KIẾN THỨC OKRs

Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs?

Facebook
Twitter
LinkedIn
5/5 - (11 bình chọn)

Như chúng ta đã biết, OKRs đem lại rất nhiều giá trị cho các Doanh nghiệp lớn. Hiệu quả của phương pháp quản trị mục tiêu OKRs đã được chứng minh qua sự ứng dụng thành công của các “ông lớn” như Google, Intel,… Vậy đối với các Startup, OKRs có thể mang lại những lợi ích gì cho họ? Các nhà khởi nghiệp có nên học hỏi những thương hiệu lớn để triển khai OKRs vào công ty của mình không? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay tại sao các Startup nên sử dụng OKRs thông qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs: Tổng quan về bức tranh khởi nghiệp hiện nay

Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs
Bức tranh khởi nghiệp hiện nay

Hệ sinh thái khởi nghiệp đã đi được một chặng đường dài trong những năm trở lại đây. Riêng tại Việt Nam, trong tháng đầu năm 2022, cả nước có khoảng 13.000 Doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời, chiếm nhiều nhất là các công ty về lĩnh vực công nghệ. Theo báo cáo thống kê của VOV, số vốn đầu tư vào các Startup đã lên đến hơn 192.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, bao nhiêu trong số Startup này có thể tồn tại lâu dài?

Theo một thống kê vào năm 2021, chỉ có 5% startup tại Việt nam có thể duy trì hoạt động sang năm thứ 2. Trong khi đó, ở Mỹ, con số này là khoảng 50% và số lượng còn tồn tại đến lần thứ sinh nhật thứ 5 chỉ rơi vào khoảng 15-20%. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao những công ty khởi nghiệp dù có những ý tưởng mới lạ, lại thất bại nhiều trong việc kinh doanh như thế?

Steve Blank – người sáng lập phong trào Lean Startup đã từng nói: “Các công ty khởi nghiệp không phải là phiên bản thu nhỏ của những thương hiệu lớn và thành công”. Trong khi các Doanh nghiệp lớn áp dụng và thực hiện những mô hình kinh doanh vốn đã được chứng minh và biết đến, thì các nhà khởi nghiệp vẫn còn loay hoay để đi tìm một mô hình phù hợp. 

Đây là lý do khiến hầu hết các startup đều thất bại. Không tìm được mô hình kinh doanh đồng nghĩa với việc họ không tìm được sản phẩm/ thị trường phù hợp và không có đủ nguồn khách hàng cho mình. Tìm kiếm sản phẩm/ thị trường phù hợp là nhiệm vụ đầu tiên để các startup có thể chạm đến thành công hay thậm chí chỉ để tồn tại được.

1.1. Tìm kiếm sản phẩm/ thị trường phù hợp với OKRs

Quá trình tìm kiếm sản phẩm/ thị trường phù hợp không phải là vấn đề có thể giải quyết “một sớm, một chiều”. Công việc này buộc tổ chức của bạn phải xác định các giả thuyết và kiểm tra chúng thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh lặp đi lặp lại. 

Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs
Tìm kiếm sản phẩm / thị trường phù hợp với OKRs

Hãy cùng xem xét ví dụ về một công ty khởi nghiệp đang tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận để bán giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp

Mục tiêu: Các mục tiêu phải mang tính chất đầy tham vọng và phải dựa vào các giả thuyết mà nhóm của bạn muốn kiểm tra. Bạn có thể bắt đầu với giả thuyết Giá trị – có thị trường chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho các Doanh nghiệp ở Việt Nam không? Bộ phận nghiên cứu của bạn có thể chọn một thị trường (tỉnh, thành phố) nào đó để kiểm tra các giả thuyết. Bạn cũng có thể sử dụng các giả thuyết khác nhau để kiểm tra các yếu tố như: giá cả, kênh phân phối, truyền thông tiếp thị,…

Kết quả chính: Kết quả chính là số liệu được sử dụng để đo lường sự thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu. Ở ví dụ trên, các kết quả then chốt có thể là:

Trong 4 tuần:

  • Bán cho 500 khách hàng B2B tại thị trường Hà Nội.
  • Tỷ lệ tái đặt hàng đạt 50%.
  • Ít nhất 100 khách hàng sẵn sàng cung cấp những đánh giá trực tuyến.
  • Ít nhất 100 khách hàng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm đến những mối quan hệ xung quanh của mình.

>>> ĐỌC NGAY: 22 Lợi ích của OKRs mang lại cho doanh nghiệp

1.2. Những lợi ích mà OKRs đem lại cho các công ty khởi nghiệp

Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs
Những lợi ích mà OKRs đem lại cho các công ty khởi nghiệp

Những lợi ích có thể kể đến khi các Startup áp dụng công cụ quản trị mục tiêu OKRs, bao gồm:

  • Tập trung: Với sự hạn chế về nguồn lực, điều quan trọng là toàn bộ nhân trong các công ty khởi nghiệp cần phải tập trung cao độ để hoàn thành được các mục tiêu của tổ chức. Bằng cách xác định rõ ràng các OKRs và khung thời gian thực hiện, mọi người hoàn toàn có thể nắm được mình cần phải làm gì vào một tuần, thậm chí là một ngày cụ thể.
  • Tính minh bạch: Trong khi sử dụng OKRs, đặc biệt khi nó gắn với một nền tảng công nghệ hiện đại, các thành viên đều rõ ràng về mục tiêu của bản thân, cũng như tiến độ hoàn thành của từng OKRs. Điều này sẽ giúp mọi người có thể thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, tính minh bạch khi thực hiện OKRs sẽ hỗ trợ trong việc phân bổ lại các nguồn lực một cách phù hợp, trợ giúp cho các cá nhân hoặc nhóm đang bị tụt lại phía sau.
  • Xác định sớm được các vấn đề: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc triển khai OKRs là hỗ trợ tổ chức tiên đoán trước được các vấn đề có thể xảy ra. Khi đánh giá hàng tuần, mọi người cần phải báo cáo tiến độ thực hiện OKRs của mình cũng như mức độ tự tin trong việc hoàn thành, từ đó sẽ làm nổi bật lên các vấn đề tiềm ẩn. Đối với các doanh nghiệp Startup ở giai đoạn đầu, việc check-in OKRs có thể được thực hiện 2 lần/tuần, cho đến khi họ xác định sản phẩm/thị trường phù hợp với mình.
  • Sự liên kết: OKRs đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều hướng tới các mục tiêu to lớn của công ty.

>>> NGHIÊN CỨU NGAY: 7 Sai lầm phổ biến khi sử dụng OKRs và cách phòng tránh?

2. Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs: Mẹo để áp dụng OKRs hiệu quả cho các Startup

Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs
Mẹo để áp dụng OKRs hiệu quả cho các Startup

Để triển khai và áp dụng phương pháp OKRs hiệu quả nhất, các Doanh nghiệp Startup có thể tham khảo các mẹo sau đây:

  • Chỉ từ ba mục tiêu trở xuống: Vì nguồn lực có hạn, các công ty khởi nghiệp chỉ nên tập trung từ 1-3 mục tiêu cho đến khi xác định được sản phẩm/thị trường thích hợp.
  • Kế hoạch OKRs chỉ nên thiết lập trong một chu kỳ ngắn: Không nên đặt OKRs trong một khoảng thời gian quá dài. Sau khi đã xác định được sản phẩm/thị trường phù hợp, bạn nên đặt chu kỳ hoàn thành OKRs theo hàng quý.
  • Tập trung vào việc học và nghiên cứu: Các  công ty startup cần lên kế hoạch để học tập một cách tích cực trong suốt giai đoạn đầu. Doanh nghiệp nên sở hữu các công cụ nội bộ để ghi lại các cuộc phỏng vấn với khách hàng, các cuộc trò chuyện được gắn thẻ (hashtag),… nhằm giúp các bộ phận trong tổ chức có thể tiếp cận kịp thời và nhanh chóng đến các bài học thực tiễn nhất.
  • Bỏ qua cái tôi của mình: Bạn nên biết rằng, không phải ai cũng có thể trở thành Steve Jobs – có trực giác tuyệt vời về thị trường và thiết kế sản phẩm mà không cần phải qua các bước nghiên cứu thị trường. Đây chắc hẳn là điều không thể với đại đa số chúng ta. Với tư cách là nhà sáng lập của các công ty khởi nghiệp, bạn cần gạt cái tôi của mình sang một bên và tôn trọng khách hàng của mình. Hãy tiếp thu và thử nghiệm các giả thuyết của người tiêu dùng và sẵn sàng thay đổi khi họ vẫn còn tiền.

Như đã đề cập, OKRs có thể đem lại giá trị tuyệt vời cho các Startup ở bất cứ quy mô nào, miễn là được triển khai và áp dụng phù hợp và hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Fastdo đã chia sẻ thông qua bài viết, đã giúp cho các Doanh nghiệp trả lời được câu hỏi:”Tại sao các Startup nên sử dụng OKRs?”!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *