khôn ngoan sẽ luôn đặt sự tự giác và sáng tạo lên hàng đầu. Thay vì áp đặt quá mức về giờ giấc làm việc hay báo cáo nhỏ lẻ, nhà lãnh đạo nên tập trung vào các mục tiêu và chiến lược cho công việc. Trong môi trường này, các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy được công nhận, trao quyền để tạo ra ý tưởng mới và tìm giải pháp tốt nhất cho các vấn đề cũ.

macro-management-la-gi
Nhân viên có quyền tự chủ cao hơn

>>> ĐỌC NGAY: Kanban là gì? 5 lưu ý để áp dụng phương pháp Kanban hiệu quả

4.2 Môi trường làm việc lành mạnh

Một môi trường làm việc lành mạnh là nơi đáp ứng 2 yếu tố sau:

  • Không có sự soi xét: Rất nhiều nhân viên cảm thấy sợ hãi khi làm việc theo với một nhà quản lý vi mô. Bởi sự gò bó và người quản lý tham gia quá nhiều vào quá trình làm việc của họ. Khi đi theo một nhà quản lý vĩ mô, bạn không cần lúc nào cũng lo lắng bị thúc giục để thực hiện công việc, miễn sao năng suất của bạn không bị cản trở.
  • Được đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản: Người quản lý vĩ mô thường có tính cách phóng khoáng, thoải mái và biết nên làm gì. Họ có thể sẵn sàng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của nhân viên. Điều mà một người quản lý thực sự quan tâm là nhân viên có tất cả các yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, giúp nhân viên thoải mái và làm việc hiệu quả hơn.
Macro management là gì
Môi trường làm việc lành mạnh

>>> ĐỌC THÊM: PDCA là gì? Hướng dẫn chi tiết về chu trình PDCA từ A-Z

4.3 Tập trung phát triển kỹ năng

Sự tập trung đào tạo và phát triển kỹ năng của nhân viên mang lại nhiều lợi ích. Nhà quản lý thông minh sẽ biết cách biến đội ngũ thành cánh tay đắc lực để triển khai ý tưởng. Do vậy, sự đầu tư thông minh nhất chính là đầu tư vào con người. Một đội nhóm mạnh mẽ sở hữu các cá nhân ưu tú và có khả năng làm việc với nhau như:

  • Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm: Việc được giao trọn dự án hay công việc sẽ khiến nhóm nhân viên phải tự tìm cách làm việc cùng nhau. Một môi trường có văn hóa lành mạnh là nơi nhân viên có khả năng làm việc hòa hợp. Nếu không đứng vững, bản thân bạn sẽ tự đào thải khỏi doanh nghiệp.
  • Bứt phá năng lực bản thân: Dưới quyền quản lý vĩ mô, nhân viên sẽ đặc biệt tập trung cao độ đến công việc của mình. Họ được giao nhiệm vụ phụ trách hoàn toàn công việc, tự tìm câu trả lời cho các vấn đề khó. Khi có trách nhiệm, họ sẽ tự giác học hỏi và trau các năng lực để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
macro-management-la-gi
Tập trung phát triển kỹ năng

>>> XEM NGAY: Quản lý là gì? 7 chức năng cơ bản của Quản lý và Nhà quản lý

5. Ranh giới mong manh giữa sự trao quyền và bỏ mặc

Giải pháp phần mềm quản trị MỤC TIÊU OKRs TỐT NHẤT VIỆT NAM – Được thiết kế dựa trên nguyên lý của cha đẻ OKRs – Andy Grove. Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp 200%/năm cùng với Fastdo tại đây

Trải nghiệm miễn phí ngay

Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện - fOKRs
Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện – fOKRs

Sự trao quyền và bỏ mặc có một ranh giới rất mong manh. Điều này có nghĩa là bạn không thể lạm dụng quản lý vĩ mô trong mọi trường hợp. Trên thực tế, các nhà nhà lãnh đạo có thể kém thành công về kết quả và hiệu quả kinh doanh so với các nhà quản lý vi mô bởi các nguyên nhân sau đây:

5.1 Không hỗ trợ được nhân viên khi cần thiết

Nếu bạn là một quản lý có tầm nhìn, nhưng lại mong muốn nhân viên của mình hoàn thành công việc chỉ với một dòng email thông báo về dự án. Kết quả của sự thiếu định hướng từ đầu vào này sẽ là sự chênh lệch giữa kỳ vọng của nhà quản lý với kết quả thực tế của nhân viên. Hệ quả của vấn đề này là gây mất thời gian, công sức và tài chính trong việc sửa chữa sai lầm.

macro-management-la-gi
Không hỗ trợ được nhân viên khi cần thiết

>>> ĐỌC THÊM: POLC – Nền tảng cốt lõi quyết định sự tồn tại của Doanh nghiệp

5.2 Sự giám sát lỏng lẻo

Quản lý theo mô hình vĩ mô sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái bởi không có sự giám sát chặt chẽ của quản lý. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hệ lụy tiêu cực bao gồm những hiện tượng ý thức kém như đến văn phòng rồi đi cafe, chơi cả ngày trên máy tính, đi muộn – về sớm, nói chuyện riêng, và thậm chí tán tỉnh nhau trong giờ làm việc.

Các nhà quản lý thường ít có khuynh hướng góp ý về những tình huống này. Tệ hơn cả, thay vì nhận ra nguyên nhân chính ở phía mình, họ thường có xu hướng chỉ trích và phàn nàn nhân viên.

macro-management-la-gi
Sự giám sát lỏng lẻo

>>> ĐỌC THÊM: Năng suất là gì? 2 Tiêu chí đánh giá năng suất hiệu quả

5.3 Không tạo sự gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên

Không tạo sự gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên là nguyên nhân cốt lõi khiến doanh thu sụt giảm của các nhà hàng theo nghiên cứu của chương trình Restaurant Impossible do đầu bếp Robert Irvine thực hiện. Nhân viên muốn bỏ doanh nghiệp, quản lý lại muốn sa thải nhân viên.

Bởi lẽ, nhân viên cảm thấy bị bỏ rơi và không được hỗ trợ khi cần, nhưng vẫn bị đánh giá kết quả không tốt, dần dần gây ra sự mâu thuẫn trong cách làm việc. Từ đó, người quản lý sẽ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát tình hình, cả về công việc lẫn tâm lý của nhân viên.

macro-management-la-gi
Không tạo sự gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên

5.4 Rủ bỏ trách nhiệm

Thông thường, người quản lý vĩ mô hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên để hoàn thành các công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không đưa ra những chỉ dẫn hay hỗ trợ nhất định thì các thành viên trong nhóm rất dễ bị lệch hướng.

Trong thực tế, một số người lại cố tình áp dụng quản lý vĩ mô là do sợ hãi. Trưởng nhóm ủy thác hoàn toàn các dự án cho nhân viên và nghĩ rằng mình không có trách nhiệm cho sự thất bại của chúng. Với tư cách là người đứng đầu, mọi thành công hay thất bại đều là trách nhiệm của bạn. Kết quả cuối cùng là bạn không đem lại được hiệu quả trong công việc với tư cách là một nhà quản lý.

Macro management là gì
Người quản lý rũ bỏ trách nhiệm

6. 6 Tips trở thành nhà quản lý vĩ mô hiệu quả

Macro management là một phương pháp hữu ích để trao quyền tự chủ cho nhân viên của bạn. Nhiều nhà lãnh đạo nhận thấy rằng quản lý vĩ mô có thể làm gia tăng tính sáng tạo và sự gắn kết của nhóm. Vậy 6 mẹo giúp bạn thực hành tốt phong cách quản lý vĩ mô là gì? Cùng Fastdo tìm hiểu ngay nhé!

6.1 Làm rõ mục tiêu

Yếu tố quan trọng của quản lý vĩ mô là cung cấp cho nhân viên của bạn ý thức rõ ràng về mục tiêu cuối cùng của bạn. Để nhóm của bạn hoạt động hiệu quả trong khi bạn quản lý macro, các thành viên đều cần một bức tranh rõ ràng về việc ai đang làm gì vào thời điểm nào.

Bằng cách hiểu công việc của họ đang hỗ trợ những sáng kiến nào và mục tiêu mà những sáng kiến đó hướng tới, họ có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên và thực hiện công việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, hãy đảm bảo rằng họ biết:

  • Công việc của họ đang đóng góp như thế nào vào các mục tiêu lớn hơn của công ty và nhóm.
  • Những công việc thực sự quan trọng là gì?
  • Deadline quan trọng không thể trì hoãn trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Mọi công việc linh hoạt hoặc ngày hoàn thành.
macro-management-la-gi
Làm rõ mục tiêu

6.2 Sự hiện diện kịp thời của ban quản lý

Quản lý vĩ mô cho phép nhân viên của bạn tự kiểm soát công việc, nhưng bạn vẫn cần có mặt để giải quyết các vấn đề và hỗ trợ khi cần thiết. Vai trò của một người quản lý là cổ vũ, hỗ trợ và huấn luyện.

Một trong những cách tốt nhất để luôn hiện diện kịp thời là thiết lập một hệ thống để quản lý và điều phối công việc. Khi mọi người nắm rõ nhiệm vụ và thời hạn của bản thân, các thành viên trong nhóm sẽ có tầm nhìn và sự rõ ràng về công việc cần phải hoàn thành.

macro-management-la-gi
Sự hiện diện kịp thời của ban quản lý

6.3 Làm rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi nhân viên

Thông thường, các nhà quản lý là người hướng dẫn nhóm và chỉ đạo phụ trách công việc. Đối với một nhà quản lý vĩ mô, mục tiêu của bạn là làm điều ngược lại. Tuy nhiên, để nhóm của bạn hoạt động hiệu quả nhất, các thành viên cần hiểu chính xác về vai trò và trách nhiệm của họ trong công việc.

Sẽ rất cần thiết khi có người quản lý chính cho mỗi dự án. Việc này giúp các thành viên khác trong nhóm biết rằng, họ phải liên hệ với ai khi gặp vấn đề hoặc thắc mắc cần giải quyết. Nhà lãnh đạo cần thông báo vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý trên các kênh truyền thông nội bộ để các thành viên có thể nắm bắt được thông tin một cách tốt nhất.

macro-management-la-gi
Làm rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi nhân viên

6.4 Xây dựng khung thời gian làm việc

Người quản lý cần để các thành viên trong nhóm kiểm soát thời gian làm việc của họ. Đặc biệt, bạn nên khuyến khích họ tạo các khối thời gian tập trung và ẩn thông báo khi cần thiết.

Để xây dựng được khung thời gian làm việc hợp lý, sự rõ ràng là chìa khóa. Các công cụ giao tiếp của bạn cần được đảm bảo để không chỉ tắt thông báo mà còn cho nhóm của bạn biết khi nào thông báo tắt. Bằng cách đó, bạn không cần phải mong đợi câu trả lời ngay lập tức. Thêm vào đó, bạn cũng có thể xác định được khi nào đồng nghiệp sẽ trực tuyến và phản hồi đến bạn

macro-management-la-gi
Xây dựng khung thời gian làm việc

6.5 Kiểm tra tổng quan công việc

Một phần của việc trở thành nhà quản lý vĩ mô hiệu quả là biết khi nào nên bao quát công việc. Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo nhóm của bạn biết họ luôn có thể tìm đến bạn để được giúp đỡ. Khi các thành viên trong nhóm hiểu được các mục tiêu mà công việc của họ đang hỗ trợ, họ sẽ có thể ưu tiên và thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn.

Sau khi hoàn thành công việc, bạn nên xem tổng quan về các dự án của nhóm với quản lý danh mục dự án. Đặc biệt, hãy chú ý đến:

  • Định hướng cho dự án của họ được phát triển như thế nào?
  • Mục tiêu và chỉ số thành công của họ có rõ ràng không?
  • Các bên liên quan có nhận thức được về tiến độ và tình trạng của công việc không?
  • Tình trạng của mỗi dự án có đang đi đúng hướng và có rủi ro không?
Macro management là gì
Kiểm tra tổng quan công việc

6.6 Xây dựng thời gian nghỉ ngơi

Người quản lý có trách nhiệm đặt ra các tiêu chuẩn về khung thời gian mà các thành viên trong nhóm của bạn sẽ theo dõi. Phần lớn mục tiêu là bạn cần làm rõ việc nên dành thời gian cho bản thân và tránh làm việc quá sức là điều hết sức quan trọng đối với nhân viên/

Ngoài việc khuyến khích các thành viên trong nhóm dành thời gian nghỉ ngơi mà họ cần, hãy đảm bảo rằng họ chỉ làm việc với những nhiệm vụ quan trọng nhất. Một cách tuyệt vời để làm điều này là sử dụng ma trận Eisenhower. Ma trận Eisenhower sắp xếp các nhiệm vụ theo mức độ khẩn cấp và quan trọng, chia các nhiệm vụ thành bốn loại:

  • Khẩn cấp và quan trọng.
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng.
  • Không khẩn cấp nhưng quan trọng.
  • Không khẩn cấp và không quan trọng.
macro-management-la-gi
Xây dựng thời gian nghỉ ngơi thích hợp

7. Niềm tin là chìa khóa thành công của nhà quản lý

Nhà quản lý phải tin rằng mỗi thành viên trong nhóm có điểm mạnh riêng và hoàn toàn có khả năng khắc phục điểm yếu của họ. Bởi lẽ, sự ủy thác và tin tưởng những người mà bạn ủy quyền là chìa khóa để phát triển doanh nghiệp của bạn thành công.

Tuyển dụng được nhân viên phù hợp là một nửa trận chiến, biết cách quản lý họ là nửa còn lại. Những điều này đòi hỏi khả năng điều chỉnh phong cách quản lý của bạn để phù hợp với nhu cầu của từng nhân viên.

macro-management-la-gi
Niềm tin là chìa khóa thành công của nhà quản lý

Bài viết vừa rồi đã thông tin đến bạn các nội dung liên quan đến “Macro management là gì?”. Bạn cần phải nắm được ưu và nhược điểm của phương pháp quản lý này để có thể điều hành đội nhóm hiệu quả nhất. Ngoài ra, để trở thành một nhà quản lý vĩ mô thành công, bạn có thể áp dụng 6 mẹo được đề cập trong bài. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đội ngũ chăm sóc khách hàng của Fastdo để nhận được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

Khái niệm Macro Management là gì?

Macro Management là một phong cách lãnh đạo mang lại cho nhân viên quyền kiểm soát và quyền tự chủ trong công việc. Thay vì cung cấp phản hồi trực tiếp về các nhiệm vụ riêng lẻ, các nhà quản lý hỗ trợ  thành viên của mình trong việc tự tìm hiểu về công việc.

Vai trò của Macro Management là gì?

Phương pháp quản Marcro cung cấp cho các nhà quản lý một tầm nhìn tổng thể. Theo đuổi phong cách quản marcro, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định và trao quyền cho nhân viên trong việc hoàn thành các dự án. Điều này không có nghĩa là họ sẽ bỏ mặc nhân sự của mình. Trái lại, các nhà quản lý vĩ mô luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên của mình trong các tình huống cần thiết và khi có yêu cầu trợ giúp từ nhân viên.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý vĩ mô giỏi?

Để trở thành một nhà quản lý marcro giỏi, bạn cần hội tụ rất nhiều kỹ năng. Một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần nắm vững khi theo đuổi phong cách quản lý này bao gồm: Ủy quyền công việc; Trao quyền cho nhân viên; Dẫn dắt bằng ví dụ; Xây dựng niềm tin.

5/5 - (14 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat