KIẾN THỨC OKRs

Google sử dụng OKRs như thế nào để tạo ra hiệu quả nhất quán nhất?

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
5/5 - (3 bình chọn)

Nếu đang nghiên cứu về OKRs, chắc hẳn bạn đã biết rằng, có rất nhiều công ty lớn hàng đầu trên thế giới đã sử dụng hiệu quả khung thiết lập mục tiêu này và khai thác tối đa giá trị của nó. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất có thể kể đến chính là Google. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay Google sử dụng OKRs như thế nào để tạo ra hiệu quả nhất quán nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Google đã sử dụng OKRs như thế nào?

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
Google sử dụng OKRs như thế nào?

Google đã tiếp cận và áp dụng khung thiết lập mục tiêu OKRs vào năm 1999, sau khi thành lập công ty được một năm.. Phương pháp OKRs vẫn được Google duy trì và sử dụng tận đến ngày nay. Họ sử dụng OKRs để giao tiếp, đo lường và thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của chính Doanh nghiệp mình.

Đối với Google, OKRs là minh chứng cho những lựa chọn vô cùng thấu đáo và sáng suốt của nhân viên về cách họ sử dụng thời gian và nỗ lực của bản thân, nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.

Google sử dụng khung OKRs trong việc lập kế hoạch về những gì các thành viên sẽ làm, theo dõi tiến độ của việc thực hiện các kế hoạch đó. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng OKRs để trao đổi các ghi chú về những ưu tiên và thành tựu giữa cá nhân và đội nhóm làm việc. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho OKRs cũng giúp nhân sự trong tổ chức tập trung vào những mục tiêu thật sự quan trọng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các thành viên cũng như Doanh nghiệp.

>>> ĐỌC NGAY: 22 Lợi ích của OKRs mang lại cho doanh nghiệp

2. Tại sao Google sử dụng OKRs?

Ban lãnh đạo của Google cho rằng, phần lớn thành công mà họ đạt được đến từ việc ứng dụng OKRs hiệu quả. Sau đây là một vài lý do giải thích vì sao OKRs là một hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu tuyệt vời cho tất cả Doanh nghiệp:

2.1 OKRs mang lại sự rõ ràng

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs mang lại sự rõ ràng

Đôi khi, nhân viên không biết điều gì là cần thiết hoặc những gì Doanh nghiệp thực sự mong đợi ở họ. Hoặc, thậm chí các đội nhóm làm việc không rõ ràng về mục tiêu của họ là gì.

Đó là lý do tại sao các tổ chức cần OKRs để đảm bảo sự rõ ràng và cụ thể trong việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu của họ. Khung OKRs cung cấp những hoạt động cụ thể cho các kết quả chính để nhằm đạt được mục tiêu.

>>> XEM THÊM: 7 Sai lầm phổ biến khi sử dụng OKRs và cách phòng tránh?

2.2 OKRs yêu cầu sự tập trung và tính liên kết

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs yêu cầu sự tập trung và tính liên kết

Trong khuôn khổ OKRs, những mục tiêu của cá nhân và đội nhóm có thể được liên kết với các mục tiêu tổng thể của toàn tổ chức. Vì tất cả những ưu tiên có thể được tra cứu từ các mục tiêu bao trùm của công ty, do đó cần đảm bảo sự tập trung và tính liên kết trong toàn bộ tổ chức.

Các nhà lãnh đạo của Google cho biết, trong quá trình tạo OKRs, họ sử dụng các mối liên kết từ trên xuống và từ dưới lên, nhằm kết nối các mục tiêu riêng lẻ với bức tranh toàn cảnh của toàn bộ Doanh nghiệp.

>>> ĐỌC NGAY: Check-in hàng tuần trong OKRs là gì?

2.3 OKRs thúc đẩy việc thiết lập và quản lý mục tiêu một cách liên tục

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs thúc đẩy việc thiết lập và quản lý mục tiêu một cách liên tục

Khung quản trị mục tiêu OKRs có chu kỳ được lặp lại và thực thi một cách liên tục. Khi một quý kết thúc, một tập hợp OKRs khác sẽ tiếp tục được xây dựng cho quý tiếp theo . Các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện OKRs trước sẽ là nền tảng để xem xét khi tạo ra các mục tiêu mới. Chính những điều đó sẽ là tiền đề giúp các thành viên có thể tiếp tục xây dựng dựng tiến trình của mình, đồng thời đạt được nhiều thành tựu hơn trong tương lai.

Thông thường, FASTDO sẽ dành ra 2 tuần kể từ khi hoàn thành OKRs của quý trước nhằm xây dựng OKRs. Quá trình xác định OKRs cho quý tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 25 của tháng cuối cùng vào quý cũ và kết thúc vào ngày 8 thuộc tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Phương pháp OKRs sẽ đem lại những kết quả phi thường nếu ban lãnh đạo có thể tích hợp nó vào văn hoá của công ty mình.

2.4 OKRs tuân theo một công thức chuẩn

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
OKRs tuân theo một công thức chuẩn

Việc triển khai OKRs rất đơn giản và tuân theo cùng một công thức mẫu, cho dù OKRs bạn đang xây dựng nằm ở cấp độ cá nhân hay tổ chức. Vì vậy, mọi thứ có vẻ khá suôn sẻ và rõ ràng trong quá trình thực hiện OKRs. Đây là điều giúp Google và những “ông lớn” khác luôn đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thành công từ quý này sang quý khác trong quá trình áp dụng và triển khai OKRs.

3. Google chấm điểm OKRs của họ thế nào?

google-su-dung-okrs-nhu-the-nao
Google chấm điểm OKRs của họ thế nào?

Có rất nhiều lý do giải thích cho sự thành công của Google. Nhưng yếu tố đóng vai trò cốt lõi và có ý nghĩa lớn nhất chính là “Tính nhất quán”.

Các nhân viên ở Google chấm điểm các KRs của họ trên thang điểm từ 0-1 vào cuối mỗi quý. Các mục tiêu OKRs thường rất thách thức và đầy tham vọng. Vì vậy, nếu một kết quả chính nào đó nhận được điểm “1”, điều này cho thấy KR đó quá đơn giản và không đủ tham vọng như tinh thần mà OKRs đề ra. Việc nhận được điểm số từ 0.6-0.7/ KR là một tín hiệu tốt cho thấy mục tiêu của bạn đang đi đúng hướng, cao cả và đầy thách thức.

Việc chấm điểm OKRs, tuy chỉ mất khoảng vài phút vào cuối quý, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Tiến trình chấm điểm này sẽ giúp các cá nhân hiểu rõ được khả năng của họ trong một chu kỳ OKRs nhất định và cách họ nên xây dựng mục tiêu dài hạn trong quý tiếp theo.

Cách mà Google sử dụng OKRs đã giúp họ gặt hái được nhiều thành công và trở thành một trong những ví dụ kinh điển khi nhắc về OKRs hiện nay. Hy vọng những thông tin mà FASTDO vừa chia sẻ về câu chuyện Google sử dụng OKRs như thế nào sẽ giúp bạn có thêm niềm tin vào phương pháp này, từ đó áp dụng thật hiệu quả vào tổ chức của mình nhé!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *