KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

CMO là gì? Những yêu cầu quan trọng đối với một CMO

Facebook
Twitter
LinkedIn

CMO – Chief Marketing Officer là người đảm nhận vị trí điều hành các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Đây là chức vụ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các Doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu rõ hơn về vị trí CMO trong Doanh nghiệp thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Đôi nét về vị trí CMO trong Doanh nghiệp

CMO là viết tắt của cụm “Chief Marketing Officer”, có nghĩa là Giám đốc Marketing. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, đảm nhận toàn bộ quá trình Marketing báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành. Chính vì vậy mà ngày nay, chức danh này được đánh giá rất cao trong việc đóng góp vào sự phát triển của công ty.

cmo
CMO là từ viết tắt của cụm “Chief Marketing Officer”

Vai trò, trách nhiệm của CMO được thể hiện từ việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường đến chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối… Giám đốc Marketing sẽ quản trị mọi hoạt động quảng bá, hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động hỗ trợ thương mại của doanh nghiệp như:

  • Hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện quá trình Marketing.
  • Tổ chức hoạt động, chương trình nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing.
  • Tham mưu cho ban lãnh đạo về truyền thông, nhận diện, phát triển thương hiệu.
  • Thiết lập, duy trì quan hệ với đối tác, cơ quan truyền thông, nhà cung cấp nhằm phục vụ các hoạt động Marketing.
  • Huấn luyện, đào tạo nhân viên bộ phận Marketing.

2. Mô tả công việc của vị trí CMO trong tổ chức

Những công việc mà CMO phải đảm nhiệm trong tổ chức bao gồm:

2.1 Chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hình ảnh thương hiệu của Doanh nghiệp

Thương hiệu là yếu tố thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp so với các đối thủ. Chính vì vậy mà mọi tổ chức đều phải tập trung tạo dựng. CMO có nhiệm vụ xây dựng chỗ đứng thương hiệu trên thị trường và trong tâm trí khách hàng. Người này cũng phải đảm bảo sự đồng nhất và phù hợp giữa các hoạt động, nội dung với đặc trưng thương hiệu.

cmo
CMO có trách nhiệm tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu

>>> XEM TIẾP: Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing

2.2 Cập nhật các xu hướng Marketing hiện đại

Các ứng dụng công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của hoạt động Marketing trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn chưa đủ nhạy bén để cập nhật nhanh chóng mọi xu hướng Marketing mới.

Vì vậy, CMO sẽ phải tìm hiểu, cập nhật nhanh chóng các xu hướng trên vào chiến dịch Marketing. Bên cạnh đó, việc nắm bắt xu hướng trên kênh Social Media như Facebook, Instagram, Tik Tok cũng nên được chú trọng. Điều này sẽ giúp chiến dịch truyền thông trở nên hấp dẫn thu hút được nhiều sự quan tâm.

cmo
Liên tục cập nhật xu hướng Marketing mới là một nhiệm vụ của CMO

2.3 Nghiên cứu và phân tích thị trường

Việc tiến hành phân tích thị trường Marketing có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ chiến dịch truyền thông. Đây cũng sẽ là một công việc thường ngày của CMO. Theo đó, giám đốc Marketing sẽ thực hiện nghiên cứu cả yếu tố vĩ mô (như công nghệ, kinh tế, văn hóa…) và yếu tố vi mô (khách hàng, đối thủ, nhà cung cấp).

Để thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả thì CMO sẽ phải chiu trách nhiệm phân tích và nghiên cứu thị trường. Từ những dữ liệu đã phân tích được, CMO đưa ra những quyết định sáng suốt và phù hợp nhất với tình hình thị trường trong thời điểm nhất định. Nhờ đó, những rủi sẽ được giảm thiểu đáng kể trong việc triển khai kế hoạch trong tương lai.

cmo là gì
CMO sẽ tiến hành nghiên cứu các yếu tố vi mô và vĩ mô của thị trường Marketing

>>> ĐỌC TIẾP: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả

2.4 Xây dựng các chiến lược truyền thông, tiếp thị

Truyền thông Marketing sẽ liên quan đến việc quản lý cách thức truyền đạt thông tin quan trọng của công ty tới đối tượng mục tiêu. Nhiệm vụ của CMO là đảm bảo đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhất quán, nhắm vào đúng thị trường mục tiêu.

Ngoài ra, giám đốc Marketing cũng phải lựa chọn được các công cụ truyền thông đem lại hiệu quả tốt nhất cho kế hoạch. Các công cụ tiếp thị có thể là quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, sự kiện được tài trợ,…

cmo
Giám đốc Marketing có trách nhiệm đảm bảo sự nhất quán của thông điệp truyền thông

2.5 Xây dựng và triển khai kế hoạch IMC

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lớn đang áp dụng chiến lược truyền thông đa kênh (IMC Plan) và đạt được hiệu quả cực kỳ tốt. Nguyên nhân nằm ở việc doanh nghiệp đã kết hợp tất cả các hình thức lại với nhau để truyền tới thị trường một thông điệp nhất quán. Nhờ đó, khách hàng mục tiêu có nhiều cơ hội tiếp cận với thông điệp của công ty.

Với nội dung này, công việc của CMO là gì? Người này sẽ phải tìm hiểu kỹ mọi hình thức truyền thông, cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Sau đó, giám đốc Marketing sẽ phải tạo ra một thông điệp hay, độc đáo, phù hợp với Insight của đối tượng mục tiêu.

cmo
IMC hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được thành công

2.6 Quản trị các chiến lược về sản phẩm

Quản trị chiến lược sản phẩm bao gồm hai giai đoạn là phát triển sản phẩm mới và tiếp thị sản phẩm. Hai vai trò này sẽ bổ sung cho nhau nhằm mang về cho doanh nghiệp doanh thu và thị phần tối đa.

Việc phát triển sản phẩm sẽ bao gồm xây dựng sản phẩm mới, nghiên cứu tính khả thi của danh mục đề xuất và xác định nhu cầu khách hàng. Trong khi đó, tiếp thị sản phẩm lại là việc tung ra sản phẩm mới, tạo chương trình khuyến mãi, nhắn tin, theo dõi sự cạnh tranh và phản hồi từ khách hàng.

cmo
Phát triển sản phẩm mới là một nội dung của quản trị chiến lược sản phẩm

2.7 Phân tích và đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing

Sau mỗi một chiến dịch Marketing, doanh nghiệp đều cần xác định hiệu quả và mức độ hoàn thành các mục tiêu. Vì thế, bên cạnh giám sát, triển khai hoạt động, CMO còn phải đo lường và đánh giá hiệu quả cho các chiến dịch này.

Ngoài ra, người giữ vị trí trên cũng phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quan trọng và khách quan. Đây sẽ là cơ sở để người này có sự điều chỉnh, thay đổi các chiến lược cho phù hợp và báo cáo kết quả với cấp trên.

cmo là gì
Việc đo lường, đánh giá hiệu quả của các chiến lược sẽ do CMO đảm nhiệm

2.8 Đưa ra quyết định quan trọng

Giám đốc Marketing sẽ chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động Marketing. Chức vụ này phải giám sát công việc của tất cả các bộ phận truyền thông, design, SEO, PR,…. và đưa ra những quyết định quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dự án.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án, các kế hoạch chiến lược không phải lúc nào cũng suôn sẻ như kế hoạch ban đầu bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động chiến lược. Chính vì vậy mà giám đốc Marketing cần phải có kế hoạch dự phòng, theo dõi tình hình và đưa ra những quyết định thay đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

cmo
Giám đốc Marketing sẽ đưa ra các quyết định thay đổi kế hoạch nếu cần

2.9 Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Khi trải nghiệm khách hàng được nâng cao, doanh nghiệp sẽ có được lòng tin, sự yêu mến từ khách hàng, từ đó không ngừng tăng trưởng. Muốn làm được như vậy, tổ chức phải sở hữu một phòng Marketing có khả năng thấu hiểu tâm lý người dùng và liên tục nghiên cứu, cải tiến chất lượng dịch vụ.

Trong quá trình này, CMO sẽ là người trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu khách hàng trong từng giai đoạn. Sau đó, cũng chính người này sẽ đưa ra các đề xuất và giải pháp hợp lý cho khách hàng.

cmo
Giám đốc Marketing đưa ra các giải pháp cải thiện trải nghiệm khách hàng

3. Những chỉ số KPI quan trọng đối với CMO

Để có thể phân tích, đánh giá được một chiến dịch Marketing có hiệu quả hay không. Một số chỉ số KPI quan trọng  sau đây mà một CMO cần nắm rõ:

3.1 Return On Investment – ROI

ROI là viết tắt cho “Return On Investment”, được hiểu là lợi tức đầu tư của doanh nghiệp. Trong Marketing, chỉ số này được dùng để tính hiệu quả và giá trị nhận được từ một khoản đầu tư của doanh nghiệp cho Marketing. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua việc so sánh lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.

ROI = (Lợi nhuận ròng/Chi phí Marketing) x 100.

cmo
ROI được hiểu là lợi tức đầu tư của doanh nghiệp

3.2 Cost Per Action – CPA

CPA là cách viết tắt của cụm từ “Cost Per Action”. Đây là chi phí doanh nghiệp phải trả cho hoạt động bất kỳ để chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành người mua đem lại doanh thu. 

CPA = (Chi phí bỏ ra/ Số lượng chuyển đổi) x 100.

cmo là gì
Chỉ số CPA có nghĩa là Cost Per Action

3.3 Cost Per Lead – CPL

CPL (Cost Per Lead) được hiểu là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Hiểu một cách đơn giản, CPL được coi là dạng định giá của quảng cáo trực tuyến. Tức là, nhà quảng cáo sẽ chi trả cho mỗi hoạt động đặc biệt do khách hàng thực hiện nhằm thu về các lợi ích nhất định.

CPL = (Chi phí/Số lượng khách hàng tiềm năng) x 100.

cmo
Chỉ số CPL thể hiện chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng

3.4 Customer Lifetime Value – CLV

CLV (Customer Lifetime Value) được gọi là giá trị vòng đời khách hàng. CLV giúp xác định tổng giá trị kinh tế thu được từ khách hàng trong thời gian người này là khách hàng của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp đánh giá tính dài hạn về hiệu quả của các chiến dịch Marketing.

CLV = (T x AOV) x AGM x ALT

cmo
CLV thể hiện giá trị vòng đời khách hàng với ba giai đoạn

Trong đó:

  • T: số giao dịch trung bình hàng tháng.
  • AOV: giá trị trung bình của các đơn hàng.
  • ALT: tuổi trung bình của khách hàng (tính theo tháng).
  • AGM: tỷ suất lợi nhuận trung bình.

3.5 Các chỉ số khác

Ngoài các bộ KPI phổ biến trên, CMO cũng thường cần dùng đến các chỉ số như sau:

  • Traffic: Chỉ số này giúp đo lường lượng truy cập của một trang Web trong khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ số quan trọng trong SEO Marketing mà CMO cần lưu ý tới nhân viên. 
  • Visit: Chỉ số này cho biết số lượt truy cập vào Website. Mỗi visit được coi là một hành động truy cập trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian cho một visit thường được tính là 30 phút.
  • Các chỉ số mức độ nhận diện thương hiệu: Lượt thích trang, lượng theo dõi trên kênh Social, lượng engage, reach, mention,…
cmo
Traffic cũng là một chỉ số quan trọng mà Giám đốc Marketing cần quan tâm

>>> ĐỌC THÊM: Cost Per Click là gì? 4 phương pháp giúp tối ưu CPC

4. Những yêu cầu quan trọng đối với một CMO

Công việc của một CMO rất nhiều và cũng rất phức tạp. Bởi thế, không phải ai cũng có thể đảm nhiệm được chức vụ này. Tuy nhiên, sự nỗ lực và kiên trì đúng cách sẽ luôn tạo ra thành công. Để trở thành Giám đốc Marketing, các nhân viên cần đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

4.1 Yêu cầu về kiến thức

Một giám đốc Marketing xuất sắc cần trang bị đầy đủ về kiến thức kinh doanh, Marketing và công nghệ. Sau đây là một số yêu cầu kiến thức cần thiết mà một CMO cần có:

  • Kiến thức kinh doanh: CMO cần có sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức kinh doanh. Đây là cơ sở để người này đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả, đem về lợi nhuận và đáp ứng được mục tiêu bán hàng của Doanh nghiệp.
  • Kiến thức Marketing: Nền tảng Marketing là yêu cầu cơ bản để trở thành CMO. Người này phải tìm hiểu và nắm được các hình thức, xu hướng Marketing ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, người này cũng phải biết rõ bản chất và mục tiêu quan trọng của quá trình trên là đem lại giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho công ty. 
  • Kiến thức về Công nghệ: Các thiết bị di động đang trở nên gần gũi và quan trọng với con người. Để theo kịp thời đại, nắm bắt cơ hội và có sự đột phá trong các chiến dịch, giám đốc Marketing chắc chắn không thể bỏ quả các kiến thức công nghệ.
cmo là gì
Kiến thức Marketing là nền tảng cần có của mọi CMO

4.2 Yêu cầu về kỹ năng

Bên cạnh kiến thức, giám đốc Marketing cũng cần sở hữu nhiều kỹ năng quan trọng. Đây đều là các kỹ năng cần thiết, giúp quá trình làm việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Giao tiếp khéo léo: Giám đốc Marketing sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng, từ CEO, cấp dưới, đến khách hàng, đối tác. Lúc này, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin, ý tưởng một cách tốt nhất và phù hợp với từng đối tượng.
  • Khả năng tạo mối quan hệ: Là nhân sự cấp cao của công ty, CMO phải làm việc với nhiều đối tác khác nhau. Do đó, người này cần tạo dựng quan hệ tốt với nhiều bên để quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ, đem lại sự hài lòng cho cả hai phía.
  • Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề: Những tình huống bất ngờ luôn xảy đến khi các chiến dịch được thực thi. CMO sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết vấn đề nói trên. Bởi thế, CMO cần sở hữu kỹ năng này để nhanh chóng bàn bạc với cấp trên và triển khai hướng giải quyết cho cấp dưới.
  • Kỹ năng ra quyết định: Công việc thường xuyên nhất của CMO là duyệt ý tưởng, kế hoạch và ra các quyết định Marketing. Các quyết định đó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của kế hoạch và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, người này phải có tầm nhìn, sự nhạy bén, sáng suốt khi đưa ra quyết định.
  • Tư duy sáng tạo và đổi mới: Đây là kỹ năng cần có cho mọi vị trí công việc ngành Marketing nhằm tạo ra các chiến dịch độc đáo, khác biệt. Đặc biệt, người đảm nhận vị trí này phải có tư duy sáng tạo, liều lĩnh với các ý tưởng bứt phá để thu hút và tạo sự bất ngờ cho khách hàng.
  • Kỹ năng phản biện xuất sắc: Mỗi kế hoạch là tổng hợp ý tưởng, đóng góp của nhiều thành viên. Trong đó, người đứng đầu phải có khả năng phản biện dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Đây là kỹ năng quan trọng giúp người này điều hướng cả một bộ phận và tìm được ý tưởng tốt nhất.
  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc: Giám đốc Marketing phải xử lý một khối lượng công việc rất lớn. Vì thế, kỹ năng trên sẽ giúp người này không bị quá tải và hoàn thành đúng tiến độ công việc.
cmo
Khả năng xây dựng mối quan hệ là một trong số các kỹ năng cần có ở CMO tài ba

4.3 Về thái độ

Có thể nói, thái độ là chìa khóa của mọi thành công. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai nhân tố nói trên. Kiến thức và kỹ năng có thể giúp bạn đạt được ước mơ trở thành giám đốc Marketing. Tuy nhiên, thái độ mới chính là yếu tố đẩy bạn đi xa hơn.

  • Đam mê với công việc: Mọi ngành nghề nói chung và Marketing nói riêng đều có những khó khăn, thách thức riêng. Yêu cầu đổi mới, cập nhật liên tục đòi hỏi nhân sự ngành này phải có niềm đam mê với nghề để luôn nhiệt tình, sẵn sàng “lăn xả” và mang về kết quả tốt nhất cho công ty.
  • Có chính kiến mạnh mẽ: Giám đốc Marketing phải có chính kiến riêng và không dễ bị tác động bởi ý kiến và các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, khả năng cảm nhận nghệ thuật sâu sắc, sự thấu cảm với khách hàng sẽ giúp người này đưa ra các chiến dịch phù hợp và có thể chạm đến trái tim khán giả.
  • Dám đương đầu và bứt phá: Để có một chiến dịch độc đáo, giám đốc Marketing phải đủ liều lĩnh, dám bước ra khỏi vùng an toàn và phá bỏ lề lối cũ. Bởi đây là vị trí có đủ quyền hành để quyết định và thực thi những ý tưởng mới lạ.
cmo
Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng của một CMO

5. Mức lương và lộ trình thăng tiến của CMO

CMO là vị trí quản lý cấp cao, có nhiều đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Bởi thế, người nắm giữ chức vụ này sẽ nhận được mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Tùy vào quy mô, đặc tính doanh nghiệp, yếu tố này sẽ có nhiều thay đổi. Thông thường, mức lương của giám đốc Marketing sẽ dao động từ 10  – 120 triệu đồng/tháng.

Tương tự, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một lộ trình thăng tiến riêng. Thông thường, nếu mới ra trường, bạn có thể bắt đầu với vai trò thực tập sinh Marketing. Sau khi trở thành nhân viên chính thức, bạn sẽ lần lượt trải qua các vị trí Marketing Executive, Team Leader, trưởng phòng Marketing và giám đốc Marketing.

cmo
Mức lương của Giám đốc Marketing dao động từ 10 – 120 triệu/tháng

6. Những CMO nổi tiếng tại Việt Nam

Thông thường, khi nhắc tới cụm từ này, người ta sẽ nghĩ ngay đến những cái tên nước ngoài nổi tiếng. Tuy nhiên, người Việt Nam cũng có thể đạt được vị trí này và gặt hái được nhiều thành công. Dưới đây là những tên tuổi nổi tiếng tại Việt Nam mà có thể bạn đã từng nghe nói đến.

6.1 Mr. Phan Minh Tiên – CMO Vinamik

Các Marketer không còn xa lạ với cái tên “Phạm Minh Tiên”.Ông là người đã có hơn 17 năm kinh nghiệm quản trị thương hiệu. Đặc biệt, ông từng đảm nhiệm vị trí CMO của Samsung Việt Nam và Phó Tổng Giám đốc phụ trách ngành thực phẩm tại Unilever Việt Nam. Hiện nay, ông đang đầu quân cho Vinamilk – thương hiệu đi đầu trong ngành FMCG ở Việt Nam.

cmo
Ông Phan Minh Tiến là đại diện Việt Nam duy nhất có mặt trong Asia Pacific Power List 2020 của Campaign Asia

Đặc biệt, ông cũng là gương mặt Việt Nam duy nhất xuất hiện trong danh sách Asia – Pacific Power List 2020 của Campaign Asia. Đây là danh sách đề cử 50 Marketers có sức ảnh hưởng nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

Khi về với Vinamilk, ông đã củng cố thương hiệu này bằng cách tung ra thị trường trong và ngoài nước nhiều sản phẩm mới. Một trong những chiến dịch Marketing nổi bật dưới thời của ông có thể kể đến là “Cổ tích không như mơ – Chuyện Probi kể”.

6.2 Mr. Lê Tùng – CMO Tập SUNHOUSE Group

Sunhouse cùng châm ngôn “Chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng” hẳn là cái tên quen thuộc trong thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam. Nhắc đến thành công của Sunhouse, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông Lê Tùng – CMO của tập đoàn.

cmo
Ông Lê Tùng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của thương hiệu Sunhouse

Ông Lê Tùng đã có không ít lần chia sẻ về các chiến lược Marketing và bí kíp giữ doanh số ở trạng thái ổn định. Theo ông, việc tương tác trực tiếp với khách và tạo ra trải nghiệm tốt là cách hiệu quả giúp gắn kết thương hiệu với khách hàng.

Có thể nói, các chiến lược của ông đều thể hiện sự tâm huyết, tận tâm của cá nhân đam mê với nghề. Đặc biệt, điều đó còn cho thấy sự tôn sùng nghiên cứu cách thức làm hài lòng khách hàng trong tương quan với quản trị thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ mọi thông tin liên quan đến CMO. Hy vọng những nội dung mà Fastdo vừa chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về vị trí này và xây dựng được lộ trình phát triển phù hợp nếu muốn trở thành một CMO trong tương lai nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (2 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat